Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 cánh diều bài 4: Luyện tập tả cây cối

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 4: Luyện tập tả cây cối . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 cánh diều

CHỦ ĐỀ: MĂNG NON

BÀI 4: KHO BÁU CỦA EM

VIẾT 1: LUYỆN TẬP TẢ CÂY CỐI

(11 câu)

I. NHẬN BIẾT (01 CÂU)

Câu 1: Bài văn tả cây cối thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

Trả lời:

Bài văn tả cây cối thường gồm 3 phần. Đó là:

- Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả (cây, hoa, quả,…)

- Thân bài:

Tả từng bộ phận hoặc từng thời kì phát triển của đối tượng miêu tả.

Nêu lợi ích của đối tượng miêu tả.

- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Nêu các bước làm bài văn miêu tả cây cối.

Trả lời:

Các bước làm bài văn miêu tả cây cối:

- Chọn đối tượng miêu tả.

- Quan sát và lựa chọn những chi tiết tiêu biểu của đối tượng.

- Lập dàn bài bằng cách sắp xếp các chi tiết đó theo một thứ tự hợp lí.

- Viết thành bài văn hoàn chỉnh.

- Đọc lại và sửa lỗi.

Câu 2: Nêu các dạng miêu tả cây cối.

Trả lời:

Bài văn miêu tả cây cối có nhiều dạng khác nhau:

- Miêu tả cây cỏ.

- Miêu tả cây có hoa.

- Miêu tả cây cho bóng mát.

- Miêu tả cây đại thụ, cổ thụ.

Câu 3: Tìm ý cho đoạn văn tả bao quát một loại cây ăn quả.

Trả lời:

Cây ăn quả lựa chọn: cây cam

- Gốc cây to bằng bắp chân người lớn. Thời gian đã khoác lên thân cây chiếc áo nâu sần sùi, bạc phếch.

- Dáng cây nghiêng nghiêng, tỏa nhiều cành.

- Những cành có nhiều quả thì cong oằn xuống.

- Tán lá dày, xanh thẫm. Lá cam không to lắm, có mùi thơm như lá chanh, lá bưởi.

- Hoa nhỏ màu trắng trông thanh khiết.

- Quả cam thường kết từng chùm.

- Quả non màu xanh, quả chín màu vàng và rất mọng.

Câu 4: Tìm ý cho đoạn văn miêu tả chi tiết về cây phượng.

Trả lời:

- Gốc cây lớn, gồm nhiều rễ dài như những con rắn quấn lấy thân cây.

- Thân cây màu nâu, khoảng một vòng tay người ôm, có quét vôi trắng xung quanh.

- Lá phượng nhỏ nhắn như lá me.

- Mùa hè hoa phượng thường nở đỏ rực một khoảng trời.

- Nụ hoa phượng mọc thành từng chùm, có màu xanh, nhỏ xinh.

- Mỗi bông hoa phượng thường có năm cánh mỏng, màu đỏ.

- Hoa phượng không có mùi hương nồng nàn nhưng lại rất riêng.

- Hoa phượng nở và tiếng ve là những âm thanh quen thuộc của mùa hè.

Câu 5: Tìm ý cho phần kết bài của bài văn tả cây đa.

Trả lời:

- Nêu tác dụng của của cây đa: cây cho bóng mát.

- Cảm nghĩ của em về cây đa: thích cây đa vì cây mang vẻ đẹp cổ kính. Mùa hè, cây đa là nơi nghỉ mát cho bà con nông dân, là nơi chúng em vui đùa…

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

BÃI NGÔ

Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. Những lá ngô rộng dài, trổ mạnh mẽ, nõn nà.

Trên ngọn, một thứ búp như kết bằng nhung và phấn vươn lên. Những đàn bướm trắng, bướm vàng bay đến, thoáng đỗ rồi bay đi. Núp trong cuống lá, những búp ngô non nhú lên và lớn dần. Mình có nhiều khía vàng vàng và những sợi tơ hung hung bọc trong làn áo mỏng óng ánh.

Trời nắng chang chang, tiếng tu hú gần xa ran ran. Hoa ngô xơ xác như cỏ may. Lá ngô quắt lại rủ xuống. Những bắp ngô đã mập và chắc, chỉ còn chờ tay người đến bẻ mang về.

(Nguyên Hồng)

Câu 1: Bài văn có mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn là gì?

Trả lời:

Bài văn có 3 đoạn.

- Đoạn 1: Giới thiệu chung về sự phát triển mau chóng, mạnh mẽ của bãi ngô.

- Đoạn 2: Miêu tả sự ra hoa trổ bắp của cây ngô.

- Đoạn 3: Tả cảnh bãi ngô đã già, bắp ngô đã chắc hạt, sẵn sàng cho mùa thu hoạch.

Câu 2: Những chi tiết nào miêu tả mầm ngô và cây ngô non?

Trả lời:

Những chi tiết miêu tả mầm ngô và cây ngô non: bãi ngô non ngày càng xanh tốt, mầm ngô “lấm tấm như mạ non”, cây ngô non mềm mại vươn lên “rung rung trước gió và ánh nắng”. Lá ngô “rộng dài, trổ mạnh mẽ, nõn nà”.

Câu 3: Cho biết cây ngô được miêu tả theo cách nào?

Trả lời:

Cách thức miêu tả: Tả từng thời kì phát triển của cây.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Cần lưu ý gì về cách sử dụng từ ngữ khi viết văn?

Trả lời:

- Từ ngữ phải ngắn gọn, dễ hiểu, không viết sai chính tả.

- Từ ngữ phải thể hiện chính xác nội dung cần truyền đạt, không làm phát sinh nhiều cách hiểu.

Câu 2: Từ ngữ được sử dụng trong văn miêu tả phải như thế nào?

Trả lời:

Từ ngữ giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, nhịp điệu, âm thanh.

=> Giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 4 Viết 3: Luyện tập tả cây cối

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay