Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 cánh diều Ôn tập Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 cánh diều.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 cánh diều (bản word)
ÔN TẬP BÀI 3
TRUYỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG
Câu 1: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Jules Gabriel Verne
Trả lời:
- Jules Gabriel Verne, thường được biết đến với tên Jules Verne (sinh ngày 8 tháng 2 năm 1828, mất ngày 24 tháng 3 năm 1905), là nhà văn người Pháp nổi tiếng, người đi tiên phong trong thể loại văn học Khoa học viễn tưởng và được coi là một trong những "Cha đẻ" của thể loại này.
- Với những tác phẩm nổi tiếng như Hành trình vào tâm Trái Đất (1864), Hai vạn dặm dưới biển (1870), Vòng quanh thế giới trong 80 ngày (1873), Jules Verne đã đề cập đến những cuộc phiêu lưu bằng máy bay, tàu ngầm hay những chuyến du hành vào vũ trụ trước khi những phương tiện này được con người phát minh trong thực tế. Theo tổ chức Index Translationum, ông là người có tác phẩm được dịch nhiều thứ ba trên thế giới, những tác phẩm của ông cũng được chuyển thể thành phim nhiều lần.
Câu 2: Em hãy tóm tắt tác phẩm Bạch tuộc bằng đoạn văn ngắn.
Trả lời:
Đoạn trích kể về cuộc chiến đấu mạnh mẽ dũng cảm giữa giáo sư A- rôn- nác và những người đồng hành trên con tàu No -ti -lớt và lũ quái vật “bạch tuộc”. Trong trận chiến đó bằng sự thông minh, mưu trí, dũng cảm những con người đã chiến thắng được bọn “bạch tuộc” nhưng cũng thật buồn vì lũ bạch tuộc đã cướp đi người thủy thủ xấu số vào đại dương mênh mông.
Câu 3: Em hiểu thế nào về nhan đề “Hai vạn dặm dưới đáy biển”?
Trả lời:
Hai vạn dặm dưới đáy biển ghi nhận bầu không khí nóng hổi, sục sôi của một thời kỳ đầy khát vọng chinh phục biển cả của con người. Đối với nhiều người sống cùng thời Jules Verne thì việc đi dưới lòng đại dương là điều không thể, những trang sách hoàn toàn chỉ là điều tưởng tượng, nhưng ngày nay các nhà khoa học đã chứng minh không gì là không thể và khả năng “đi trước thời đại” của ông.
Câu 4: Chỉ ra những chi tiết trong văn bản thể hiện đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng.
Trả lời:
Truyện có yếu tố cho biết tính chất tưởng tượng về một tương lai rất xa so với thời điểm tác phẩm ra đời là con tàu No-ti-lớt có khả năng lặn sâu tới đáy biển và những tiện nghi có trong con tàu.
Truyện có dựa vào hiểu biết và những thành tựu của khoa học, không có các yếu tố thần kì, siêu nhiên như truyện truyền thuyết, cổ tích là những dẫn chứng có thật trong thực tế và căn cứ logic về cách mà con tàu hoạt động cùng các thiết bị có trên tàu.
Câu 5: Tại sao nhân vật "tôi" lại gọi là dịp may hiếm có khi gặp được một con bạch tuộc như thế? Từ đó, em hiểu thêm gì về nhân vật "tôi"?
Trả lời:
Nhân vật "tôi" lại gọi là dịp may hiếm có khi gặp được một con bạch tuộc như thế vì loài bạch tuộc khổng lồ này thường rất khó gặp. Ông cho rằng đây là cơ hội hiếm có để ông có thể nghiên cứu nó một cặn kẽ.
Qua chi tiết này có thể thấy, nhân vật "tôi" là một người ham mê tìm hiểu, yêu thích nghiên cứu.
Câu 6: Nhan đề "Hai vạn dặm dưới đáy biển" đã tác động đến em như thế nào khi đến với tác phẩm? Nhan đề bộc lộ ước mơ gì của tác giả?
Trả lời:
- Nhan đề Hai vạn dặm dưới biển đã thể hiện ước mơ khám phá tận sâu dưới đáy biển - nơi còn nhiều bí ẩn của Giuyn Véc-nơ và những người cùng thời với ông.
- Ước mơ ấy ngày nay đã được hiện thực hóa: con người có thể lặn sâu xuống dưới biển, đã có những tàu ngầm, con người đã có nhiều hiểu biết về đại dương.
Câu 7: Em có suy nghĩ gì về phần kết thúc đoạn trích "Bạch tuộc"?
Trả lời:
Đoạn trích kết thúc với chiến thắng thuộc về các thuyền viên. Qua đó khẳng định sức mạnh của nhân loại khi phải đối mặt với những khó khăn thử thách của thiên nhiên.
Câu 8: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Ray Bradbury Douglas
Trả lời:
- Ray Bradbury Douglas (22 tháng 8 năm 1920 — 5 tháng 6 năm 2012) là một nhà văn chuyên về sáng tác các tác phẩm kinh dị, khoa học viễn tưởng, và bí ẩn người Mỹ.
- Nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết 451 độ F (Fahrenheit 451, 1953) và tập hợp những câu chuyện khoa học viễn tưởng như The Martian Chronicles (1950) và Người minh họa (The Illustrated Man, 1951), Ray Bradbury là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất thế kỷ 20 và 21 của nước Mỹ. Nhiều tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim và chương trình truyền hình.
Câu 9: Nội dung chính của văn bản Chất làm gì?
Trả lời:
Văn bản "Chất làm gỉ" nói về mong muốn chấm dứt chiến tranh của viên trung sĩ bằng cách tạo ra một loại chất khiến tất cả các loại súng máy, xe tăng bị gỉ khi tiếp xúc. Qua đó, văn thể hiện ước mơ về một về một thế giới hòa bình, không chiến tranh, không có những cuộc chiến tranh, những cuộc chạy đua vũ khí...
Câu 10: Tìm những chi tiết về lý tưởng và khát vọng của anh trung sĩ
Trả lời:
Lí tưởng, khát vọng:
- Tôi muốn sống không có chiến tranh.
- Tôi muốn biết làm cách nào đó để trong một đêm những cỗ đại bác trên toàn thế giới biến thành sắt gỉ, những vi khuẩn trong ruột các quả bom trở thành vô hại, những chiếc xe tăng bỗng đổ rụi, chui qua mặt đường nhựa, và giống như những con quái vật thời tiền sử, chúng nằm im trong các hố có lấp đầy nhựa đường. Đó, mơ ước của tôi là như vậy đó.
Câu 11: Tìm chi tiết nói lên hành động và việc làm của nhân vật trung sĩ.
Trả lời:
- Anh trung sĩ đã nghiên cứu rất lâu về “chất làm gì
- Phát minh của anh ta rất có cơ sở và liên quan tới kiến thức khoa học “Phát minh này dựa trên cơ sở cấu trúc của các nguyên tử xác định. ...các nguyên tử của loại thép vũ khí được sắp đặt theo một trật tự nhất định.”
=> Anh trung sĩ là người có trí tuệ thông minh và có tấm lòng tốt bụng, cao cả. Đại diện cho những con người yêu hòa bình.
Câu 12: Em hãy ghi lại những kiến thức khoa học được thể hiện trong văn bản "Chất làm gỉ". Phân tích vai trò của các kiến thức khoa học có trong truyện khoa học viễn tưởng.
Trả lời:
Những kiến thức khoa học được thể hiện trong văn bản "Chất làm gỉ": “Phát minh này dựa trên cấu trúc của các nguyên tử xác định. Nếu như đại tá nghiên cứu chúng, đại tá hẳn biết rằng các nguyên tử của loại thép vũ khí được sắp đặt theo một trật tự nhất định. Tôi đi tìm một nhân tố nào đó có khả năng phá hủy sự cân bằng của chúng. Có lẽ đại tá biết là tôi nghiên cứu vật lí và luyện kim… Trong đầu tôi nảy ra ý nghĩ là trong khí quyển bao giờ cũng có chất gây ra sự hoen gỉ: đó là hơi nước. Cần tìm ra phương pháp nào đó để gây ra ở thép một hiệu ứng “sốc thần kinh”. Khi đó hơi nước sẽ tự làm công việc của nó.”
Vai trò của các kiến thức khoa học có trong truyện khoa học viễn tưởng: Tăng tính chân thật cho câu chuyện.
Câu 13: Số từ là gì?
Trả lời:
Số từ là từ dùng để xác định thứ tự và số lượng của sự vật nào đó, khi dùng để chỉ thứ tự của vật thì vị trí của số từ thường ở phía sau danh từ, còn khi dùng để miêu tả số lượng của vật thì vị trí của số từ thường đứng trước danh từ.
Câu 14: Số từ phân làm mấy loại?
Trả lời:
Số từ có thể chia làm hai loại: số từ chỉ số lượng và số từ chỉ thứ tự.
Số từ chỉ số lượng thường đứng trước danh từ bao gồm số từ chỉ số lượng xác định, như: một, hai, ba,…và số từ chỉ số lượng ước chừng như: vài, dăm, mươi,…
Câu 15: Nêu ví dụ về số từ
Trả lời:
- Hôm nay lớp chúng em quyên góp đồ dùng cho đồng bào bão lụt được bốn mươi bộ quần áo.
=> Số từ là “bốn mươi” đứng trước danh từ “bộ quần áo” để chỉ số lượng.
Câu 16: Các em hãy đặt 10 câu, trong đó 5 câu có số từ chỉ số lượng, 5 câu có số từ chỉ thứ tự.
Trả lời:
Năm nay mẹ tôi ba mươi tuổi.
Dẫu cách xa hàng trăm ngàn dặm cũng không thể xóa nhòa tình yêu tôi dành cho em.
Mười bạn học sinh có thành tích cao nhất trường sẽ được tuyên dương ở lễ chào cờ ngày mai.
Bố tôi mua cho tôi một vài cái bút.
Trường chúng ta ba năm liền luôn giành giải nhất cuộc thi báo tường toàn thành phố.
Ở tuổi thứ ba mươi, mẹ tôi vẫn có tâm hồn trẻ trung phơi phới như mới đôi mươi vậy.
Ngày thứ hai đi học, cậu ta đã làm quen được hết bạn bè trong lớp.
Học sinh ngồi bàn một luôn nhận được sự ưu tiên của cô giáo.
Cái cây thứ năm mẹ tôi mua về là một cây dương xỉ.
Dù mới đi học nửa năm nhưng tôi đã dùng đến cặp thứ ba.
Câu 17: Điền số từ thích hợp vào các câu văn, câu thơ dưới đây:
a.
... đàn cò trắng bay tung
Bên nam bên nữ ta cùng hát lên
(Theo ca dao)
b.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau... chiều
(Theo ca dao)
c.
Yêu nhau cau... bổ...
Ghét nhau cau... bổ ra làm...
(Theo ca dao)
-
Cây đa... năm nay đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Nói đúng hơn đó là cả... tào cổ kính hơn cả thân cây....., ..... đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình.
Trả lời:
-
Một.
-
Chín.
-
Sáu, ba, sáu, mười.
-
Nghìn, một, chín, mười.
Câu 18: Tìm số từ trong bài thơ sau. Xác định ý nghĩa của các số từ ấy.
Một canh… hai canh… lại ba canh,
Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
(“Không ngủ được” – Hồ Chí Minh)
Trả lời:
Số từ: “một”, “hai”, “ba”, “năm”: ở câu một và câu bốn chỉ số lượng vì đứng trước danh từ và chỉ số lượng sự vật: “canh”, “cánh”.
Số từ “bốn”, “năm”: ở câu ba chỉ thứ tự vì đứng sau danh từ và chỉ thứ tự của sự vật: “canh”.
Câu 19: Nêu vài nét về tác giả Andy Weir
Trả lời:
- Andy Weir sinh ngày 16-6-1972 (49 tuổi), sinh ra tại Bang California, Mỹ.
- Andy Weir vốn là một lập trình viên máy tính người Mỹ làm việc tại một phòng thí nghiệm quốc gia. Nhưng với niềm đam mê khoa học vũ trụ, ông đã quyết định viết tác phẩm Người về từ sao Hỏa (tựa gốc: The Martian ).
- Tác phẩm của Weir trở nên thành công ngoài mong đợi, và ngay lập tức thu hút sự chú ý của các nhà xuất bản lớn trên thế giới.
Câu 20: Cảm xúc tuyệt vọng của nhân vật tôi trong tác phẩm Người về từ sao Hoả được thể hiện qua những câu văn nào?
Trả lời:
Nghĩ đến cái chết và mong chết đi cho rồi: “Tiếng bíp bíp đều đặn đáng ghét cuối cùng cũng kéo tôi tỉnh lại từ khao khát mãnh liệt sâu sắc rằng xin được chết đi cho rồi”, “vì sao tôi chưa chết, chết nữa, chết mãi đi cho rồi”
=> Giáo án tiết: Văn bản 1 - Bạch tuộc