Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 cánh diều Bài 4: Thực hành tiếng việt
Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4: Thực hành tiếng việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 7 cánh diều.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 cánh diều (bản word)
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
(15 câu)
1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Nêu hiểu biết của em về câu mở rộng thành phần là gì?
Trả lời:
Câu mở rộng thành phần có thành phần chính như chủ ngữ hoặc vị ngữ được mở rộng. Chủ ngữ (vị ngữ) của câu có thể là 1 cụm danh từ, một cụm động từ hoặc một cụm tính từ. Trong đó thành phần phụ mở rộng có thể có cấu trúc giống như một câu đơn được gọi là cụm chủ – vị (C-V).
Câu 2: Nêu một số cách để mở rộng thành phần câu.
Trả lời:
- Thêm thành phần trạng ngữ
- Sử dụng cụm chủ vị để mở rộng câu
· Câu có chủ ngữ là cụm chủ – vị (C-V)
· Câu có thành phần vị ngữ là cụm C – V:
· Câu có thành phần phụ ngữ là cụm C –V
Câu 3: Nêu tác dụng của thành phần mở rộng câu
Trả lời:
Tác dụng:
· Làm phong phú tâm trí và thu hút sự chú ý của người đọc vào các chi tiết của câu. Làm cho học sinh nhận thức được sự đa dạng của các cấu trúc câu
· Thể hiện cụ thể, chi tiết
· Dễ dàng hơn chỉ để tạo độ dài câu
Câu 4: Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ như thế nào?
Trả lời:
- Cụm từ: Trong câu tiếng Việt, thành phần chính gồm có chủ ngữ (C) và vị ngữ (V). Chủ ngữ và vị ngữ của câu có thể chỉ là một từ nhưng cũng có thể là một cụm từ
- Cụm từ do 2 từ trở lên kết hợp với nhau nhưng chưa tạo thành câu, trong đó có một từ (danh từ/ động từ/ tính từ) đóng vai trò là thành phần trung tâm, các từ còn lại bổ sung ý nghĩa cho thành phần trung tâm. Cụm từ đóng vai trò chủ ngữ và vị ngữ trong câu thường có những loại như:
+ Cụm danh từ có danh từ làm thành phần chính.
+ Cụm động từ có động từ làm thành phần chính.
+ Cụm tính từ có tính từ làm thành phần chính.
Câu 5: Em hãy đặt một vài câu bằng cách để mở rộng thành phần câu bằng cụm từ. Chỉ rõ thành phần mở rộng.
Trả lời:
Đặt câu: Những chú bướm đầy màu sắc bay đi bay lại hút nhụy hoa.
Chủ ngữ: Những chú bướm đầy màu sắc là một cụm chủ vị
Câu 6: Phân biệt câu ghép với câu có thành phần mở rộng.
Trả lời:
- Câu ghép
+ Thường có hai vế câu .
+ Các câu ghép bắt buộc phải có hai cụm chủ - vị trở lên .
+ Hai vế của câu ghép được nối với nhau bằng nhiều cách . Nhưng cách phổ thông là nối trực tiếp , nối bằng quan hệ từ và cặp từ hô ứng .
+Câu ghép thường có hai loại là: Đẳng lập và Chính - Phụ .
- Câu mở rộng thành phần có thể là mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ. Chủ ngữ ( hoặc vị ngữ ) của câu là 1 cụm DT, cụm ĐT hoặc cụm TT, trong đó phần phụ ngữ có hình thức giống 1 câu đơn, đc gọi là cụm C - V ( chủ - vị ).
2. THÔNG HIỂU (3 câu)
Câu 1: Mở rộng các câu sau và cho biết cách thức mở rộng:
a. Trời mưa
b. Gió thổi
c. Nó đang đọc sách
d. Xuân về
Trả lời:
a. Trời mưa tầm tã (mở rộng vị ngữ bằng cụm động từ)
b. Những đợt gió mùa đông bắc thổi rất mạnh. (biến chủ ngữ thành cụm danh từ)
c. Nó đang đọc sách viết về thế giới loài chim (biến vị ngữ có cụm từ thông tin đơn giản thành cụm từ có thông tin cụ thể, chi tiết hơn)
d. Mùa xuân ấm áp về. (biến chủ ngữ thành cụm danh từ)
Câu 2: Tìm các cụm C – V làm thành phần câu trong các câu sau và và cho biết cụm C – V đó mở rộng thành phần nào? (làm đủ 3 bước: xác định CN-VN; tìm cụm C-V; kết luận)
1. Cách mạng tháng Tám thành công đêm lại độc lập tự do cho dân tộc.
2. Nó học giỏi khiến cha mẹ vui lòng.
3. Nhà này cửa rất rộng.
Trả lời:
1. Cách mạng tháng Tám thành công/ đem lại độc lập tự do cho dân tộc.
CN VN
+ Cách mạng tháng Tám /thành công
C V
=>Kết luận: cụm C – V mở rộng thành phần chủ ngữ
2.Nó học giỏi/ khiến cha mẹ vui lòng.
CN VN
+ Nó/ học giỏi ( cụm C – V mở rộng thành phần chủ ngữ)
C V
+ khiến cha mẹ/ vui lòng. ( cụm C – V mở rộng thành phần vị ngữ)
3. Nhà này /cửa rất rộng.
CN VN
+ cửa/ rất rộng.
C V
=> Kết luận: cụm C – V mở rộng thành phần vị ngữ
Câu 3: Xác định trạng ngữ trong các câu sau. Hãy thử rút gọn trạng ngữ trong mỗi câu và nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi rút gọn thành phần trạng ngữ.
a. Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc.
b. Suốt từ chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn.
Trả lời:
- Xác định trạng ngữ.
a. Khoảng hai giờ sáng.
b. Suốt từ chiều hôm qua.
- Thử rút gọn trạng ngữ và nhận xét:
a. – Sáng, Mon tỉnh giấc.
– Hai giờ sáng, Mon tỉnh giấc.
b. -Từ chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn.
– Chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn.
– Hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn.
=> Nhận xét: Khi rút gọn trạng ngữ trong mỗi câu, ý nghĩa của câu không thay đổi những thông tin cụ thể về về thời gian đã bị mất đi.
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: So sánh các câu trong từng cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ:
a. – Trong gian phòng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.
– Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.
(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)
b. – Thế mà qua một đêm, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
– Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)
Trả lời:
a. So sánh: Câu thứ 2 trạng ngữ mở rộng bằng cụm từ “lớn tràn ngập ánh sáng”
Nhận xét: Mở rộng trạng ngữ giúp miêu tả cụ thể không gian của sự việc những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường
b. So sánh: Câu thứ 2 trạng ngữ mở rộng bằng cụm từ mưa rào
Nhận xét: Mở rộng trạng ngữ giúp cung cấp thông tin cụ thể về sự việc (mưa rào) đã xảy ra đêm hôm trước.
Câu 2: Hãy viết một câu có trạng ngữ là một từ. Mở rộng trạng ngữ của câu thành cụm từ và nêu tác dụng của việc dùng cụm từ làm thành phần trạng ngữ của câu.
Trả lời:
– Đêm, mưa trút ào ào như thác đổ.
– Mùa xuân, trăm hoa đua nở như trẩy hội.
Trạng ngữ | Mở rộng | Tác dụng |
Đêm | Đêm mùa đông / Từ đêm qua | Cung cấp thêm thông tin về thời gian của sự việc mưa trút ào ào như thác đổ |
Mù xuân | Mùa xuân đến | Cụ thể hóa thời gian của sự việc trăm hoa đua nở như trẩy hội |
Câu 3: Hãy đặt 10 câu về mở rộng phụ ngữ cụm động từ
Trả lời:
- Các bạn học sinh vẫn đang đọc sách trong thư viện.
- Huy đã ăn cơm lúc 7 giờ tối.
- Tôi đang học bài để chuẩn bị cho kì thi sắp tới.
- Bạn Nam đang rửa chén sau khi ăn cơm xong.
- Sau mỗi tiết học, cô thường nhắc các bạn làm bài tập đầy đủ.
- Vào mùa hè, tôi đi du lịch rất nhiều nơi.
- Những bông hoa lài rất thơm.
- Bài văn của em quá ngắn.
- Vua Hùng yêu thương Mị Nương hết mực.
- Bé Bi đang đi học.
- Bé út nhà tôi đang đọc sách rất hăng say.
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Thêm cụm C – V vào chỗ trống làm phụ ngữ cho danh từ. Phân tích thành phần câu vừa thêm.
1. Chúng tôi bàn nhau rào lại mảnh vườn……………
2. Chúng tôi chép lại bài thơ………………………
3. Vấn đề mà…………………………………… vẫn chưa được giải quyết.
Trả lời:
1. Chúng tôi bàn nhau rào lại mảnh vườn còn trống đằng sau nhà
+ mảnh vườn / còn trống đằng sau nhà
C V
2. Chúng tôi chép lại bài thơ viết về mùa xuân
+ bài thơ/ viết về mùa xuân
C V
3. Vấn đề mà nhóm tôi đặt ra từ lâu vẫn chưa được giải quyết.
+ nhóm tôi/ đặt ra từ lâu
C V
Câu 2: Thêm cụm C – V làm phụ ngữ cho cho cụm động từ. Phân tích thành phần câu vừa thêm.
1. Mọi người đều lắng nghe……………………………………
2. Tôi nhìn thấy………………………………
3. Tôi tin rằng…………………………….
Trả lời:
1. Mọi người đều lắng nghe Hoa nói
+ Hoa/ nói
C V
2. Tôi nhìn thấy chiếc xe ấy lao đi rất nhanh.
+ chiếc xe ấy/ lao đi rất nhanh.
C V
3. Tôi tin rằng chúng ta nhất định sẽ làm được.
+chúng ta/ nhất định sẽ làm được.
C V
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn (từ 6 câu - 8 câu) chủ đề tự chọn, trong đó sử dụng ít nhất một câu văn có thành phần mở rộng, gạch chân chân dưới câu văn có thành phần mở rộng đó.
Trả lời:
Trong gia đình người mà luôn quan tâm trong sóc tôi chính là bà tôi. Bà rất yêu quý tôi luôn luôn chăm sóc tôi tuy tuổi già sức yếu nhưng bà vẫn dành thời gian cho tôi chơi với tôi. Năm nay bà đã gần 80 tuổi rồi. Trên khuôn mặt bà có rất nhiều nếp nhăn, chắc là do chăm chỉ khó nhoc để kiếm bữa ăn hàng ngày, giúp bố mẹ tôi đỡ vất vả hơn. Hàng ngày, cứ đến mỗi buổi tối, bà lại kể cho tôi những câu chuyện cổ tích rất hay và có ý nghĩa. Câu chuyện bà kể rất thú vị và hấp dẫn. Nên buổi tối nào tôi cũng muốn bạn kể chuyện cho mình. Bà là một người rất là nhân hậu nên khiến ai xung quanh cũng đều phải yêu mến kính trọng bà. Tôi yêu và tôi nhiều lắm. Mong rằng bà vẫn khỏe mạnh luôn luôn kể những câu chuyện hay cho tôi.
- Câu: câu chuyện bà kể rất thú vị và hấp dẫn.
Cụm chủ vị là bà kể rất thú vị và hấp dẫn làm thành phần vị ngữ trong câu
- Câu: bà là một người rất nhân hậu nên khiến ai xung quanh cũng đều phải yêu mến kính trọng bà
Cụm chủ vị là
1. Bà là một người rất nhân hậu làm thành phần chủ ngữ trong câu.
2. Mọi người xung quanh cũng đều phải yêu mến kính trọng bà làm thành phần vị ngữ trong câu mở rộng câu trong cụm động từ.
=> Giáo án ngữ văn 7 cánh diều tiết: Mở rộng thành phần chính