Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 cánh diều Ôn tập Bài 6: Truyện ngụ ngôn và tục ngữ (P2)
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 6: Truyện ngụ ngôn và tục ngữ (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 cánh diều.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 cánh diều (bản word)
ÔN TẬP BÀI 6
TRUYỆN NGỤ NGÔN VÀ TỤC NGỮ
Câu 1: Em thấy ngụ ngôn có những đặc trưng như thế nào?
Trả lời:
Truyện ngụ ngôn thường có ngụ ý (tức là truyện không chỉ có nghĩa đen mà còn có nghĩa bóng mới là mục đích):
Nghĩa đen: là nghĩa bề ngoài, nghĩa cụ thể của chính câu chuyện
Nghĩa bóng: là ý sâu kín được gửi gắm trong câu chuyện được suy ra từ ý nghĩa của truyện và thường được diễn đạt như những bài học cho con người trong cuộc sống.
Câu 2: Em hãy liệt kê một vài truyện ngụ ngôn em biết và đọc qua.
Trả lời:
- Con quạ thông minh
- Lừa và ngựa
- Lừa và hổ
Câu 3: Em hãy tìm hiểu về xuất xứ của hai tác phẩm Đẽo cày giữa đường và Ếch ngồi đáy giếng
Trả lời:
- Đẽo cày giữa đường: Tác phẩm Đẽo cày giữa đường được trích trong Truyện cổ nước Nam, tập I, Thăng Long, 1958 trang 101-102.
- Ếch ngồi đáy giếng: Truyện Ếch ngồi đáy giếng được trích trong thiên Thu thuỷ (thiên thứ 17) của sách Trang Tử.
Câu 4: Bài học được rút ra thông qua câu chuyện “Đẽo cày giữa đường” là gì?
Trả lời:
+ Phải luôn tin tưởng vào bản thân, học cách chủ động và có chính kiến của mình trong bất cứ công việc nào.
+ Cần tránh việc để những lời nói bên ngoài ảnh hưởng tới công việc của mình.
Câu 5: Khi ra khỏi giếng, ếch như thế nào?
Trả lời:
Không gian mở rộng
+ Ếch có thể “đi lại khắp nơi”.
+ Nhâng nháo nhìn lên bầu trời, chẳng thèm để ý đến xung quanh.
→ Ếch bị một con trâu giẫm bẹp.
→ Không nhận thức rõ giới hạn của mình sẽ bị thất bại thảm hại.
Câu 6: Bài học và ý nghĩa rút ra từ câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng” là gì?
Trả lời:
Bài học rút ra:
+ Dù hoàn cảnh môi trường sống hạn chế cũng không được tự bằng lòng, ngộ nhận về mình mà phải cố gắng học tập để vươn lên.
Ý nghĩa:
+ Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹn mà lại huênh hoang.
Câu 7: Viết đoạn văn có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường
Trả lời:
Thành ngữ “Đẽo cày giữa đường” nhằm phê phán những người không có chính kiến, dễ bị tác động và thay đổi theo quan điểm của người khác. Không chỉ vậy, thành ngữ còn muốn khuyên con người ta cần phải biết phân tích và đánh giá một vấn đề, có chính kiến của bản thân. Không chỉ đúng đắn trong quá khứ, mà đến ngày nay thành ngữ này vẫn vẹn nguyên giá trị. Liên hệ với đối tượng học sinh, chúng ta cần có quan điểm riêng, tránh “gió chiều nào theo chiều ấy”. Mỗi người nếu không muốn “đẽo cày giữa đường”, cần phải nỗ lực học hỏi, trau dồi kiến thức. Chỉ có như thế, ta mới có một nền tảng vững vàng cho những suy nghĩ, quyết định của mình, từ đó mà sẽ không lung lay trước vô vàn ý kiến của người khác. Như vậy, câu thành ngữ trên tuy ngắn gọn nhưng thật giàu ý nghĩa.
Câu 8: Những hiện tượng như vậy trong xã hội có giúp xã hội phát triển hơn không? Trình bày quan điểm của em về vấn đề này.
Trả lời:
Những hiện tượng như vậy sẽ làm xã hội bị thụt lùi, không phát triển được bởi con người luôn ganh ghét, đố kỵ, tị nạnh nhau trong công việc. Đó là một hiện tượng rất xấu ảnh hưởng đến chất lượng công việc chung của tập thể. Chúng ta cần phải quán triệt, đẩy lùi những hiện tượng như vậy bằng cách: công bằng, phân minh, không lấy việc công để báo thù cá nhân,...
Câu 9: Câu chuyện Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân nhằm phê phán điều gì? Em hãy lấy ví dụ một vài trường hợp trong thực tế.
Trả lời:
- Câu chuyện nhằm phê phán tính ganh tỵ, so bì, tị nạnh của con người trong cuộc sống. Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải biết nương tựa, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó phải biêt hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.
- Một số trường hợp cụ thể:
+ Ganh tỵ với em gái vì em gái không phải làm việc nhà nhiều mà chị gái phải làm hết việc nhà
+ Ganh tị với bạn bè vì bạn được ưu tiên không phải lao động do bạn đó bị khuyết tật.
Câu 10: Nội dung chính của văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân?
Trả lời:
Văn bản kể lại việc Tay, Miệng, Răng so bì với Bụng chỉ “ung dung chén tràn” không làm gì nên bàn nhau không làm gì để anh Bụng phải lao động. Nhưng do bụng không tiêu hóa thức ăn nên chỉ mấy ngày sau cả thảy đều mệt mỏi rã rời, tất cả đều bị tê liệt. Lúc này họ mới nhận ra anh Bụng cũng không phải chỉ ngồi không. Mọi người đến xin lỗi anh bụng và hòa thuận trở lại. Qua câu chuyện, người đọc rút ra một bài học: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải tôn trọng công sức, nương tựa, gắn bó với nhau để cùng tồn tại.
Câu 11: Cách khắc phục là gì?
Trả lời:
- Mọi người nhận ra đã trách nhầm anh Bụng, anh Bụng không lười, anh Bụng cũng phải làm việc và không được chơi lúc nào
- Tất cả lại chung sống hòa thuận, mỗi người một việc như trước, không ai tị nạnh ai cả
Câu 12: Hậu quả về hành động của Chân, Tay, Tai, Mắt
Trả lời:
- Đôi tay: rã rời, oặt ẹo
- Miệng: Khô, đắng ngắt cả người
- Chân: không mang nổi thân gầy, đói ăn
→ Cả hội lừ đừ, mệt mỏi
Câu 13: Hành động của răng miệng tay chân là gì?
Trả lời:
- Họ rủ nhau “đình công” và quyết không làm gì nữa để anh Bụng phải chung tay cùng làm
Câu 14: Biện pháp tu từ nói quá là gì?
Trả lời:
Nói quá là biện pháp tu từ nhằm mục đích để có thể phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng được miêu tả với mục đích tạo ấn tượng, tạo điểm nhấn và tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. Nói quá còn có nhiều tên gọi khác như: khoa trương, ngoa dụ, thậm xưng, phóng đại, cường điệu.
Câu 15: Tìm năm thành ngữ so sánh dùng biện pháp nói quá
Trả lời:
- Kêu như trời đánh.
- Dữ như cọp.
- Khỏe như voi.
- Ăn như lợn.
- Nhanh như chớp.
Câu 16: Sửa các câu dưới đây thành câu sử dụng biện pháp tu từ nói quá:
(1), Hội trường rất yên tĩnh.
(2), Tiếng vỗ tay trong hội trường rất lớn.
(3), Tiếng cười của lũ trẻ rất to.
Trả lời:
(1), Hội trường yên tĩnh đến nỗi mà một cái kim rơi xuống đất cũng có thể nghe thấy được.
(2), Tiếng vỗ tay trong hội trường to đến nối đinh tai nhức óc.
(3), Tiếng cười của lũ trẻ vang tận mây xanh.
Câu 17: Sửa các câu dưới đây thành câu sử dụng biện pháp tu từ nói quá
(1), Anh ấy chạy rất nhanh.
(2), Trăng đêm nay thật sáng.
(3), Trời nóng quá, khiến người khác cảm thấy thật khó chịu.
(4), Hoa nhài nở rồi, đứng thật xa mà vẫn ngửi thấy mùi thơm.
(5), Chiếc xe này sạch sẽ, sáng bóng quá.
Trả lời:
(1), Anh ấy chạy rất nhanh, giống như một mũi tên vừa được bắn khỏi cung tên.
(2), Trăng đêm nay thật sáng, sáng đến nỗi không cần soi đèn vẫn có thể nhìn rõ người đường.
(3), Trời nóng đến nỗi đốt cháy khô cả người.
(4), Hoa nhài nở rồi, thơm đến nỗi mà cách xa 18 dặm vẫn ngửi thấy mùi thơm.
(5), Chiếc xe này sạch sẽ, sáng bóng đến nỗi soi thấy cả mụn trứng cả trên mặt tôi.
Câu 18: Em hãy nêu nguồn gốc hình thành của tục ngữ.
Trả lời:
Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân sáng tác; ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài.
Câu 19: Phân tích câu tục ngữ 5 trong văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội
Trả lời:
Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng là câu tục ngữ muốn nói lên sự vất vả của nghề nuôi tằm, đối nghịch lại với sự nhàn hạ của việc nuôi lợn.
- Nuôi lợn ăn cơm nằm: chỉ việc nuôi lợn thì nhàn nhã, người nuôi không tất bật, hối hả, nên có thời gian ăn cơm một cách thoải mái, ví với việc ăn cơm nằm.
- Nuôi tằm ăn cơm đứng: chỉ sự tất bật, vất vả của những người làm nghề nuôi tằm, suốt ngày phải chầu chực bên nong tằm, đến mức thời gian thoải mái ăn bữa cơm cũng không có, mà phải "ăn cơm đứng" mà túc trực những nong tằm.
Câu 20: Phân tích câu tục ngữ 10 trong văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội
Trả lời:
Học ăn, học nói, học gói, học mở là câu tục ngữ nói về những điều căn bản trong cuộc sống mà người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế làm sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.
– Học ăn : học những phép lịch sự trong ăn uống.
– Học nói : học nói những điều hay, lẽ phải.
– Học gói : học cách tiết kiệm, giữ gìn, không lãng phí.
– Học mở : học tính rộng lượng, bao dung, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
– Học gói, học mở : cũng có ý nghĩa là học để biết cách làm cái gì trước, cái gì sau, cách sắp xếp công việc, có gói rồi mới đến mở, trong cuộc sống phải biết trước biết sau, chỉ chung về sự khéo léo trong công việc, cách đối nhân xử thế cuộc sống hàng ngày.
=> Giáo án ngữ văn 7 cánh diều tiết: Văn bản 1- Ếch ngồi đáy giếng