Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 cánh diều bài 1: Luyện tập viết đoạn văn về một nhân vật

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 1: Luyện tập viết đoạn văn về một nhân vật. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 cánh diều

CHỦ ĐỀ: MĂNG NON

BÀI 1: CHÂN DUNG CỦA EM

VIẾT 2: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN VỀ MỘT NHÂN VẬT

(13 câu)

I. NHẬN BIẾT (03 CÂU)

Câu 1: Viết đoạn văn về một nhân vật là như nào?

Trả lời:

Viết đoạn văn về một nhân vật là nêu cảm nghĩ về đặc điểm (ngoại hình, tính cách,…) của nhân vật đó.

Câu 2: Câu mở đầu của đoạn văn về một nhân vật có nhiệm vụ gì?

Trả lời:

Câu mở đoạn thường giới thiệu nhân vật và nêu khái quát cảm nghĩ về đặc điểm của nhân vật.

Câu 3: Các câu tiếp theo có nhiệm vụ gì?

Trả lời:

Các câu tiếp theo làm rõ những đặc điểm đã nêu ở câu mở đoạn.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Hôm qua trên lớp, em đã được nghe cô giáo kể chuyện Cây bút thần. Trong truyện, em bị cuốn hút bởi nhân vật Mã Lương - một cậu bé vô cùng đam mê vẽ tranh. Cậu luôn dành thời gian để rèn luyện tài năng của mình. Một đêm, Mã Lương đã mơ thấy một cụ già và được tặng một cây bút thần. Từ đó, cậu dùng cây bút thần để giúp đỡ những người nghèo khổ và đối đầu với kẻ ác. Em cảm thấy mình đã bị thôi thúc bởi sự tốt bụng và dũng cảm của Mã Lương. Những giá trị đó thực sự khiến em xúc động và cảm phục.

(Nguồn: Internet)

Câu 1: Đoạn văn trên viết về nội dung gì?

Trả lời:

Đoạn văn trên là những ấn tượng của người viết về tài năng và tính cách của nhân vật Mã Lương trong truyện Cây bút thần.

Câu 2: Tìm câu mở đầu của đoạn văn (câu mở đoạn).

Trả lời:

Câu mở đoạn: Hôm qua trên lớp, em đã được nghe cô giáo kể chuyện Cây bút thần. Trong truyện, em bị cuốn hút bởi nhân vật Mã Lương - một cậu bé vô cùng đam mê vẽ tranh.

Câu 3: Câu mở đầu của đoạn văn (câu mở đoạn) có tác dụng gì?

Trả lời:

Câu mở đoạn chính là câu chủ đề của đoạn văn, có tác dụng khái quát về nội dung của đoạn văn.

Câu 4: Các câu tiếp theo phát triển những ý nào của câu mở đoạn?

Trả lời:

Các câu tiếp theo phát triển các ý ấn tượng mạnh mẽ về tài năng và tính cách của nhân vật Mã Lương.

Câu 5: Người viết có suy nghĩ, cảm xúc gì với nhân vật?

Trả lời:

Người viết bị thôi thúc bởi sự tốt bụng và dũng cảm của Mã Lương. Những giá trị đó thực sự khiến người viết xúc động và cảm phục.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Em rất thích nhân vật Cóc trong câu chuyện “Cóc kiện Trời”. Nhân vật đã được khắc họa với tính cách dũng cảm, tốt bụng và mưu trí. Khi thấy trần gian hạn hán, Cóc đã không tỏ ra nhụt chí vì sự nhỏ bé của bản thân mà dũng cảm đi lên kiện Trời. Cóc đã tiếp thêm sức mạnh cho các loài vật khác để đi lên cùng mình. Cuối cùng, nhờ có sự dũng cảm của Cóc đã làm Thượng đế phải khuất phục, cho mưa xuống. Em rất khâm phục Cóc.

(Nguồn: Internet)

Câu 1: Xác định câu chủ đề của đoạn văn.

Trả lời:

Câu chủ đề của đoạn văn: Em rất thích nhân vật Cóc trong câu chuyện “Cóc kiện Trời”.

Câu 2: Nội dung của đoạn văn là gì?

Trả lời:

Đoạn văn nêu cảm xúc, suy nghĩ của người viết về nhân vật Cóc trong câu chuyện “Cóc kiện Trời”.

Câu 3: Tìm các câu nêu suy nghĩ, cảm xúc của người viết trong đoạn văn.

Trả lời:

Các câu nêu suy nghĩ, cảm xúc của người viết trong đoạn văn:

- Em rất thích nhân vật Cóc trong câu chuyện “Cóc kiện Trời”.

- Em rất khâm phục Cóc.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Tìm một số từ ngữ thể hiện cảm xúc có thể dùng trong đoạn văn về một nhân vật.

Trả lời:

Tìm các từ phù hợp.

Ví dụ: Ấn tượng, tuyệt vời, yêu thích, chán, thất vọng, ghét bỏ, coi thường,…

Câu 2: Đoạn văn sau nêu cảm nhận về đặc điểm nào của nhân vật?

          Trong câu chuyện Tấm Cám, nhân vật mà em không thích nhất là nhân vật dì ghẻ. Dì ghẻ là mẹ của Cám. Bà ấy là một người vô cùng độc ác. Bà luôn bắt nạt Tấm, thiên vị Cám. Khi Tấm lấy được vua, bà hết lần này đến lần khác xúi giục Cám hại Tấm để cướp ngôi hoàng hậu. Với sự độc ác của mình, cuối cùng, bà cũng bị quả báo. Nhân vật dì ghẻ thể hiện rất rõ ý của câu thành ngữ “Ở hiền, gặp lành”.

Trả lời:

Đoạn văn nêu cảm nhận về đặc điểm tính cách của nhân vật.

=> Giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 1 Viết 3: Luyện tập viết đoạn văn về một nhân vật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay