Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 8 Luyện từ và câu 1: Câu chủ đề của đoạn văn
Bộ câu hỏi tự luận Tiếng Việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8 Luyện từ và câu 1: Câu chủ đề của đoạn văn. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tiếng Việt 4 cánh diều.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 cánh diều
CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG
BÀI 8: NGƯỜI TA LÀ HOA ĐẤT
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÂU CHỦ ĐỀ CỦA ĐOẠN VĂN
I. NHẬN BIẾT
Câu 1: Em hãy cho biết câu chủ đề thông thường nằm ở vị trí nào trong đoạn?
Trả lời:
Câu chủ đề thường là câu mở đoạn, nêu ý chính (chủ đề) của đoạn văn.
Câu 2: Câu chủ đề có thể xuất hiện ở câu kết đoạn như thế nào?
Trả lời:
Câu chủ đề có thể được nhắc lại và nâng cao ở câu kết đoạn.
II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Câu chủ đề có vai trò gì trong đoạn văn?
Trả lời:
Câu chủ đề có vai trò là ý chính trong đoạn văn.
Câu 2: Tìm câu chủ đề trong đoạn văn trên?
Những bác ong vàng cần cù tìm bắt từng con sâu trong ngách lá. Kia nữa là họ hàng nhà ruồi trâu có đuôi dài như đuôi chuồn chuồn, đó chính là những “hiệp sĩ” diệt sâu róm. Lại còn những cô cậu chim sâu ít nói, chăm chỉ. Những bác cóc già lặng lẽ, siêng năng. Tất cả đều lo diệt trừ sâu bọ để giữ gìn hoa lá.
(Theo Vũ Tú Nam).
Trả lời:
Câu chủ đề trong đoạn văn: Tất cả đều lo diệt trừ sâu bọ để giữ gìn hoa lá.
Câu 3: Em có nhận xét gì về câu chủ đề của đoạn văn trên?
Trả lời:
Câu chủ đề trong đoạn văn trên có vị trí nằm ở cuối đoạn văn.
Câu 4: Xác định ý chính của đoạn văn:
Mọi người bắt tay vào việc chuẩn bị cho cuộc khiêu vũ. Người thì xén bớt cỏ để làm sân nhảy, người thì kê ghế dài xung quanh bãi cỏ đã xén gọn. Bên này, hai bạn nhanh nhẹn nhất đang dựng một cái lầu để biểu diễn nhạc. Bên kia, mười tay đàn xuất sắc đã lập thành một dàn nhạc và chơi thử ngay tại chỗ.
Trả lời:
Ý chính của đoạn văn: đoạn văn miêu tả các hoạt động của mọi người đang chuẩn bị cho cuộc khiêu vũ.
Câu 5: Viết câu chủ đề cho đoạn văn trên:
Bồ cát xây tổ trên cây sung cao chót vót. Tổ bồ cát xây ở đầu cành, trông trống trải. Chim ổ dộc xây tổ trên cành vông, tổ như treo lơ lửng trên cành. Đôi chim cu chọn chỗ xây tổ trên cây thị - nơi có nhiều mầm non vừa nhú. Lúc đầu quanh tổ trông trống trải, nhưng đến khi ấp trứng, những mầm non đã bật dậy tốt tươi, che chung quanh kín đáo.
Trả lời:
Viết câu chủ đề cho đoạn văn: Mùa xuân đến, chim bắt đầu xây tổ.
III. VẬN DỤNG
Câu 1: Nêu những điểm giống và khác nhau của câu mở đoạn và câu kết đoạn?
Trả lời:
Những điểm giống và khác nhau của câu mở đoạn và câu kết đoạn:
- Giống nhau: đều nêu cảm nghĩ về câu chuyện
- Khác nhau:
+ Câu mở đoạn: giới thiệu nội dung
+ Câu kết đoạn: bài học rút ra.
Câu 2: Tìm câu chủ đề trong đoạn văn:
Trong những câu chuyện đã đọc gần đây, em thích nhất là truyện "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Truyện kể về người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản. Quốc Toản còn nhỏ tuổi mỏ rất sốt sắng lo việc nước. Chàng đã tập hợp sáu trăm tráng sĩ thành một đội quân dưới lá cờ thêu sáu chữ vàng: “Phá cường địch, báo hoàng ân”. Đội quân của người thiếu niên anh hùng đã lập được nhiều chiến công vang dội, góp phần đánh thắng giặc Nguyên hung hãn. Truyện “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” để lại cho em ấn tượng rất sâu sắc về lòng yêu nước của thiếu nhi Việt Nam.
Trả lời:
Câu chủ đề trong đoạn văn: Trong những câu chuyện đã đọc gần đây, em thích nhất là truyện "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.
Câu 3: Cho đoạn văn sau:
Bà vừa vớt bánh chưng vừa nướng chả trên đống than đỏ rực. Mẹ bận gói giò tai – món khoái khẩu của bố. Chị hái những nắm mùi già đun một nồi nước tắm tất niên thật to. Sóc quanh quẩn dọn dẹp, thỉnh thoảng lại chạy ra đảo giúp mẹ mẻ mứt gừng, mứt bí. Bố từ đơn vị về mang theo một cành đào. Cành đào nhỏ thôi nhưng chứa đựng cả mùa xuân của núi rừng Tây Bắc.
Đặt câu chủ đề sau vào vị trí nào của đoạn văn: Cứ thế, cả nhà mỗi người một việc, hối hả mang tết về trong khoảnh khắc chiều ba mươi.
Trả lời:
Đặt câu chủ đề: “Cứ thế, cả nhà mỗi người một việc, hối hả mang tết về trong khoảnh khắc chiều ba mươi” vào cuối đọa văn.
IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Em có nhận xét gì về hình thức trình bày và vị trí câu chủ đề của đoạn văn?
Trả lời:
- Hình thức trình bày của đoạn văn: gồm các câu liên tục và không xuống dòng, trình bày một nội dung nhất định. Câu đầu tiên được viết lùi đầu dòng.
- Câu chủ đề thường ở vị trí đầu hoặc cuối đoạn văn.
Câu 2: Viết câu chủ đề cho đoạn văn sau:
Sơn Tinh có thể dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng lũ. Thuỷ Tinh có thể hô mưa gọi gió, làm thành dông bão rung chuyển cả bầu trời.
Trả lời:
Câu chủ đề cho đoạn văn: Sơn Tinh và Thủy Tinh là những người có phép có thể làm thay đổi đất trời.
=> Giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 8 Luyện từ và câu 1: Câu chủ đề của đoạn văn