Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 cánh diều Ôn tập Bài 8: Nghị luận xã hội (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 8: Nghị luận xã hội (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 8

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Câu 1: Lối sống giản dị của bác Hồ là lối sống cao đẹp mà anh cần noi theo. Bằng một đoạn văn khoảng 6 - 8 câu, hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lối sống giản dị.

Trả lời:

Trong cuộc sống của mỗi người, đức tính giản gị là vô cùng quan trọng. Lối sống giản dị là điều chúng ta cần học hỏi và noi theo. Đây là một lối sống lành mạnh, chuẩn mực. Nhưng chúng ta cũng cần phải phân biệt rõ giữa những hành vi thể hiện lối sống giản dị với những hành vi khác. Như việc sống luộm thuộm, cẩu thả hay sơ sài, chúng ta không thể coi đó là sống giản dị được. Hay việc nói cộc lốc, trống không đây là những hành vi trái ngược với lối sống giản dị. Mỗi chúng ta cần phải có ý thức rèn luyện để tạo dựng cho mình một lối sống tiết kiệm, thực hành tiết kiệm. Bên cạnh đó phải lên án, phê phán những hành vi sống không lành mạnh, xa hoa, lãng phí. Cần lắm những hành động sống và làm việc theo Bác Hồ. Một vị lãnh tụ không chỉ giản dị trong cách sống mà còn giản dị cả trong lời nói. Chúng ta sẽ mãi không quên những hình ảnh chiếc áo bộ đội sờn màu, đôi dép cao su mòn vẹt nhưng vẫn đi khắp các chiến trường, các con núi, con sông. Bữa ăn chỉ là cháo bẹ, với rau măng, bữa cơm quá đỗi thanh đạm. Một cuộc đời của vị lãnh tụ chính là một bài học cho chúng ta về đức tính giản dị.

Câu 2: Em cảm nhận được tình cảm nào của người viết dành cho Hồ Chủ tịch được thể hiện trong đoạn trích?

Trả lời:

Tình cảm của người viết dành cho Bác Hồ tôn trọng, yêu mến, cảm phục với lối sống, con người và phẩm chất con người Bác.

Câu 3: Nhận xét về các bằng chứng người viết sử dụng trong đoạn trích

"Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người..." đến "... đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng." (Đoạn 4, SGK tr.41)

Trả lời:

Các bằng chứng mà người viết sử dụng trong đoạn trích là:

+ Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết.

+ Không có gì quý hơn độc lập, tự do", "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi".

=> Tác phẩm đã nêu lên một trong những đức tính cao đẹp của Bác Hồ: sự giản dị. Đức tính giản dị là một phẩm chất cao quý của Bác. Bác giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.

Câu 4: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ

Trả lời:

Qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, chúng ta hiểu rằng: cùng với nhiều phẩm chất cao quý khác, giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Ở Bác Hồ, đời sống vật chất giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.

Ở bài văn này, tác giả không chỉ trình bày những điều mình biết về Bác Hồ mà còn biểu hiện biết bao tình cảm kính yêu, trân trọng Bác, những bài học đạo đức cao đẹp mà mình đã tiếp nhận từ tấm gương sáng ngời Hồ Chí Minh.

Câu 5: Tìm chi tiết cho thấy sự giản dị của bác trong lời nói và cách viết của Bác.

Trả lời:

Dẫn những câu nói của Bác: Không có gì quý hơn độc lập tự do; Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.

→ Đó là những câu nói nổi tiếng, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc. Mọi người dân đều biết, đều thuộc và hiểu câu nói này.

Câu 6: Nội dung văn bản Tượng đài vĩ đại nhất có liên quan gì đến bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)?

Trả lời:

Nội dung văn bản Tượng đài vĩ đại nhất tập trung biểu dương những tấm gương yêu nước, tinh thần dũng cảm, kiên cường của biết bao thế hệ người Việt Nam. Rất nhiều người đã hy sinh để có được đất nước thống nhất, dân tộc độc lập như ngày hôm nay. Nội dung ấy thực chất làm sáng rõ hơn cho vấn đề Bác Hồ đã nêu lên trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Câu 7: Em hiểu câu: “Ngay cả dáng núi Vọng Phu suốt dọc chiều dài đất Việt cũng luôn quay về hướng đông, nơi có Mặt Trời lên mỗi sáng, bình minh …” muốn nói gì?

Trả lời:

Câu: “Ngay cả dáng núi Vọng Phu suốt dọc chiều dài đất Việt cũng luôn quay về hướng đông, nơi có Mặt Trời lên mỗi sáng, bình minh …” muốn nói đến hình ảnh hướng về một tương lai tốt đẹp… Chi tiết “luôn quay về hướng đông, nơi có Mặt Trời lên mỗi sáng, bình minh”, nghĩa là luôn kiên trung hướng về tương lai, hướng về ánh sáng, bình minh, luôn hi vọng vào ngày mai tươi sáng.

Câu 8: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

          Cách hi sinh vì nghĩa lớn của người con đất Việt cũng thật đáng tự hào, luôn ngẩng cao đầu, hướng về phía trước. Biết bao nhà yêu nước cách mạng ra pháp trường, biết đầu rơi, máu chảy vẫn lạc quan, tin vào ngày mai chiến thắng. Hàng ngàn, hàng vạn chiến sĩ cách mạng bị địch bắt bớ tù đày, tra tấn bằng đủ thứ cực hình, vẫn một dạ trung kiên. Trước cái chết, họ vẫn không ngừng đấu tranh, không khuất phục kẻ thù. Những chiến sĩ ôm bom ba càng, bom xăng xông lên ngăn xe tăng giặc; những thanh niên xung phong biến mình thành cọc tiêu bên bom nổ chậm, dẫn đường cho đoàn xe ra trận, biết mình có thể hi sinh vẫn không chùn bước …

          Với người con đất Việt, cái chết – sự hi sinh trở thành thứ vũ khí vô hình khiến kẻ thù run sợ. Ngay cả dáng núi Vọng Phu suốt dọc chiều dài đất Việt cũng luôn quay về hướng đông, nơi có Mặt Trời lên mỗi sáng, bình minh …

Nội dung chính của đoạn trích là gì? Câu văn nào nêu được ý chính của nội dung đó?

Trả lời:

 Nội dung chính của đoạn trích là nêu lên cách hi sinh của người Việt cũng rất đáng tự hào và có ý nghĩa.

Câu văn nêu được ý chính của nội dung đó là: “Cách hi sinh vì nghĩa lớn của người con đất Việt cũng thật đáng tự hào, luôn ngẩng cao đầu, hướng về phía trước.”

Câu 9: Những đặc điểm nào trong văn bản Tượng đài vĩ đại nhất cho thấy đó là văn bản nghị luận xã hội?

Trả lời:

Những đặc điểm cho thấy “Tượng đài vĩ đại nhất” là văn bản nghị luận là:

- Văn bản Tượng đài vĩ đại nhất viết về vấn đề: sự hy sinh anh dũng của nhân dân vì nghĩa lớn, vì cộng đồng, vì dân tộc.

- Vấn đề đó rất đáng quan tâm là bởi: đây là vấn đề phổ biến, ở xung quanh chúng ta, vấn đề có ý nghĩa sâu rộng với cộng đồng.

Câu 10: Tìm những chi tiết nói lên tư thế hi sinh của các anh hùng

Trả lời:

- Những người con đất Việt luôn ngẩng cao đầu, hướng về phía trước

+ Các nhà yêu nước ra pháp trường đầu rơi máu chảy vẫn lạc quan tin vào ngày mai tươi sáng.

+ Hàng ngàn hàng vạn chiến sĩ cách mạng bị địch bắt đi tù đày, tra tấn bằng đủ thứ cực hình vẫn một dạ kiên trung

+ Những chiến sĩ ôm bom ba càng, bom xăng xông lên ngăn xe tăng giặc

+ Những thanh niên xung phong biến mình thành cọc tiêu, bên bom nổ chậm, dẫn đường cho đoàn xe ra trận

→ Với người Việt cái chết đã trở thành thứ vũ khí vô hình khiến kẻ thù phải run sợ.

Câu 11: Liệt kê các cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân ta chứng tỏ lòng yêu nước.

Trả lời:

Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…

Câu 12: Nội dung chính của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta?

Trả lời:

Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, văn bản đã chứng minh lòng yêu nước là giá trị tinh thần cao  quý. Dân ta ai cũng có lòng yêu nước. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý vì vậy bổn phận của chúng ta là trưng bày vẻ đẹp của quý ấy. Đó là nhiệm vụ của tất cả công dân Việt Nam.

Câu 13: Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

"Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng."

Nhận xét về các bằng chứng được thể hiện trong đoạn trích.

Trả lời:

Tác giả sử dụng biện pháp liệt kê "Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,..." nhằm tăng tính chân thực cho đoạn văn và diễn tả sự vẻ vang của lịch sử dân tộc trong thời kì dựng nước và dựng nước.

Câu 14: Theo em, thế hệ trẻ có thể làm gì để tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc, để báo đáp công lao của các vị anh hùng thời trước?

Trả lời:

Nỗ lực học tập, lao động để trau dồi, nâng cao tri thức, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sống và làm việc trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0; tích cực tham gia các hoạt động xã hội, các chương trình hành động của tuổi trẻ cả nước được triển khai sâu rộng như: “Lập thân, lập nghiệp, xây dựng đất nước phồn vinh”, “Bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an ninh”, “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng tài năng trẻ, phát triển văn hóa, thể thao”, “Công tác xã hội, bảo vệ môi trường”, “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam”, “Tuổi trẻ Việt Nam - Câu chuyện hòa bình”, “Đoàn viên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”…

Câu 15: Phép thế dùng như thế nào?

Trả lời:

Câu sau có từ ngữ dùng để thay thế cho từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước.

Câu 16: Phép lặp dùng như thế nào?

Trả lời:

Câu sau lặp lại từ ngữ của câu trước, có tác dụng liên kết

Câu 17: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

"Nói cách khác, con người ta vốn là nghệ thuật, vốn giàu lòng đồng cảm. Chỉ vì lớn lên bị cách nghĩ của người đời dồn ép, nên tấm lòng ấy mới bị cản trở hoặc hao mòn. Chỉ có kẻ thông minh mới không khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nọ. Những người ấy chính là nghệ sĩ."

(Phong Tử Khải, "Yêu và đồng cảm")

  1. Tại sao nó được coi là một đoạn văn?

  2. Hãy chỉ ra mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn trên.

Trả lời:

  1. Nó được coi là một đoạn văn vì các câu trong đoạn liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức:

- Về hình thức:

+ Chữ cái đầu được viết hoa, lùi vào so với các dòng chữ khác trong đoạn.

+ Đoạn văn được tạo thành bởi bốn câu văn liên kết với nhau bằng phép lặp.

- Về nội dung:

+ Các câu trong đoạn văn đều xoay quanh chủ đề của đoạn là cách người nghệ sĩ bảo toàn lòng đồng cảm của mình và được trình bày theo một trình tự hợp lý

  1. Mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn: Các câu trong đoạn văn đều hướng về một tiểu chủ đề: nghệ sĩ là người kiên định, giữ được tấm lòng đồng cảm đáng quý.

Câu 18:  Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận xã hội đã học . Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó

Trả lời:

Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã nói lên truyền thống quý báu của nhân dân ta đó là truyền thống yêu nước. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại bùng lên mạnh mẽ. Nó kết thành một làn sóng đấu tranh. Từ trong quá khứ chúng ta đã có những vị anh hùng như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi,… Đến ngày nay thì dân ta vẫn đoàn kết một lòng để đánh giặc. Từ đàn ông đến đàn bà, từ người già đến trẻ nhỏ, từ đồng bào miền xuôi đến miền ngược, từ công nhân nông dân đến đồng bào điền chủ,…Tất cả đều một lòng quyết tâm bảo vệ đất nước trong lúc nguy nan. Có thể nói tinh thần yêu nước của nhân dân ta giống như những thứ quý giá và nhiệm vụ của chúng ta là làm cho tinh thần ấy được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

- Tính mạch lạc trong văn bản: luận điểm là Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã nói lên truyền thống quý báu của nhân dân ta. Các câu trong đoạn văn đi triển khai luận điểm.

- Các biện pháp liên kết được sử dụng trong văn bản: phép thế, phép lặp.

Câu 19: Liên kết trong văn bản là gì?

Trả lời:

- Liên kết là sự thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu, các đoạn, các phần của văn bản phương tiện ngôn ngữ thích hợp.

Câu 20: Các phương tiện liên kết gồm những phép nào?

Trả lời:

Phép lặp: sử dụng các từ ngữ lặp lại nhiều lần để liên kết câu.

Phép nối: Sử dụng các từ có quan hệ nối câu như các cụm từ tóm lại, bởi vì, nhưng…

Phép thế: Sử dụng những từ có chung ý nghĩa để tránh lỗi lặp từ quá nhiều lần.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay