Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 cánh diều Bài 7: Đại từ
Bộ câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: Đại từ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tiếng Việt 5 cánh diều.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều
CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG
BÀI 7: CHUNG SỨC ĐỒNG LÒNG
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ĐẠI TỪ
I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Đại từ là gì?
Trả lời:
Đại từ là những từ dùng để xưng hô (đại từ xưng hô: tôi, ta, nó...) hoặc để hỏi (đại từ nghi vấn: gì, đâu, nào, bao nhiêu...), để thay thế các từ ngữ khác (đại từ thay thế: thế, vậy, đó, này...)
Câu 2: Đại từ có thể thay thế cho những loại từ nào?
Trả lời:
Đại từ có thể thay thế cho danh từ, động từ, tính từ hoặc cả danh từ, cụm động từ, cụm tính từ nhằm tránh lặp từ.
Câu 3: Đại từ có vai trò gì trong câu?
Trả lời:
Câu 4: Đại từ “sao, thế nào” là đại từ dùng để làm gì?
Trả lời:
Câu 5: Xác định đại từ trong câu “Chúng tôi thấy mùa hè nắng nóng, ai cũng sợ”?
Trả lời:
II. KẾT NỐI (04 CÂU)
Câu 1: Hãy phân biệt đại từ xưng hô ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và ngôi thứ ba?
Trả lời:
Ngôi thứ nhất: Chỉ người nói (tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta...)
Ngôi thứ hai: Chỉ người nghe (bạn, mày, cậu, các bạn, anh, chị...)
Ngôi thứ ba: Chỉ người hoặc vật được nhắc đến (nó, họ, hắn, bọn họ...)
Câu 2: Tìm đại từ nghi vấn trong các câu dưới đây và xác định mục đích sử dụng tương ứng với mỗi đại từ đó.
a. Anh muốn gặp ai?
b. Sao con về muộn thế?
c. Bạn làm được mấy bài tập rồi?
d. Bao giờ cháu về quê?
e. Nó ngồi ở đâu?
Trả lời:
a. Đại từ nghi vấn “ai” hỏi về người
b. Đại từ nghi vấn “sao” hỏi về nguyên nhân
c. Đại từ nghi vấn “mấy” hỏi về số lượng
d. Đại từ nghi vấn “bao giờ” hỏi về thời gia
e. Đại từ nghi vấn “ở đâu” hỏi về địa điểm
Câu 3: Tìm các đại từ thay thế thích hợp cho chỗ trống và cho biết chúng được dùng để thay cho từ ngữ nào trong các câu dưới đây:
a) Sáng tinh mơ, gà trống choai đã nhảy lên đống rơm để tập gáy. .... bắt chước bác gà trống lấy hơi thật sâu, rồi cất tiếng thật vang ò ó o.
b) Trước mắt hai anh em là cánh đồng cỏ rộng lớn mênh mông. Ở ..., đàn bò đang thong thả gặm cỏ.
Trả lời:
Câu 4: Chọn đại từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây:
a) Con suối chảy róc rách suốt cả mùa hè, nên giờ ... đã thấm mệt, phải ngủ say để dưỡng sức.
b) Chiếc bánh quy này do chính tay cô Tư làm ra và ... rất tự hào về sản phẩm của mình.
Trả lời:
III. VẬN DỤNG (02 CÂU)
Câu 1: Tìm các dùng để xưng hô trong đoạn văn sau và nhận xét về thái độ của người nói qua các từ ngữ đó.
Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:
- Em đừng sợ. Hãy trở về cũng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.
Rồi tôi dắt Nhà Trò đi. Được một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện.
Theo Tô Hoài
Trả lời:
Đại từ xưng hô: tôi, em
Nhận xét về thái độ của người nói: các từ xưng hô trong đoạn văn không chỉ thể hiện tính cách mà còn làm rõ thái độ trách nhiệm, sự quyết đoán, và tình thương yêu của người nói.
Câu 2: Cho các câu sau:
- Chúng tôi lang thang không có mục đích trong vườn đào rộng lớn
- Hôm ấy, không ai bảo ai, em và chị gái đều tự động dậy sớm, dọn dẹp phòng gọn gàng, ngăn nắp.
- Mới sáng sớm, ánh nắng đã chói chang, không biết mùa hạ bao giờ mới kết thúc nhỉ?
- Mấy chú sóc ấy hôm nào cũng chăm chỉ hái quả thông đem về tổ.
a) Tìm các đại từ xuất hiện trong những câu văn trên
b) Xếp các đại từ vừa tìm được vào các nhóm sau: đại từ nhân xưng, đại từ nghi vấn, đại từ thay thế.
Trả lời:
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
=> Giáo án Tiếng Việt 5 cánh diều bài 7: Đại từ