Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 cánh diều bài 6: Luyện tập tả cây cối

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 6: Luyện tập tả cây cối. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 cánh diều

CHỦ ĐỀ: MĂNG NON

BÀI 6: ƯỚC MƠ CỦA EM

BÀI VIẾT 2: LUYỆN TẬP TẢ CÂY CỐI

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Dưới đây là dàn bài miêu tả cây ổi, hãy đọc và cho biết cây được miêu tả theo cách nào?

Mở bài: Giới thiệu cây định tả.

Thân bài:

- Giới thiệu dáng cây.

- Thân cây: Tròn, nhẵn bóng, vỏ cây màu nâu nhạt. Thỉnh thoảng có những miếng vỏ khô tróc ra khỏi cây, cho thân một lớp da mới.

- Lá cây: Xanh sẫm, hình thuôn tròn hoặc hình ô van. Những đường gân trắng xếp đều đặn dọc theo xương cuống lá.

- Hoa: Trắng, nhụy vàng.

- Trái: Da trái màu xanh, với lớp thịt trắng dày, giòn, ruột trắng, hạt ổi màu vàng cứng. Trái xanh mang vị chát, trái chín vị ngọt.

Kết bài: Nêu tình cảm của bản thân đối với cây ổi.

Trả lời: 

Cây được miêu tả theo cách: Tả từng bộ phận của cây.

Câu 2: Bài văn tả cây cối thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

Trả lời: 

Bài văn tả cây cối thường gồm 3 phần. Đó là:

- Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả (cây, hoa, quả…)

- Thân bài: 

Tả từng bộ phận hoặc từng thời kì phát triển của đối tượng miêu tả.

Nêu lợi ích của đối tượng miêu tả.

- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả.

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Theo em tả cây cối là gì?

Trả lời: 

Tả cây cối là dùng lời văn miêu tả để giúp người đọc hình dung rõ cây được tả với những đặc điểm nổi bật về hình dáng, màu sắc, bộ phận của cây và sự phát triển của cây…

Câu 2: Nêu những cách mở bài văn tả cây cối?

Trả lời: 

Những cách mở bài văn tả cây cối:

- Mở bài trực tiếp: giới thiệu ngay vào cây cần tả

- Mở bài gián tiếp: nói về những chuyện có liên quan để dẫn đến giới thiệu cây cần tả.

Câu 3: Chúng ta có những cách miêu tả nào về cây cối?

Trả lời: 

Những cách miêu tả cây cối:

- Tả bao quát

- Tả lần lượt từng bộ phận của cây

- Tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây…

Câu 4: Cho biết đoạn văn trên miêu tả cây cối theo trình tự nào?

“Mùa đông, gạo thu mình ngủ giấc thật dài, lớp vỏ cây sẫm lại. Lá co cụm quấn mình giữ ấm. Xuân về, cây bừng tỉnh giấc dài, nụ và lá vươn mình đón nắng. Hạ qua tắm đượm những cơn mưa rào, cây lộng lẫy trên vương miện ánh sáng mặt trời, vừa rạng rỡ vừa tỏa bóng mát lành. Những bông hoa tươi thắm như nụ cười em bé ngày khai trường. Thu đến, cây mơ màng những câu hát buồn, lá ngâm nga thả mình về với đất mẹ.”

Trả lời: 

Đoạn văn trên miêu tả theo trình tự các mùa trong năm.

Câu 5: “Những tán lá bàng to và xòe rộng, mỗi chiếc lá in những vân sẫm, thân cây cao và vững trãi, rễ cây thì bám chặt vào đất.” Câu văn trên miêu tả cây bàng theo trình tự nào?

Trả lời: 

Câu văn trên miêu tả cây bàng theo trình tự từ trên xuống.

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Theo em nên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả cây cối?

Trả lời: 

Sử dụng các biện pháp nghệ thuật để miêu tả cây cối: nhân hóa, so sánh.

Câu 2: Tác dụng của biện pháp nghệ thuật (nhân hóa, so sánh) trong văn miêu tả cây cối?

Trả lời: 

Để sự vật (cây cối) được tả trở nên sinh động và gần gũi hơn, học sinh nên tăng cường sử dụng các biện pháp nghệ thuật (nhân hóa, so sánh) giúp hình ảnh được miêu tả tạo nhiều hình dung mới mẻ cho người đọc.

Câu 3: Cần lưu ý gì về cách sử dụng từ ngữ khi viết văn?

Trả lời: 

- Từ ngữ phải ngắn gọn, dễ hiểu, không viết sai chính tả.

- Từ ngữ phải thể hiện chính xác nội dung cần truyền đạt, không làm phát sinh nhiều cách hiểu.

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Nêu các cách kết bài của bài văn miêu tả cây cối?

Trả lời: 

Có 2 cách kết bài:

- Kết bài không mở rộng: nêu cảm nghĩ về cây

- Kết bài mở rộng: sau khi kết thúc việc miêu tả, em có bình luận thêm về lợi ích của cây, tình cảm hoặc ấn tượng đặc biệt của người viết đối với cây.

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Lá bàng

Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, lúc ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi lên chất liệu gì không? Chất sơn mài.

Đoàn Giỏi

  1. Tác giả tả lá cây bàng theo trình tự nào?
  2. Theo em, trình tự miêu tả ấy có phù hợp để tả lá cây bàng không?

Trả lời:

  1. Tác giả tả lá cây bàng theo trình tự thời kỳ phát triển của lá bàng.
  2. Trình tự miêu tả ấy phù hợp để tả lá cây bàng vì nó cho ta biết các giai đoạn phát triển của lá bàng: lá bàng mới nhú, lá bàng mọc dày, lá bàng ngả vàng, lá bàng rụng.

=> Giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 6 Viết 2: Luyện tập tả cây cối

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay