Câu hỏi tự luận Tin học 6 kết nối tri thức Bài 1: Thông tin và dữ liệu

Bộ câu hỏi tự luận Tin học 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1: Thông tin và dữ liệu. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tin học 6 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án Tin học 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

BÀI 1: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU (15 CÂU)

  1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Thông tin là gì? Vật mang tin là gì?

Trả lời:

Thông tin là những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình. Vật mang tin là phương tiện được dùng để lưu trữ và truyền tải thông tin, ví dụ như giấy viết, đĩa CD, thẻ nhớ,…

Câu 2: Dữ liệu là gì? Dữ liệu được thể hiện dưới những dạng nào?

Trả lời:

Thông tin được ghi lên vật mang tin trở thành dữ liệu. Dữ liệu được thể hiện dưới dạng con số, văn bản, hình ảnh và âm thanh.

Câu 3: Sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu?

Trả lời:

Dữ liệu là thông tin thô, không có ý nghĩa đến khi được xử lý và tổ chức để tạo ra thông tin có ý nghĩa và hữu ích.

Câu 4: Tầm quan trọng của thông tin đối với con người? Thông tin đúng có giúp ích cho con người không?

Trả lời:

Thông tin đem lại hiểu biết cho con người. Mọi hoạt động của con người đều cần đến thông tin. Thông tin đúng có giúp ích cho con người, thông tin đúng giúp con người đưa ra những lựa chọn tốt, giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả.

  1. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Phân biệt rõ ràng giữa thông tin và dữ liệu qua ví dụ cụ thể trong thực tế?

Trả lời:

Trong thực tế, ví dụ rõ ràng giữa thông tin và dữ liệu là:

Một cửa hàng đã ghi chép lại số lượng sản phẩm đã bán trong mỗi giờ thì đó chính là dữ liệu. Từ bảng số liệu trên, cửa hàng có thể phân tích và rút ra thông tin là sản phẩm nào là sản phẩm nào bán chạy nhất trong ngày.

Câu 2: Em hãy nêu ví dụ về vật mang tin giúp ích cho việc cập nhật thông tin xã hội?

Trả lời:

Một số vật mang tin giúp ích cho việc cập nhật thông tin xã hội là: sách báo, tranh ảnh, TV, radio,…

Câu 3: Em hãy giải thích tại sao dữ liệu lại quan trọng trong cuộc sống hàng ngày?

Trả lời:

Dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày vì nó cung cấp thông tin cần thiết để hiểu và thích nghi với thế giới xung quanh.

Câu 4: Làm thế nào để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin được tạo ra từ dữ liệu?

Trả lời:

Để đảm bảo tính chính xác, thông tin cần được kiểm tra, xác minh từ nguồn dữ liệu tin cậy và qua quá trình xử lý, phân tích chính xác để tránh sai sót.

III, VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Em hãy nêu ví dụ cho thấy thông tin giúp em:

a, Có những lựa chọn trang phục phù hợp hơn.

b, Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Trả lời:

a, Em xem thời khóa biểu và biết hôm nay có môn thể dục nên em sẽ mặc quần áo thể dục

b, Khi tham gia giao thông bạn cần phải đi bên phải, đi đúng phần đường, làn đường và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

Câu 2: Xét 2 tình huống sau:

Tình huống 1: Cô giáo trả bài kiểm tra, em xem và biết mình được 8 điểm.

Tình huống 2: Bác sĩ nghe tim của bệnh nhân để khám bệnh.

Với mỗi tình huống mô tả trên, em hãy trả lời câu hỏi sau:

Có vật mang tin trong tình huống này không? Nếu có thì đó là gì?

Trả lời:

Cả hai tình huống trên đều có vật mang tin.

- Tình huống 1: Vật mang tin là tờ giấy kiểm tra cô đưa.

- Tình huống 2: Số hiển thị trên ống nghe của bác sĩ.

Câu 3: Cho tình huống: Kĩ sư xem bản vẽ để chỉ huy xây dựng công trình. Em hãy trả lời lần lượt hai câu hỏi sau:

a, Vật mang tin trong tình huống này là gì?

b, Thông tin trong tình huống này là thông tin dạng gì (chữ và số, hình ảnh hoặc âm thanh)?

Trả lời:

a, Vật mang tin trong tình huống này là: bản vẽ hoặc hình vẽ trên giấy.

b, Thông tin trong tình huống này là thông tin dạng: Hình ảnh, dạng chữ và số.

Câu 4: Xác định dữ liệu, thông tin trong các tình huống sau:

a, Khi tham gia giao thông đường bộ, Minh nhìn thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ nên Minh đã dừng xe lại trước vạch kẻ đường.

b, Khi đi thăm quan, Hà đã chụp lại những nơi có cảnh đẹp rồi chia sẻ cho các bạn cùng xem

Trả lời:

a, Dữ liệu là: đèn giao thông chuyển sang màu đỏ

- Thông tin là: Minh biết luật giao thông đường bộ đó chính là các phương tiện tham gia giao thông trên đường phải dừng lại khi đèn giao thông màu đỏ

b, Dữ liệu là: Cảnh vật nơi bạn Hà đến thăm quan và những bức ảnh mà Hà đã chụp khi đi thăm quan

- Thông tin là: Hà nhận biết được cảnh đẹp và muốn chia sẻ cảnh đẹp đó cho các bạn cùng xem

  1. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: 

Biển báo trên là dữ liệu hay vật mang tin? Hãy nêu những thông tin em biết về biển báo trên?

Trả lời:

- Biển báo trên là vật mang tin. 

- Những thông tin là: Biển báo trên là biển cấm đi ngược chiều. Biển báo có nghĩa là những phương tiện đang di chuyển đúng hướng sẽ không được phép quay đầu xe theo hướng ngược lại. Nếu các phương tiện vi phạm lỗi đi ngược chiều sẽ bị phạt.

Câu 2: Hãy phân tích cách em có thể sử dụng dữ liệu để cải thiện hiệu suất học tập của em

Trả lời:

Để cải thiện hiệu suất học tập, dữ liệu có thể giúp em:

- Theo dõi tiến độ học tập: Dữ liệu từ các kết quả của các bài kiểm tra. Rồi từ dữ liệu đó em biết điểm mạnh và điểm yếu để cải thiện

- Phân tích thói quen học tập: Ghi chép lại dữ liệu như thời gian học tập, cách tiếp cận nội dung và cảm nhận về sự hiệu quả của môn học. Dữ liệu này giúp em điều chỉnh lịch trình học, thay đổi phương pháp học phù hợp.

- Đặt mục tiêu cụ thể: Dựa trên dữ liệu về tiến trình, điều chỉnh kế hoạch học tập và thiết lập mục tiêu mới để duy trì động lực và tiến bộ trong học tập.

Câu 3: Em hãy phân tích cách một doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu để cải thiện hiệu suất kinh doanh của họ.

Trả lời:
Một doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu để cải thiện hiệu suất kinh doanh của họ theo các cách sau:

- Phân tích khách hàng: Sử dụng dữ liệu khách hàng để hiểu rõ hơn về hành vi mua hàng, sở thích và nhu cầu của họ. Từ đó tùy chỉnh chiến lược bán hàng để phù hợp với nhu cầu khách hàng, tăng cường tương tác và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

- Quản lý hiệu suất và Tài nguyên nhân sự: Sử dụng dữ liệu để đánh giá hiệu suất nhân sự, hiểu rõ về mô hình làm việc, và xác định yếu tố ảnh hưởng đến năng suất. Tối ưu hóa phân bổ tài nguyên và đào tạo nhằm tăng cường năng suất làm việc và sự hài lòng của nhân viên.

- Dự đoán tương tác và tính toán hành vi tiêu dùng: Phân tích dữ liệu để dự đoán xu hướng thị trường, hành vi tiêu dùng, và tương tác trực tuyến. Áp dụng các mô hình chiến lược để thích nghi nhanh với biến đổi của thị trường.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Tin học 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay