Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 cánh diều Ôn tập Bài 1: Tiểu thuyết và truyện ngắn (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 1: Tiểu thuyết và truyện ngắn (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 1

TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT

Câu 1: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Đoàn Giỏi.

Trả lời:

- Đoàn Giỏi (17 tháng 5 năm 1925 - 2 tháng 4 năm 1989), là một nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957. Ông có những bút danh khác như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư.

- Đoàn Giỏi sinh ở quê tại xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (ngày nay là thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).

- Tác phẩm tiêu biểu:

+ Truyện dài

Đường về gia hương (1948)

Cá bống mú (1956)

Đất rừng phương Nam (1957)

Cuộc truy tầm kho vũ khí (1962)

+ Truyện ngắn

Hoa hướng dương (1960)

+ Truyện ký

Ngọn tầm vông (1956)

Câu 2: Nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Đất rừng phương Nam

Trả lời:

- Đất rừng phương Nam là tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ.

- Cuốn tiểu thuyết gồm 20 chương

- Năm 1997 Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam được chuyển thể thành phim Đất phương Nam do Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh sản xuất

- Đoạn trích thuộc chương 10: Trong lều người đàn ông cô độc giữa rừng. Kể về chuyến đi thăm chú Võ Tòng của An và tía nuôi.

Câu 3: Nội dung chính của văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng?

Trả lời:

Câu chuyện kể về chuyến đi thăm chú Võ Tòng của cậu bé An và tía nuôi. Qua cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đó, người đọc hiểu được phần nào về con người lương thiện, chất phác và mạnh mẽ của chú. Qua đó thấy được tính cách, tinh thần kiên cường dũng cảm của những con người trong thời kỳ đất nước bị xâm chiếm.

Câu 4: Tiếng "cười lớn" của Võ Tòng xuất hiện mấy lần trong văn bản? Tiếng cười đó gợi cho em những suy nghĩ gì?

Trả lời:

- Tiếng “cười lớn” của Võ Tòng xuất hiện một lần:  “Chú nuôi đầy rừng, muốn con cỡ nào chú bắt cho đúng con cỡ ấy!”, Chú Võ Tòng vẫy vẫy tay, cười lớn một thôi dài.

=> Đó là tiếng cười vui vẻ xuất phát từ đáy lòng người đàn ông số khổ.

Câu 5: Ngoại hình nhân vật Tòng hiện lên như thế nào?

Trả lời:

  Cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt (chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt.

→ Ngoại hình mạnh mẽ, phóng khoáng,...

Câu 6: Tìm chi tiết gọi lên màu sắc Nam Bộ được hiện lên trong văn bản

Trả lời:

* Ngôn ngữ

- Sử dụng các từ ngữ địa phương đặc trưng của miền đất Nam Bộ

“Nhai bậy, chú em, anh Hai, khám, nong, bả”

* Tính cách con người

- Tía nuôi An (ông Hai): Gan dạ, dũng cảm, đi xin nỏ tẩm thuốc để chiến đấu với giặc.

- Má nuôi An: tính cách được thể hiện qua lời kể của tía “Đàn bà nhà tôi còn mê tín, tin có Trời, có Phật. Nhưng về cái gan dạ thì... chú cứ tin lời tôi, bả không thua anh em ta một bước nào đâu”

→ Những con người với phẩm chất gan dạ, phóng khoáng, giản dị đại diện cho những người dân Nam Bộ.

Câu 7: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng?

Trả lời:

Giá trị nội dung:

Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của tía con An với chú Võ Tòng, một người đàn ông cô độc giữa rừng. Tuy cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng người đọc vẫn thấy được tính cách, tinh thần kiên cường dũng cảm của những con người trong thời kỳ đất nước bị xâm chiếm.

Giá trị nghệ thuật:

- Truyện có sự chuyển đổi ngôi kể linh hoạt.

- Ngôn ngữ, phong cảnh, tính cách con người... mang đậm màu sắc Nam Bộ.

Câu 8: Văn bản Buổi học cuối cùng được chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?

Trả lời:

- Phần 1 (từ đầu đến “vắng mặt con”): Quang cảnh trên đường đến trường và cảnh ở trường trước buổi học qua sự quan sát của Phrăng.

- Phần 2 (tiếp đó đến “nhớ mãi buổi học cuối cùng này”): Diễn biến buổi học cuối cùng và tâm trạng của mọi người.

- Phần 3 (còn lại): Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng

Câu 9: Em hãy phân tích ngắn về nhân vật Phrăng.

Trả lời:

– Vốn ham chơi và không thích học hành mấy, thế nên thường đến lớp rất trễ, hay lẻn vào lớp những khi lớp ồn ào và thầy giáo thì không để ý.

– Ở buổi học cuối cùng Phrăng cũng tiếp tục ham chơi, trì hoãn giờ tới lớp, thậm chí toan trốn học. Tuy nhiên một điều gì đó đã khiến cậu cưỡng lại được niềm ham thích và chạy thật nhanh đến lớp học.

– Việc thấy thông báo trên đường và cuộc gặp gỡ với bác thợ rèn Oát-stơ và khung cảnh bên ngoài yên tĩnh lớp học của thầy Ha-men khiến cậu thấy có gì đó khác lạ.

=> Ban đầu Phrăng còn lo sợ bị thầy Ha-men đánh đòn vì tội tới muộn. Nhưng khi nhận thức được sự khác lạ của lớp học và nghe lời phát biểu từ tốn của thầy Ha-men trên bục giảng Phrăng choáng váng và giận dữ, bừng tỉnh một sự thật rằng Pháp thua trận

=> Việc không nhớ được bài cũ đã khiến lòng Phrăng trào lên biết bao cảm xúc hối hận và xấu hổ vì đã không học tiếng Pháp một cách nghiêm túc thay vì ham hố rong chơi.

Câu 10: Em hãy phân tích ngắn về thầy Hamen

Trả lời:

- Chỉ ra sai lầm của tất thảy mọi người nơi đây. Đó là sự trì hoãn thậm tệ trong sự học hành tiếng mẹ đẻ.

- Khẳng định vẻ đẹp của tiếng Pháp.

- Viết lên bảng 4 chữ nước Pháp muôn năm.

=> Thầy là tấm gương sáng về tấm lòng yêu nước và không khuất phục trước kẻ thù.

Câu 11: Nội dung chính của văn bản Bài học cuối cùng?

Trả lời:

Văn bản là câu chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát trước khi bị quân Phổ chiếm đóng qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Truyện hiện lên khung cảnh trang trọng và đầy xúc động của buổi học cuối cùng, qua đó đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lí: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”

Câu 12: Băn khoăn của cậu bé Phrăng về lũ chim bồ câu: "Liệu người ta có bắt cả chúng nó phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ?" gợi cho em suy nghĩ gì?

Trả lời:

Thầy Ha-men nói “... con bị trừng phạt thế là đủ rồi…” bởi vì với một đứa trẻ, không biết đọc, biết viết và không được học tiếng mẹ đẻ của mình chính là sự trừng phạt quá lớn.

Câu 13: Vì sao thầy Ha-men lại nói: "...con bị trừng phạt thế là đủ rồi...."?

Trả lời:

Thầy Ha-men nói “... con bị trừng phạt thế là đủ rồi…” bởi vì với một đứa trẻ, không biết đọc, biết viết và không được học tiếng mẹ đẻ của mình chính là sự trừng phạt quá lớn.

Câu 14: Em có suy nghĩ gì về ý kiến: "...khi dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..."

Trả lời:

Câu nói khẳng định và làm nổi bật giá trị thiêng liêng, sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ.…

Câu 15: Tác dụng của từ ngữ địa phương trong các tác phẩm văn học là gì.

Trả lời:

– Tạo bối cảnh cụ thể: Việc sử dụng từ ngữ địa phương giúp tác giả thể hiện không gian, thời gian và bối cảnh của tác phẩm một cách cụ thể và rõ ràng.

– Hiểu rõ hơn về văn hóa và cuộc sống địa phương: Từ ngữ địa phương có khả năng miêu tả hiện thực cuộc sống con người một cách chân thực và chi tiết.

– Thể hiện đa dạng ngôn ngữ: Các từ ngữ địa phương thường phản ánh cách nói, ngôn ngữ và cách giao tiếp đặc trưng của từng vùng miền.

– Thể hiện tính cách của nhân vật: Từ ngữ địa phương cũng có thể được sử dụng để khắc họa tính cách và đặc điểm của nhân vật.

Câu 16: Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng.

Trả lời:

- Bắp và bẹ ở đây đều có nghĩa là "ngô".

- Trong 3 từ : bắp, bẹ, ngô - từ "bẹ" là từ địa phương.

- Từ "ngô" là từ được sử dụng phổ biến trong toàn dân.

Câu 17: Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương ?

  1. a) Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương.

  2. b) Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác.

  3. c) Khi phát biểu ý kiến ở lớp.

  4. d) Khi làm bài tập làm văn.

  5. e) Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy giáo, cô giáo.

  6. g) Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt.

Trả lời:

- Những trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương : a

- Những trường hợp không nên dùng từ ngữ địa phương : b, c, d, e, g

Câu 18: Theo ý nghĩa, từ địa phương được chia làm mấy phần?

Trả lời:

– Theo ý nghĩa, từ địa phương được chia làm 2 loại:

+ Từ ngữ địa phương có nghĩa tương ứng với nghĩa của từ toàn dân: tô – bát, tê – kia, honda – xe máy, xỉn – say, trứng gà – hột gà, xà bông – xà phòng,…

+ Từ đồng âm nhưng khác nghĩa so với từ toàn dân: cậu (nghĩa toàn dân là em trai của mẹ, nghĩa địa phương là anh trai của mẹ), té (nghĩa toàn dân là hắt nước, nghĩa địa phương là ngã), râu (nghĩa toàn dân chỉ một bộ phận trên cơ thể, nghĩa địa phương là trâu), lái (nghĩa toàn dân chỉ hành động điều khiển các phương tiện vận tải đi đúng hướng, nghĩa địa phương là lưới – vật thường dùng để ngăn chặn hoặc đánh bắt cá),…

Câu 19: Tìm chi tiết miêu tả ngôi đền trong câu chuyện tình sử Mị Châu – Trọng Thủy

Trả lời:

 Các chi tiết miêu tả ngôi đền:

+ Ngôi đền cổ kính có nhiều tòa từ trên đỉnh núi xuống tận chân núi, sát đường Thiên lí.

+ Nhìn từ xa, dãy núi có nhiều hình nhiều vẻ.

- Câu chuyện về ngôi đền: ngôi đền gắn với câu chuyện tình sử Mỵ Châu – Trọng Thủy, với thành Cổ Loa, vua Thục Phán….

Câu 20: Liệt kê những câu chuyện về những địa danh cha con cụ Phó bảng đi qua

Trả lời:

- Câu chuyện tình sử Mị Châu – Trọng Thủy

- Câu chuyện về vùng Ba Hòn

- Câu chuyện về đền Quả Sơn

- Câu chuyện về nhà thờ họ Nguyễn Tiên Điền

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay