Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 cánh diều bài 3: Một người chính trực

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 3: Một người chính trực. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 cánh diều

CHỦ ĐỀ: MĂNG NON

BÀI 3: NHƯ MĂNG MỌC THẲNG

ĐỌC 2: MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC

(15 câu)

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Chính trực là gì?

Trả lời:

Chính trực là ngay thẳng.

Câu 2: Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất, Tô Hiến Thành đã theo di chiếu lập ai làm vua?

Trả lời:

Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất, Tô Hiến Thành đã theo di chiếu lập thái tử Long Cán làm vua.

Câu 3: Tô Hiến Thành đã thể hiện sự chính trực như thế nào trong việc thực hiện di chiếu của vua Lý Anh Tông?

Trả lời:

Sự chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua là ông đã làm đúng di chiếu của vua, không nhận sự đút lót vàng bạc.

Câu 4: Khi Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng, Đỗ thái hậu và vua hỏi ông điều gì? Ông trả lời thế nào?

Trả lời:

Khi Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng, Đỗ thái hậu và vua hỏi ông nếu ông mất thì ai sẽ là người thay ông. Ông đã đề nghị gián nghị đại phu Trần Trung Tá.

Câu 5: Tô Hiến Thành giải thích như thế nào về sự lựa chọn của mình?

Trả lời:

Tô Hiến Thành giải thích nếu cần người hầu hạ giỏi thì cử Vũ Tán Đường, còn người tài ba giúp nước thì cử Trần Trung Tá.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Vì sao thái hậu ngạc nhiên khi biết sự lựa chọn của Tô Hiến Thành?

Trả lời:

Thái hậu ngạc nhiên khi biết sự lựa chọn của Tô Hiến Thành vì Vũ Tán Đường hết lòng vì ông nhưng ông không tiến cử.

Câu 2: Vì sao Tô Hiến Thành không chọn tiến cử Vũ Tán Đường?

Trả lời:

Vì Vũ Tán Đường không phải người tài giỏi trong việc phò tá vua lo chính sự.

Câu 3: Trong việc tìm người giúp nước, vì sao Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá?

Trả lời:

Vì Trần Trung Tá là người tài ba, có thể giúp vua lo nghị sự.

Câu 4: Nội dung của câu chuyện Một người chính trực là gì?

Trả lời:

Nội dung của câu chuyện “Một người chính trực” là: Ca ngợi sự chính trực, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành.

Câu 5: Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?

Trả lời:

Vì những con người này lúc nào cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng tư. Chính vì thế, họ làm được nhiều điều tốt đẹp cho đất nước, cho dân tộc.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Câu chuyện Một người chính trực muốn nói điều gì với chúng ta?

Trả lời:

Hãy sống ngay thẳng, thật thà, hiên ngang, mạnh mẽ.

Câu 2: Bài học em rút ra được từ câu chuyện là gì?

Trả lời:

- Chăm chỉ, cố gắng hoàn thành tốt công việc của mình.

- Trung thực, thật thà, không dối trên lừa dưới.

- Trở thành một học sinh tốt để góp phần xây dựng đất nước.

Câu 3: Tìm danh từ riêng trong câu dưới đây.

Bà cho người đem vàng bạc đút lót vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ.

Trả lời:

Danh từ riêng trong câu là: Tô Hiến Thành.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Tìm một số câu ca dao, tục ngữ hoặc thành ngữ nói về sự chính trực.

Trả lời:

Ví dụ:

- Cây ngay không sợ chết đứng.

- Ăn ngay nói thẳng.

- Thuốc đắng giã tật – Sự thật mất lòng.

- Tu thân rồi mới tề gia

Lòng ngay nói thật gian tà mặc ai.

- Những người tính nết thật thà

Đi đâu cũng được người ta tin dùng.

Câu 2: Làm thế nào để trở thành một người chính trực?

Trả lời:

- Không lừa dối mọi người.

- Ăn ngay nói thẳng.

- Biết nghiêm khắc với bản thân, không làm những điều trái đạo đức.

- Luôn có khát vọng vươn lên và hoàn thiện mình.

=> Giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 3 Đọc 2: Một người chính trực

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay