Đáp án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều Bài 10: Các nhóm thủy sản và phương thức nuôi phổ biến

File đáp án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều Bài 10: Các nhóm thủy sản và phương thức nuôi phổ biến. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

BÀI 10. CÁC NHÓM THỦY SẢN VÀ PHƯƠNG THỨC NUÔI PHỔ BIẾN

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi:Hãy kể tên các đối tượng nuôi thủy sản có giá trị kinh tế cao.

Giải chi tiết:

Một số đối tượng nuôi thủy sản có giá trị kinh tế cao:

- Tôm

- Cá tra

- Cá basa

- Cá hồi

- Hàu, mực

- ...

1.    PHÂN LOẠI CÁC NHÓM THỦY SẢN

Câu hỏi: Căn cứ vào nguồn gốc, thủy sản được phân thành mấy nhóm.

Giải chi tiết:

Phân chia các nhóm thủy sản:

Nhóm bản địa: những loài có phân bố tự nhiên tạ Việt Nam. Ví dụ: cá chép, cá tra, cá vược, tôm hùm cua biển, nghêu (ngao),...

Nhóm ngoại nhập: những loài không có phân bê tự nhiên tại Việt Nam, được nhập vào Việt Nam đã nuôi. Ví dụ: cá hồi vân, cá tầm, tôm thẻ chân trắng rong nho,...

Câu hỏi: Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, thủy sản được phân loại như thế nào? Cho ví dụ?

Giải chi tiết:

- Nhóm cá: Cả là động vật có xương sống, đa số biển nhiệt và hô hấp bằng mang.

+ Ví dụ: cá chép, cá tra, cá mè, cá giò, cá vược (cá chẽm).....

- Nhóm giáp xác: Giáp xác là động vật không xương sống. Cơ thể được bao bọc bởi lớp xương ngoài còn được gọi là lớp vỏ kitin. Cơ thể và chân phân đốt, hô hấp bằng mang, sinh trưởng qua các lần lột xác.

+ Ví dụ: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, cua biển,..

- Nhóm động vật thân mềm (nhuyễn thể): nhóm động vật không xương sống, thường có lớp vỏ đá vôi bao bọc và nâng đỡ cơ thể

+ Ví dụ: nhàu, nghêu, vẹm vỏ xanh, bào ngư, ốc nhồi, ốc hương....

- Nhóm bò sát, lưỡng cư

+ Bò sát là nhóm động vật có màng ối, gồm: rùa, ba ba, rùa biển, cá sấu,...

+ Lưỡng cư là nhóm động vật có xương sống, biển nhiệt. Vòng đời trải qua giai đoạn phát triển ấu trùng ở nước, hô hấp bằng mang, giai đoạn trưởng thành sống trên cạn và hô hấp bằng phổi. Đại diện nhóm này là ếch.

- Nhóm rong, tảo: là các loài thực vật bậc thấp, cơ thể chưa phân thành thân, rễ, lá thật. Cấu trúc cơ thể có thể là đơn bào, đa bào dạng tập đoàn, dạng sợi.

+ Ví dụ: Nhóm này gồm rong biển (rong câu, rong sụn, rong nho,...) và các vi tảo như tảo lục, tảo mắt, tảo silic....

Câu hỏi: Căn cứ vào tính ăn, động vật thủy sản được phân chia như thế nào?

Giải chi tiết:

- Nhóm ăn thực vật: những loài thuỷ sản có phô thức ăn là thực vật. Ví dụ: cá mè trắng, cá trắm cỏ, cá bỗng....

- Nhóm ăn động vật: những loài thuỷ sản có phổ thức ăn là động vật, có tính săn mồi. Ví dụ: cá quả, cá vược, cá mú (cá song)....

- Nhóm ăn tạp: những loài thuỷ sản có phô thức ăn là cả động vật, thực vật và mùn bã hữu cơ. Ví dụ: cá tra, cá rô phi, cá trôi....

Câu hỏi: Dựa trên các yếu tố môi trường, động vật thủy sản được phân chia như thế nào?

Giải chi tiết:

- Theo nhiệt độ

+ Nhóm thuỷ sản nước lạnh: những loài thuỷ sản ra nhiệt độ thấp như cá hồi vân, cá tầm.

+ Nhóm thuỷ sản nước ấm: những loài ưa nhiệt độ ấm áp như cá tra, tôm càng xanh, tôm sú,...

- Theo môi trường nước sinh sống

+ Nhóm thuỷ sản nước ngọt: cá chép, cá mè, cá trắm cỏ, cá quả, cá rô phi,...

+ Nhóm thuỷ sản nước lợ, mặn: cá giò, cá vược, tôm hùm, nghêu, hàu,...

Luyện tập: Quan sát Hình 10.1 và phân loại thủy sản theo nguồn gốc và đặc tính sinh học.

Giải chi tiết:

Phân loại theo:

- Nguồn gốc:

+ Nhóm bản địa: a, b, e, h, i, l, m

+ Nhóm ngoại nhập: c, d, g, k, n, p, q, r

- Đặc tính sinh học:

+  Nhóm cá: a, b, k, m, r

+ Nhóm giáp xác: e, g, p, q

+ Nhóm động vật thân mềm: h, n

+ Nhóm bò sát lưỡng cư: i, l

+ Nhóm rong, tảo: c, d

Vận dụng: Hãy kể tên và phân loại một số động vật thủy sản phổ biến ở địa phương em theo nguồn gốc và đặc tính sinh học.

Giải chi tiết:

- Động vật thủy sản: cá rô phi, cá trắm, ốc hương, hàu sữa, cua biển, rong nho, ếch đồng, tôm nữ hoàng,...

- Phân loại

+ Nguồn gốc:

  • Nhóm bản địa: cá rô phi, cá trắm, ốc hương, hàu sữa, ếch đồng
  • Nhóm ngoại nhập: cua biển, rong nho, tôm nữ hoàng

+ Đặc tính sinh học:

  • Nhóm cá: cá rô phi, cá trắm
  • Nhóm giáp xác: cua biển, tôm nữ hoàng
  • Nhóm động vật thân mềm: ốc hương, hàu sữa
  • Nhóm bò sát lưỡng cư: ếch đồng
  • Nhóm rong, tảo: rong nho.

2.    MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN PHỔ BIẾN

Câu hỏi: Có những phương thức nuôi trồng thủy sản nào? Hãy nêu ưu nhược điểm của từng phương thức.

Giải chi tiết:

- Nuôi trồng thủy sản quảng canh:

+ Ưu điểm: có vốn vận hành sản xuất thấp do không phải chi phí nhiều cho con giống và thức ăn.

+ Nhược điểm: năng suất và lợi nhuận thấp, khó khăn trong việc quản lí và vận hành sản xuất.

- Nuôi trồng thủy sản bán thâm canh:

+ Ưu điểm: phù hợp với nhiều người dân về mức đầu tư và kĩ thuật nuôi. Lợi nhuận trên một đơn vị diện tích cao, dễ dàng vận hành và quản lí.

+ Nhược điểm: năng suất chưa đạt tối ưu trên một đơn vị diện tích.

- Nuôi trồng thủy sản thâm canh:

+ Ưu điểm: năng suất cao, kiểm soát được các khâu trong quá trình nuôi.

+ Nhược điểm: cần vốn đầu tư lớn, đồng thời người nuôi phải nắm vững kĩ thuật nuôi và có nhiều kinh nghiệm thực tế.

Tìm hiểu thêm: Hãy tìm hiểu về mô hình nuôi tôm trong rừng ngập mặn

Giải chi tiết:

- Nuôi tôm trong rừng ngập mặn là mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp giữa việc nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng với việc bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn.

- Mô hình này được triển khai ở các khu vực ven biển, nơi có hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển.

Luyện tập: Nêu tên các phương thức nuôi trồng thủy sản có trong Hình 10.2

Giải chi tiết:

  1. Nuôi trồng thủy sản quảng canh
  2. Nuôi trồng thủy sản bán thâm canh
  3. Nuôi trồng thủy sản thâm canh

Vận dụng: Hãy nêu các phương thức nuôi trồng thủy sản phổ biến ở địa phương em và giải thích cơ sở nuôi trồng lại lựa chọn phương thức đó.

Giải chi tiết:

- Địa phương em đang áp dụng phương thức nuôi trồng thủy sản bán thâm canh.

- Lí do:

+ Mô hình bán thâm canh áp dụng các kỹ thuật tiên tiến như cho ăn công nghiệp, sục khí, quản lý môi trường,... giúp tăng năng suất cao hơn so với mô hình quảng canh.

+ Mô hình bán thâm canh giúp tiết kiệm chi phí thức ăn, thuốc thú y,... so với mô hình thâm canh.

+ Hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình quảng canh, nhưng thấp hơn so với mô hình thâm canh.

+ Mô hình bán thâm canh hạn chế được ô nhiễm môi trường so với mô hình thâm canh do sử dụng ít hóa chất và thức ăn công nghiệp hơn.

+ Phù hợp với nhiều điều kiện hơn so với mô hình thâm canh, nhưng ít phù hợp hơn so với mô hình quảng canh.

+ Mô hình bán thâm canh có thể duy trì sản xuất lâu dài do sử dụng các biện pháp quản lý môi trường hợp lý.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay