Đáp án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều Ôn tập chủ đề 1: Giới thiệu chung vêg lâm nghiệp

File đáp án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều Ôn tập chủ đề 1. Giới thiệu chung vêg lâm nghiệp. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1. GIỚI THIỆU CHUNG VÊG LÂM NGHIỆP

1.    HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC

Hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu dưới đây:

Giải chi tiết:

  1. Vai trò, triển vọng của lâm nghiệp:

- Vai trò của lâm nghiệp:

+ Lâm nghiệp cung cấp gỗ cho công nghiệp, xây dựng cơ bản, tiêu dùng xã hội và phát triển kinh tế.

+ Lâm nghiệp đóng góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục, bảo vệ an ninh, quốc phòng; tạo việc làm, đem lại thu nhập cho người trồng rừng và toàn chuỗi giá trị. Vai trò xã hội của rừng còn được thể hiện qua những giá trị thẩm mĩ, văn hoá và tinh thần, dịch vụ du lịch và giải trí,...

- Triển vọng của lâm nghiệp

+ Về kinh tế: Ngành lâm nghiệp góp phần phát triển kinh tế bên vững, hội nhập quốc tế, phát huy hiệu quả tiềm năng và lợi thế tài nguyên rừng nhiệt đới đưa nước ta trở thành một trong những trung tâm sản xuất, chế biến và thương mại lâm sản hàng đầu của thế giới với công nghệ hiện đại. Đóng góp ngày càng tăng vào phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

+ Về xã hội: Ngành lâm nghiệp góp phần quan trọng xây dựng đất nước Việt Nam an toàn và thịnh vượng; nông thôn giàu, đẹp và văn minh; tạo việc làm, cải thiện sinh kế; giữ gìn không gian sinh sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số, bản sắc văn hoá truyền thống, di tích lịch sử, góp phần giữ gìn quốc phòng, an ninh; góp phần đảm bảo an ninh lương thực; nghiên cứu khoa học, giáo dục, y tế; tạo cảnh quan đô thị; du lịch, nghỉ dưỡng,...

- Yêu cầu đối với người lao động:

+ Có kiến thức, kĩ năng về lâm nghiệp và kinh tế.

+ Có khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến, vận hành thiết bị, máy móc công nghệ cao.

+ Chăm chỉ, cần cù, chịu khó. Yêu quý và có sở thích đối với lâm nghiệp.

+ Có ý thức bảo vệ môi trường, Có đạo đức nghề nghiệp. Có sức khỏe tốt

  1. Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp

- Hoạt động cơ bản của lâm  nghiệp:

+ Quản lí rừng

+ Phát triển rừng

+ Sử dụng rừng

+ Chế biến lâm sản

+ Thương mại lâm sản

- Đặc trưng cơ bản của  sản xuất lâm nghiệp:

+ Ngành sản xuất kinh doanh có chu kì dài

+ Quá trình tái sản xuất tự nhiên xen kẽ với quá trình tái sản xuất kinh tế

+ Sản xuất lâm nghiệp có tính thời vụ

  1. Sự suy thoái tài nguyên rừng

- Một số nguyên nhân gây ra suy thoái tài  nguyên rừng:

+ Khai thác trái phép, quá mức gỗ và lâm sản khác

+ Phá rừng để lấy đất sản xuất nông nghiệp

+ Phá rừng để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản.

+ Cháy rừng

+ Chăn thả gia súc bừa bãi

+ Sự phát triển quá mức của cơ sở hạ tầng và khai khoáng.

- Giái pháp khắc phục Sự suy thoái tài nguyên rừng:

+ Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng

+ Hoàn thành việc giao đất, giau rừng, cho thuê và thu hồi rừng, đất rừng

+ Kiểm soát, quản lí, bảo vệ và phát triển mỗi loại rừng theo quy chế quản lý riêng

+ Kiểm soát suy thoái động, thực vật  rừng

+ Kiện toàn, cùng có tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về lâm nghiệp từ trung ương tới địa phương.

+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lí và bảo vệ rừng.

2.    LUYỆN TẬP  VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy phân tích vai trò của lâm nghiệp đối với đời sống và môi trường.

Giải chi tiết:

Phân tích vai trò của lâm nghiệp đối với đời sống và môi trường:

+ Lâm nghiệp cung cấp gỗ cho công nghiệp, xây dựng cơ bản, tiêu dùng xã hội và phát triển kinh tế.

+ Lâm nghiệp cung cấp sản phẩm ngoài gỗ: thực phẩm (mật ong, rau rừng, măng,...); nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm, mĩ phẩm, thủ công mĩ nghệ,...

+ Lâm nghiệp đóng góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục, bảo vệ an ninh, quốc phòng; tạo việc làm, đem lại thu nhập cho người trồng rừng và toàn chuỗi giá trị. Vai trò xã hội của rừng còn được thể hiện qua những giá trị thẩm mĩ, văn hoá và tinh thần, dịch vụ du lịch và giải trí,...

Câu 2: Hãy trình bày triển vọng của lâm nghiệp.

Giải chi tiết:

Triển vọng của ngành lâm nghiệp:

- Về kinh tế: Ngành lâm nghiệp góp phần phát triển kinh tế bên vững, hội nhập quốc tế, phát huy hiệu quả tiềm năng và lợi thế tài nguyên rừng nhiệt đới đưa nước ta trở thành một trong những trung tâm sản xuất, chế biến và thương mại lâm sản hàng đầu của thế giới với công nghệ hiện đại. Đóng góp ngày càng tăng vào phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

- Về xã hội: Ngành lâm nghiệp góp phần quan trọng xây dựng đất nước Việt Nam an toàn và thịnh vượng; nông thôn giàu, đẹp và văn minh; tạo việc làm, cải thiện sinh kế; giữ gìn không gian sinh sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số, bản sắc văn hoá truyền thống, di tích lịch sử, góp phần giữ gìn quốc phòng, an ninh; góp phần đảm bảo an ninh lương thực; nghiên cứu khoa học, giáo dục, y tế; tạo cảnh quan đô thị; du lịch, nghỉ dưỡng,...

Cau 3: Các hoạt động được liệt kê theo mẫu Bảng 1 dưới đây thuộc loại hoạt động lâm nghiệp nào?

Giải chi tiết:

Hoạt động

Hoạt động lâm nghiệp

Trồng lại rừng sau khai thác

Phát triển rừng

Phòng chống sâu, bệnh hại rừng

Bảo vệ rừng

Khai thác gỗ từ rừng để làm nguyên liệu bột giấy

Chế biến rừng

Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt

Phát triển rừng

Phòng cháy, chữa cháy rừng

Bảo vệ rừng

Giao rừng sản xuất cho hộ gia đình

Chế biến và thương mại lâm sản

Sản xuất bàn, ghế gỗ

Chế biến lâm sản

Thu hái những cây dược liệu quý trong hệ sinh thái rừng để làm thuốc

Sử dụng rừng

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất độc lập trong nền kinh tế quốc dân, có chu ki kinh doanh dài.
  2. Các khu vực sản xuất lâm nghiệp thường có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khó khăn.
  3. Hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên có thể diễn ra vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
  4. Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp là quá trình tái sản xuất tự nhiên và quá trình tải sản xuất kinh tế luôn diễn ra đan xen nhau.

Giải chi tiết:

Đáp án: C

 

Câu 5: Hãy phân tích một số nguyên nhân chủ yếu làm suy thoái tài nguyên rừng ở nước ta.

Giải chi tiết:

Nguyên nhân chủ yếu làm suy thoái tài  nguyên rừng:

- Khai thác trái phép, quá mức gỗ và lâm sản khác

- Phá rừng để lấy đất sản xuất nông nghiệp

- Phá rừng để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản.

- Cháy rừng

- Chăn thả gia súc bừa bãi

- Sự phát triển quá mức của cơ sở hạ tầng và khai khoáng.

Câu 6: Theo em, giải pháp nào là hiệu quả nhất để hạn chế suy thoái tài nguyên rừng ở nước ta? Vi sao?

Giải chi tiết:

- Theo em, giải pháp hiệu quả nhất để hạn chế suy thoái tài nguyên rừng ở nước ta là nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của rừng. Lý do là vì:

- Nâng cao nhận thức sẽ tác động tích cực đến:

+ Thay đổi hành vi của người dân: Khi người dân hiểu được tầm quan trọng của rừng, họ sẽ tự giác bảo vệ rừng, không khai thác gỗ trái phép, không phá rừng làm nương rẫy, và cẩn thận khi sử dụng lửa.

+ Khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động bảo vệ rừng: Khi người dân nhận thức được lợi ích của việc bảo vệ rừng, họ sẽ tích cực tham gia vào các chương trình trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay