Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 cánh diều bài 3: Cau

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 3: Cau . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 cánh diều

CHỦ ĐỀ: MĂNG NON

BÀI 3: NHƯ MĂNG MỌC THẲNG

ĐỌC 1: CAU

(15 câu)

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Bài thơ Cau được viết theo thể thơ nào?

Trả lời:

Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ.

Câu 2: Tìm các khổ thơ ứng với mỗi ý sau.

  1. a. Tả hình dáng cây cau.
  2. b. Nêu ích lợi của cây cau.
  3. c. Thể hiện tình cảm của tác giả với cây cau.

Trả lời:

  1. Khổ thơ thứ nhất tả hình dáng cây cau.
  2. Khổ thơ thứ ba nêu lợi ích của cây cau.
  3. Khổ thơ cuối thể hiện tình cảm của tác giả với cây cau.

Câu 3: Mùi thơm ở câu Thoảng thơm trong hơi thở là mùi gì?

Trả lời:

Mùi thơm của hoa cau.

Câu 4: Cây cau là nơi như nào?

Trả lời:

Cây cau là nơi cho mây dừng nghỉ để đi bốn phương trời, là nơi chim về ấp trứng nở những bài ca vui.

Câu 5: Tìm từ chỉ âm thanh của tiếng chim trong bài thơ.

Trả lời:

Từ chỉ âm thanh của tiếng chim trong bài thơ là: ríu ran.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Dựa vào đâu em nhận biết được thể thơ của bài thơ Cau?

Trả lời:

Số tiếng trên mỗi dòng thơ là 5 tiếng.

Câu 2: Bài thơ Cau mang giọng điệu như thế nào?

Trả lời:

Bài thơ “Cau” mang giọng điệu nhẹ nhàng, tâm tình.

Câu 3: Nội dung của bài thơ Cau là gì?

Trả lời:

Nội dung của bài thơ “Cau” là: Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây cau.

Câu 4: Những từ ngữ nào tả hình dáng cây cau gợi cho em liên tưởng đến con người?

Trả lời:

Những từ ngữ tả hình dáng cây cau gợi cho em liên tưởng đến con người là: dáng khiêm nhường, mảnh khảnh, da bạc thếch.

Câu 5: Những từ ngữ, hình ảnh nào miêu tả cây cau như một con người giàu tình thương yêu, sẵn sàng giúp đỡ người khác?

Trả lời:

Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cây cau như một con người giàu tình thương yêu, sẵn sàng giúp đỡ người khác là: tấm lòng thơm thảo, thương yêu đàn em, nơi cho mây nghỉ, nơi cho chim ấp.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Qua hình ảnh cây cau, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì?

Trả lời:

Qua hình ảnh cây cau, tác giả bài thơ muốn nói rằng cây cối cũng giống như con người, có tình cảm, có cảm xúc. Ngoài ra, tác giả còn thể hiện một thái độ sống: phải biết ngẩng cao đầu, hiên ngang, ngay thẳng. Phải biết hiếu thảo, yêu thương mọi người và rộng lượng.

Câu 2: Câu thơ sau nói lên điều gì?

Chắc chim mới ra ràng

Ồ! Hoa cau đang nở!

Trả lời:

Câu thơ cho thấy sự ngạc nhiên của tác giả khi thấy hoa cau nở.

Câu 3: Em hiểu thế nào về bài học của cây cau “Muốn cao thì phải thẳng”?

Trả lời:

Câu thơ được hiểu như sau: Muốn phát triển được tốt, muốn đi được xa thì trước hết phải chính trực, ngay thẳng.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Qua bài thơ, em hãy nêu một số tác dụng của cây cau mà em biết?

Trả lời:

- Trái cau thường được dùng để thờ cúng, làm lễ vật trong dịp cưới xin và các cụ già thường lấy quả ăn cùng với trầu nhai cho đỏ môi, thơm miệng, chắc răng và tẩy giun sán.

- Cây cau là một loại cây dùng làm cảnh rất đẹp và thường được trồng gần nhà, dọc đường đi lại… tạo vẻ đẹp cho cảnh quan và khuôn viên cho ngôi nhà tạo nên bóng mát.

Câu 2: Em học được điều gì ở bài thơ này về cách tả cây cối?

Trả lời:

Qua bài thơ, em học thêm được về cách tả cây cối là có thể nhân hóa những đặc điểm của cây cối giống như con người.

=> Giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 3 Chia sẻ và Đọc 1: Cau

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay