Đáp án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều Bài 11: Một số chỉ tiêu cơ bản của môi trường nuôi thủy sản

File đáp án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều Bài 11: Một số chỉ tiêu cơ bản của môi trường nuôi thủy sản. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

BÀI 11. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi:Nguồn nước nuôi thủy sản cần đảm bảo những yêu cầu nào?

Giải chi tiết:

Nguồn nước nuôi thủy sản cần đảm bảo những yêu cầu sau:

- Yêu cầu về thủy lí: Nhiệt độ nước, độ trong của nước, ...

- Yêu cầu thủy hóa: Hàm lượng oxygen hòa tan, độ mặn,...

- Yêu cầu thủy sinh: thực, động vật thủy sinh,...

1.    CÁC YÊU CẦU CHÍNH CỦA MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN

Câu hỏi: Trình bày những yêu cầu về nhiệt độ nuôi nước thủy  sản.

Giải chi tiết:

- Mỗi loài thuỷ sản yêu cầu mức nhiệt độ phù hợp khác nhau, nhiệt độ nằm ngoài khoảng phù hợp sẽ làm giảm sinh trưởng của chúng.

- Khoảng nhiệt độ phù hợp để nuôi các loài cá vùng nhiệt đới (ví dụ cá rô phi) là từ 25 đến 30 °C, trong khi điều kiện nhiệt độ phù hợp cho các loài cá nước lạnh (ví dụ cá hồi vân) là khoảng từ 13 đến 18 °C.

- Để xác định nhiệt độ nước hệ thống nuôi, người ta sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân hoặc các máy đo nhiệt độ điện tử.

Vận dụng: Ở Việt Nam, địa phương nào có nhiệt độ phù hợp để nuôi cá hồi vân?

Giải chi tiết:

-  Những địa phương Miền Bắc phù hợp để nuôi cá hồi vân:

+ Sa Pa

+ Mù Cang Chải

+ Hòa Bình

+ ...

Câu hỏi:

  1. Độ trong và màu nước ao nuôi thuỷ sản chủ yếu do thành phần nào quyết định?
  2. Màu nước và độ trong như thế nào thì phù hợp cho ao nuôi cá nước ngọt, ao nuôi tôm nước mặn?

Giải chi tiết:

  1. Độ trong và màu nước ao nuôi thuỷ sản chủ yếu do các loài vi tảo có trong nước quyết định
  2. Màu nước và độ trong phù hợp cho ao nuôi cá nước ngọt, ao nuôi tôm nước mặn:

- Màu phù hợp cho ao nuôi cá nước ngọt là màu xanh lục nhạt (xanh nõn chuối) do tảo lục phát triển mạnh. Màu nước phù hợp cho ao nuôi tôm là màu vàng nâu (màu nước trà) do các loại tảo sillic phát triển mạnh trong môi trường nước mặn, lợ

- Độ trong phù hợp cho ao nuôi cá từ 20 đến 30 cm và cho ao nuôi tôm từ 30 đến 45 cm. Những ao nuôi mật độ cao, sử dụng nhiều thức ăn thường có nhiều chất thải làm cho tào phát triển quá mức, giảm độ trong, ảnh hưởng xấu đến đối tượng nuôi.

Câu hỏi:

  1. Hãy nêu các nguồn cung cấp oxygen cho ao nuôi thuỷ sản.
  2. Hàm lượng oxygen hoà tan phù hợp cho động vật thuỷ sản là bao nhiêu?

Giải chi tiết:

  1. Nguồn cung cấp oxygen cho ao nuôi thuỷ sản

- Khuếch tán từ không khí

- Quang hợp của thực vật thuỷ sinh

  1. Hàm lượng oxygen hoà tan lớn hơn 5 mg/L phù hợp cho hầu hết các loài động vật thuỷ sản sinh trưởng, khi giảm thấp (dưới 3 mg/L) sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng và tỉ lệ sống của động vật thuỷ sản. Trong thuỷ vực, hàm lượng oxygen thường thấp vào ban đêm đến rạng sáng, cao hơn vào ban ngày, đặc biệt vào những ngày trời nắng và ở thuỷ vực có nhiều thực vật phù du phát triển.

Luyện tập:

  1. Ao nuôi thuỷ sản thường có hàm lượng oxygen hoà tan thấp khi nào?
  2. Làm thế nào để xác định được lượng oxygen hoà tan trong nước?

Giải chi tiết:

  1. Ao nuôi thuỷ sản thường có hàm lượng oxygen hoà tan thấp khi nào?

- Khi nhiệt độ nước tăng cao, khả năng hoà tan oxygen của nước giảm.

- Khi áp suất khí quyển thấp, lượng oxygen hoà tan trong nước cũng giảm.

- Mưa lớn có thể làm giảm độ mặn của nước, dẫn đến giảm khả năng hoà tan oxygen.

- Gió yếu làm giảm sự trao đổi khí giữa nước và không khí, dẫn đến giảm lượng oxygen hoà tan trong nước.

- Nắng nóng kéo dài làm tăng tốc độ quang hợp của tảo, dẫn đến sự cạnh tranh oxygen giữa tảo và các sinh vật khác trong ao.

- Khi mật độ nuôi cao, lượng oxygen tiêu thụ bởi các sinh vật trong ao sẽ tăng, dẫn đến giảm lượng oxygen hoà tan.

- Thức ăn dư thừa sẽ phân hủy, tiêu thụ oxygen trong ao.

  1. Xác định được lượng oxygen hoà tan trong nước

Phân tích chuẩn độ trong phòng thí nghiệm, đo tại hiện trường bằng máy đo oxygen điện tử hoặc dùng bộ KIT đo nhanh bằng phương pháp so màu.

Vận dụng: Vì sao những ao nuôi cá nước chảy ở vùng miền núi luôn có hàm lượng oxygen hoà tan cao mà không cần sử dụng sục khí?

Giải chi tiết:

- Nước ở vùng miền núi thường chảy từ các khe suối, sông ngòi, có hàm lượng oxygen hoà tan cao do tiếp xúc trực tiếp với không khí.

- Nước chảy liên tục giúp cung cấp oxygen mới cho ao nuôi, đồng thời loại bỏ khí độc hại như CO2 ra khỏi ao.

- Vùng miền núi có địa hình dốc, giúp nước chảy nhanh hơn, tăng cường sự trao đổi khí giữa nước và không khí.

- Ao nuôi cá thường được xây dựng ở những nơi có dòng nước chảy mạnh, giúp tăng lượng oxygen hoà tan trong ao.

- Vùng miền núi thường có nhiệt độ thấp hơn so với vùng đồng bằng, giúp tăng khả năng hoà tan oxygen của nước.

Câu hỏi: Khoảng giá trị pH phù hợp cho các đối tượng nuôi thuỷ sản là bao nhiêu?

Giải chi tiết:

Khoảng pH phù hợp cho các loài động vật thuỷ sản sinh trưởng từ 6,5 đến 8,5.

Câu hỏi:

  1. Hãy nêu nguồn gốc sản sinh ra ammonia trong ao nuôi thuỷ sản. Hợp chất này có ảnh hưởng gì đến động vật thuỷ sản?
  2. Vi sao ao nuôi mật độ cao thường có hàm lượng ammonia tăng cao?

Giải chi tiết:

  1. Khí ammonia có nguồn gốc từ chất thải, chất bài tiết của động vật thuỷ sản và từ quá trình phân huỷ các chất thải hữu cơ chứa nitrogen. Những ao nuôi thuỷ sản mật độ cao, sử dụng nhiều thức ăn thường có hàm lượng ammonia cao
  2. Vì:

- Ao nuôi mật độ cao có nhiều cá, dẫn đến lượng thức ăn tiêu thụ và chất thải bài tiết cao.

- Chất thải của cá bao gồm thức ăn dư thừa, phân, xác tảo,… là những nguồn cung cấp ammonia cho ao nuôi.

- Ao nuôi mật độ cao thường có lượng oxy hòa tan thấp, hạn chế hoạt động của các vi sinh vật phân hủy ammonia.

- Vi sinh vật phân hủy ammonia cần oxy để chuyển đổi ammonia thành nitrite và nitrate. Khi thiếu oxy, quá trình này diễn ra chậm chạp, dẫn đến tích tụ ammonia trong ao.

- Ao nuôi mật độ cao thường có diện tích mặt nước nhỏ, hạn chế sự trao đổi khí với môi trường bên ngoài.

- Ammonia là một khí có thể bay hơi, nhưng ao nuôi mật độ cao có diện tích mặt nước nhỏ, hạn chế sự thoát ammonia ra ngoài môi trường.

Câu hỏi: Hãy nêu yêu cầu về độ mặn của nước nuôi thuỷ sản

Giải chi tiết:

Độ mặn trong nước đề cập đến tổng hàm lượng các ion có trong nước, trong đó, thành phần muối NaCl chiếm chủ yếu. Độ mặn thường được thể hiện bằng số gram của chất tan có trong 1 kilogram dung dịch, đơn vị phần nghìn (%0).

Căn cứ vào độ mặn của nước, nước tự nhiên được phân chia thành: nước ngọt (khoảng 0,01 – 0,5 %); nước lợ phát triển quá mức, dẫn đến hàm lượng oxygen và pH trong nước biến động lớn (khoảng 0,5 -30%), nước mặn (khoảng 30 – 40 %) và nước rất mặn (trên 40%).

Cá tra, cá mè trắng là loài hẹp muối, có thể sống sót và sinh trưởng ở độ mặn khoảng từ 0 đến 10 %%, cá rô phí, cá vược và tôm thẻ chân trắng là loài rộng muối, có khả năng sinh trưởng ở độ mặn từ 0 đến 35 %0. Khi thay đổi độ mặn môi trường nuôi, động vật thuỷ sản cần phải có thời gian để thích nghi.

Để đo độ mặn, người ta có thể sử dụng khúc xạ kế, tỉ trọng kế hoặc các thiết bị đo điện tử.

Câu hỏi: Hãy nêu vai trò của thực vật thuỷ sinh trong thuỷ vực.

Giải chi tiết:

Hệ thực vật thủy sinh giúp điều hoà môi trường nuôi, thông qua việc tạo ra oxygen hoà tan, đồng thời hấp thụ ammonia, carbon dioxide trong nước.

Câu hỏi: Động vật thuỷ sinh có vai trò gi trong thuỷ vực?

Giải chi tiết:

Động vật thủy sinh phù du và động vật đáy là thức ăn tự nhiên thiết yếu cho tôm, cá, đặc biệt là giai đoạn cả bột, ấu trùng.

Câu hỏi: Những thủy vực nào thường có mật độ vi sinh vật cao?

Giải chi tiết:

- Ao nuôi trồng thủy sản: Do mật độ con nuôi cao, thức ăn dư thừa và chất thải bài tiết tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.

- Hồ, sông: Nguồn nước giàu dinh dưỡng, đặc biệt là khu vực gần cửa sông hoặc nơi có hoạt động nông nghiệp.

- Đầm lầy: Môi trường yếm khí, giàu chất hữu cơ phân hủy tạo điều kiện lý tưởng cho vi sinh vật kỵ khí phát triển.

- Vùng ven biển: Nơi có nhiều sinh vật phù du, tảo và các chất hữu cơ từ đất liền chảy ra.

- Vùng biển sâu: Nơi có các khe hở thủy nhiệt, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho vi sinh vật ưa nhiệt.

2.    CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN

Câu hỏi: Hãy phân tích ảnh hưởng thời tiết, khí hậu vùng nuôi đối với hoạt động nuôi thuỷ sản.

Giải chi tiết:

Thời tiết, khí hậu khu vực nuôi ảnh hưởng đến mức nhiệt trung bình và biến động nhiệt độ theo các mùa trong năm của thuỷ vực. Mỗi nhóm động vật thuỷ sản có khả năng sống sót, sinh trưởng và sinh sản ở các khoảng nhiệt độ khác nhau. Do đó, đặc trưng thời tiết, khí hậu từng vùng là cơ sở xác định đối tượng nuôi phù hợp, mùa vụ thả giống và số vụ nuôi trong năm.

Ví dụ: Ở miền Bắc, thả giống thuỷ sản từ tháng 3 đến tháng 4. Ở miền Nam, thả giống thuỷ sản quanh năm.

 

Luyện tập: Vì sao mùa vụ thả nuôi thuỷ sản ở miền Bắc và miền Nam lại khác nhau?

Giải chi tiết:

Do hai miền có điều kiện tự nhiên khác nhau:

- Miền Bắc:

+ Mùa đông lạnh: Nhiệt độ nước thấp không phù hợp cho nhiều loài thuỷ sản phát triển, đặc biệt là các loài ưa nhiệt.

+ Mùa mưa bão: Lũ lụt có thể gây thiệt hại cho ao nuôi, ảnh hưởng đến chất lượng nước và sức khoẻ con nuôi

+ Mùa xuân: Khi nhiệt độ nước tăng dần, thích hợp cho các loài thuỷ sản sinh trưởng.

+ Mùa thu: Sau mùa mưa bão, khi mực nước ổn định và chất lượng nước được cải thiện.

- Miền Nam:

+ Khí hậu ôn hòa: Nhiệt độ nước cao quanh năm, phù hợp cho nhiều loài thuỷ sản nuôi trồng.

+ Mùa mưa: Lượng mưa dồi dào giúp cung cấp nước cho ao nuôi, tạo điều kiện cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

+ Mùa vụ chính: Từ tháng 1 đến tháng 4, sau mùa mưa, khi mực nước ổn định và nguồn nước dồi dào.

+ Mùa vụ phụ: Từ tháng 5 đến tháng 12, có thể nuôi các loài chịu được nhiệt độ cao và ít chịu ảnh hưởng bởi biến động môi trường.

Câu hỏi: Điều kiện thổ nhưỡng và nguồn nước tự nhiên của vùng ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng môi trường nước nuôi thuỷ sản?

Giải chi tiết:

- Ảnh hưởng của điều kiện thổ nhưỡng:

+ Loại đất: Đất sét giữ nước tốt hơn đất cát, nhưng có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong ao nuôi.

+ Độ dốc: Đất dốc dễ bị xói mòn, dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.

+ Thành phần dinh dưỡng: Đất giàu dinh dưỡng có thể thúc đẩy sự phát triển của tảo và các sinh vật khác, ảnh hưởng đến chất lượng nước.

- Ảnh hưởng của nguồn nước tự nhiên:

+ Độ mặn: Nước mặn có thể gây khó khăn cho các loài thuỷ sản nước ngọt và ngược lại.

+ Độ pH: Độ pH cao hoặc thấp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thuỷ sản.

+ Nồng độ oxy: Nồng độ oxy thấp có thể dẫn đến ngạt thở cho thuỷ sản.

+ Hàm lượng dinh dưỡng: Hàm lượng dinh dưỡng cao có thể dẫn đến eutrophication (sự nở hoa tảo), gây ô nhiễm môi trường nước.

+ Chất ô nhiễm: Các chất ô nhiễm như thuốc trừ sâu, kim loại nặng, rác thải sinh hoạt… có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thuỷ sản và con người.

Câu hỏi: Chất thải từ quá trình vận hành hệ thống nuôi bao gồm những loại nào?

Giải chi tiết:

- Chất thải rắn:

+ Phân và chất độn chuồng

+ Thức ăn thừa

+ Xác động vật

+ ...

- Nước thải

- Khí thải: CO2. NH3, ...

Câu hỏi: Chất thải từ thức ăn đưa vào hệ thống nuôi ảnh hưởng như thế nào đến môi trường nuôi thuỷ sản?

Giải chi tiết:

- Gây ô nhiễm môi trường nước

- Gây hại cho vật nuôi

- Ảnh hưởng đến hệ sinh thái

Vận dụng: Dựa vào Hình 11.4, hãy phân tích đường đi của thức ăn trong ao nuôi thuỷ sản

Giải chi tiết:

- Thức ăn sẽ chia làm hai đường là Cá, tôm ăn vào và Thừa, tan

- Khi cá tôm ăn vào một phần sẽ hấp thụ qua ruột, một phần thành chất thải hô hấp và bài tiết

- Khi hấp thụ qua ruột, cá, tôm hấp thụ dinh dưỡng, phát triển và thu hoạch được

- Khi có thức ăn thừa, tan; có phân tôm cá và chất thải, tất cả sẽ lẫn vao tầng nước và chuyển hóa thành bùn đất.

Vận dụng: Để giảm thiểu lượng thức ăn thừa và bị tan rã, đồng thời giảm lượng phân thải ra trong quá trình nuôi, người nuôi cần phải làm gì?

Giải chi tiết:

- Cung cấp lượng thức ăn phù hợp: Lượng thức ăn cần dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, giai đoạn sinh trưởng, điều kiện môi trường và mật độ nuôi.

- Cho ăn nhiều lần trong ngày: Chia nhỏ lượng thức ăn thành nhiều bữa nhỏ giúp vật nuôi tiêu hóa tốt hơn, hạn chế thức ăn thừa.

- Sử dụng các loại thức ăn chất lượng cao: Thức ăn chất lượng cao có tỷ lệ tiêu hóa cao, giúp vật nuôi hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, giảm lượng thức ăn thải ra.

Câu hỏi: Quản lí chất thải có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng nước nuôi thuỷ sản?

Giải chi tiết:

- Chất thải trong nước và nền đáy hệ thống nuôi thuỷ sản bao gồm chất thải hữu cơ từ thức ăn thừa, phân, chất bài tiết từ vật nuôi và các chất thải vô cơ như ammonia và các khí độc khác.

- Chất thải tích tụ trong môi trường nuôi sẽ tác động xấu đến chất lượng nước, gây stress cho các đối tượng nuôi hoặc gây độc trực tiếp và làm chết thuỷ sản.

- Để quản lí chất thải cho các hệ thống nuôi thâm canh đơn loài, người nuôi cần sử dụng các công nghệ xử lí môi trường như công nghệ lọc sinh học. công nghệ biofloc.....

- Trong một số hình thức nuôi, chất thải được xử lí một cách tự nhiên, chất lượng môi trường nước luôn được duy trì tốt. Ví dụ: khi nuôi xen canh theo các mô hình nuôi cá – lúa, tôm rong biển, tôm – rừng.... hoặc nuôi luân canh theo mô hình tôm lúa, tôm – cá rô phi,... sẽ giúp tận dụng nguồn dinh dưỡng và giảm thiểu chất thải trong nước

Vận dụng:

  1. Giữa ao nuôi quảng canh và ao nuôi thâm canh, ao nuôi nào có nhiều chất thải tạo ra từ thức ăn hơn?
  2. Những biện pháp nào được sử dụng để quản lí hiệu quả chất thải?

Giải chi tiết:

  1. So sánh lượng chất thải tạo ra từ thức ăn giữa ao nuôi quảng canh và ao nuôi thâm canh:

- Ao nuôi quảng canh:

+ Mật độ nuôi thấp, thức ăn chủ yếu là thức ăn tự nhiên.

+ Chất thải từ thức ăn ít hơn so với ao nuôi thâm canh.

+ Tuy nhiên, do diện tích ao lớn, lượng chất thải tổng thể có thể vẫn cao.

- Ao nuôi thâm canh:

+  Mật độ nuôi cao, thức ăn chủ yếu là thức ăn công nghiệp.

+ Lượng thức ăn sử dụng nhiều hơn so với ao nuôi quảng canh.

+ Chất thải từ thức ăn nhiều hơn, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.

  1. Biện pháp quản lí hiệu quả chất thải:

- Cho ăn hợp lý:

+ Cung cấp lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của vật nuôi.

+  Chia nhỏ lượng thức ăn thành nhiều bữa.

+ Sử dụng thức ăn chất lượng cao, ít tan rã trong nước.

- Thu gom và xử lý chất thải:

+ Lắp đặt hệ thống thu gom chất thải.

+ Sử dụng các biện pháp xử lý chất thải

- Quản lý ao nuôi:

+ Thay nước định kỳ.

+ Vệ sinh ao nuôi thường xuyên.

+ Theo dõi và kiểm tra chất lượng nước.

-  Sử dụng các biện pháp kỹ thuật:

+ Sử dụng hệ thống sục khí để tăng cường oxy trong nước.

+ Sử dụng các chế phẩm sinh học để phân hủy thức ăn thừa và chất thải.

- Nâng cao kiến thức và kỹ năng nuôi trồng:

+ Tham gia các lớp tập huấn, hội thảo về kỹ thuật nuôi trồng.

+ Trao đổi kinh nghiệm với các hộ nuôi khác.

+ Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay