Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 cánh diều bài 1: Tuổi ngựa
Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 1: Tuổi ngựa. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 cánh diều
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 cánh diều
CHỦ ĐỀ: MĂNG NONBÀI 1: CHÂN DUNG CỦA EMĐỌC 1: TUỔI NGỰA
ĐỌC 1: TUỔI NGỰA
(15 câu)
I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Bài thơ Tuổi ngựa được viết theo thể thơ nào?
Trả lời:
Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ.
Câu 2: Bạn nhỏ tuổi gì? Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế nào?
Trả lời:
Bạn nhỏ được nói đến trong bài sinh vào năm Ngọ, nên có “tuổi Ngựa”. Mẹ bảo tuổi ấy là “tuổi đi” vì “Ngựa không yên một chỗ”.
Câu 3: “Ngựa con” theo ngọn gió rong chơi những đâu?
Trả lời:
“Ngựa con” sẽ “phi” theo bao ngọn gió - gió xanh, gió hồng, gió đen tới những miền đất lạ: miền trung du, vùng đất đỏ, vùng đại ngàn, triền núi đá. Đó là hành trình của mơ ước tuổi thơ.
Câu 4: Điều gì hấp dẫn “ngựa con” trên những cánh đồng hoa?
Trả lời:
Trên những cánh đồng hoa, “ngựa con” như bước vào thế giới vô cùng hấp dẫn, đó là những cánh đồng hoa: hoa mơ, hoa huệ, hoa cúc dại. Là “màu trắng” của hoa mơ. Là hương thơm “ngạt ngào” của hoa huệ. Là “gió và nắng xôn xao” trên các đồng cúc dại.
Câu 5: Trong khổ thơ cuối, “ngựa con” nhắn nhủ mẹ điều gì?
Trả lời:
Trong khổ thơ cuối, “ngựa con” nhắn nhủ với mẹ rằng tuy cách núi, cách rừng, cách sông, cách biển nhưng “ngựa con” vẫn nhớ đường để “tìm về với mẹ”.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Dựa vào đâu em nhận biết được thể thơ của bài thơ Tuổi ngựa?
Trả lời:
Số tiếng trên mỗi dòng thơ là 5 tiếng.
Câu 2: Bài thơ Tuổi ngựa mang giọng điệu như thế nào?
Trả lời:
Bài thơ “Tuổi ngựa” mang giọng điệu vui tươi, hồn nhiên, trong sáng.
Câu 3: Nội dung của bài thơ Tuổi ngựa là gì?
Trả lời:
Nội dung của bài thơ “Tuổi ngựa” là: Tình yêu mẹ và ước mơ đi tới những miền đất lạ, những chân trời xa xôi để hiến dâng và lao động sáng tạo.
Câu 4: Lời nhắn nhủ “ngựa con” dành cho mẹ trong khổ thơ cuối thể hiện điều gì?
Trả lời:
Lời nhắn nhủ ấy chứng tỏ “ngựa con” rất nhớ và yêu mẹ mình. “Ngựa con” còn là một chú bé rất hiếu thảo.
Câu 5: Nội dung của khổ thơ thứ nhất là gì?
Trả lời:
Khổ thơ thứ nhất giới thiệu bạn nhỏ tuổi Ngựa.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua bài thơ Tuổi ngựa?
Trả lời:
Tác giả thông qua cuộc trò chuyện của hai mẹ con về tương lai thể hiện ước mơ được khám phá những điều mới mẻ của em bé và thể hiện tình yêu thương em bé dành cho mẹ.
Câu 2: Em có cảm nhận gì về bài thơ Tuổi ngựa?
Trả lời:
Bài thơ như lời kể về cuộc nói chuyện của bạn nhỏ tuổi Ngựa với mẹ mình. Em là đứa trẻ thích bay nhảy, thích du ngoạn khắp nơi nhưng em rất yêu mẹ và dù đi đâu cũng luôn nhớ về mẹ.
Câu 3: Nếu vẽ một bức tranh minh họa bài thơ này, em sẽ vẽ như thế nào?
Trả lời:
Nếu vẽ bài thơ thành một bức tranh em sẽ vẽ thành một bức tranh rất lớn: có núi sông rừng biển bao la, những cách đồng hoa, có mặt trời mới mọc đỏ rực, một chú ngựa tía đang phi xuống đèo... và xa xa cuối chân trời là hình bóng người mẹ hiền.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Tìm một số bài thơ cùng tác giả.
Trả lời:
Một số bài thơ của Xuân Quỳnh: Sóng, Chuyện cổ tích về loài người, Gió Lào cát trắng, Hoa cỏ may, Bầu trời trong quả trứng,…
Câu 2: Em cảm nhận thế nào về tình mẫu tử qua bài thơ trên?
Trả lời:
Tình cảm con với mẹ, mẹ với con là một trong những tình cảm thiêng liêng, trân quý nhất của con người.
=> Giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 1 Chia sẻ và Đọc 1: Tuổi Ngựa