Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 cánh diều bài 2: Lên rẫy

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 2: Lên rẫy . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 cánh diều

CHỦ ĐỀ: MĂNG NON

BÀI 2: CHĂM HỌC, CHĂM LÀM

ĐỌC 2: LÊN RẪY

(15 câu)

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Bài thơ Lên rẫy được viết theo thể thơ nào?

Trả lời:

Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ.

Câu 2: Bài thơ là lời của ai? Bạn ấy đi đâu?

Trả lời:

Bài thơ là lời của bạn nhỏ. Bạn ấy cùng mẹ lên rẫy.

Câu 3: Cảnh vật thiên nhiên trên đường đi đẹp như thế nào?

Trả lời:

Cảnh vật thiên nhiên trên đường đi rất đẹp: Mặt Trời mới ló trên tre xanh, sương giăng đèn ngọn vỏ, tia nắng long lanh.

Câu 4: Tìm những từ ngữ thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ khi được giúp mẹ làm rẫy.

Trả lời:

Từ ngữ thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ khi được giúp mẹ làm rẫy là: mong đợi, xôn xao.

Câu 5: Vẻ đẹp của rẫy và khu rừng được tác giả miêu tả qua những hình ảnh nào?

Trả lời:

Vẻ đẹp của rẫy và khi rừng được tác giá miêu tả qua những hình ảnh: bắp trổ cờ non xanh, lúa làm duyên con gái, suối lượn lờ vây quanh, rừng đẹp tựa bức tranh, phong lan muôn sắc nở, hoa chuối màu thắm đỏ.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Dựa vào đâu em nhận biết được thể thơ của bài thơ Lên rẫy?

Trả lời:

Số tiếng trên mỗi dòng thơ là 5 tiếng.

Câu 2: Bài thơ Lên rẫy mang giọng điệu như thế nào?

Trả lời:

Bài thơ “Lên rẫy” mang giọng điệu vui tươi, hồn nhiên, trong sáng.

Câu 3: Bài thơ thể hiện nội dung gì?

Trả lời:

Nội dung của bài thơ “Lên rẫy” là: Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh vui nhộn bằng điểm nhìn của bạn nhỏ sống trên vùng cao.

Câu 4: Câu thơ “Giăng mắc như đèn lồng” nói về gì?

Trả lời:

Hoa chuối được giăng mắc khắp nơi trong khu rừng tựa như những chiếc đèn lồng. Câu 5: Khổ thơ sau nói lên điều gì?

Rẫy nhà em đẹp lắm

Bắp trổ cờ non xanh

Lúa làm duyên con gái

Suối lượn lờ vây quanh…

Trả lời:

Bạn nhỏ thấy được vẻ đẹp và tự hào về nương rẫy nhà mình.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua bài thơ Lên rẫy?

Trả lời:

Tác giả gợi lên không khí vui nhộn, vẽ ra một bức tranh thiên nhiên vùng cao đẹp đẽ.

Câu 2: Em có cảm nghĩ gì về bạn nhỏ trong bài thơ?

Trả lời:

Bạn nhỏ rất vui khi cùng mẹ lên rẫy cho thấy em rất thương mẹ và yêu thiên nhiên, tự hào về cảnh đẹp nơi đây và rất hào hứng mỗi khi lên rẫy.

Câu 3: Câu thơ “Giăng mắc như đèn lồng” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Trả lời:

Câu thơ sử dụng biện pháp nhân hóa.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Qua bài thơ, em có cảm nhận gì về thiên nhiên vùng cao?

Trả lời:

Khung cảnh vùng núi trập trùng đẹp như tranh; những ruộng bậc thang lúa chín vàng óng, những nương ngô xanh mướt trải dài khắp các bản làng, thung lũng. Cuộc sống của người dân vùng cao vẫn còn chút gì đó hoang sơ nhưng thật bình yên, êm ả.

Câu 2: Chúng ta nên có thái độ như thế nào đối với nơi mình đang sống?

Trả lời:

Chúng ta phải yêu thương, tự hào về nơi mình đang sống. Chúng ta phải bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa địa phương.

=> Giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 2 Đọc 2: Lên rẫy

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay