Đáp án Đạo đức 4 cánh diều Bài 5: Em yêu lao động
File đáp án Đạo đức 4 cánh diều Bài 5: Em yêu lao động. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án đạo đức 4 cánh diều
BÀI 5. EM YÊU LAO ĐỘNG
KHỞI ĐỘNG
Em hãy đọc bài thơ và trả lời câu hỏi
GIỌT MỒ HÔI
( Thanh Tịnh )
Câu hỏi: Hình ảnh giọt mồ hôi trên thể hiện điều gì?
Trả lời:
Hình ảnh giọt mồ hôi trên thể hiện: sự mệt nhọc khi chúng ta thực hiện lao động nhưng đã đem lại sự sống cho muôn loài (cây cối, cá, rau)
KHÁM PHÁ
1. Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu
Câu hỏi:
- Bạn nào trong tranh biết yêu lao động?
- Kể thêm các biểu hiện của yêu lao động mà em biết.
Trả lời:
- Bạn trong tranh 2 và 3 biết yêu lao động.
- Kể thêm các biểu hiện của yêu lao động mà em biết:
- Bạn đến rủ Hùng đi chơi nhưng Hùng bảo: "Để tớ làm xong bài tập về nhà đã rồi hẵng chơi".
- Trên đường đi học về, thấy cô lao công đẩy xe rác nặng nhọc, An đã không ngại bẩn mà liền chạy lại giúp cô đẩy xe.
2. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:
TÚI LÚA MÌ
(Theo truyendangian.com Truyện dân gian U-crai-na)
Câu hỏi:
- Các nhân vật trong câu chuyện trên thể hiện việc yêu lao động như thế nào?
- Việc làm đó đã mang lại kết quả gì?
- Em rút ra được bài học gi qua câu chuyện trên?
Trả lời:
- Các nhân vật trong câu chuyện trên thể hiện việc yêu lao động:
- Chú gà trống biết quét sân, bắt tay vào việc đập lúa, vác túi lúa trên vai và đến cối xay, nhóm lửa, nhào bột sau đó đưa bột vào lò.
- Hai chú chuột thì không chịu làm lụng.
- Việc làm đó của chú gà trống đã mang lại kết quả là làm ra những chiếc bánh thơm ngon. Còn hai chú chuột không chịu lao động đã không có gì để ăn.
- Em rút ra được bài học qua câu chuyện trên: có làm thì mới có ăn.
3. Đọc các ý kiến và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi:
- Em thích nhất ý kiến nào? Vì sao?
- Em hãy thêm những lợi ích khác của việc yêu lao động.
Trả lời:
- Em thích nhất ý kiến 3, Lao động giúp chúng ta thấy mình có ích hơn vì: khi tham gia lao động chúng ta sẽ mang lại những lợi ích không những cho chính bản thân mình mà còn cho cả xã hội.
- Thêm những lợi ích khác của việc yêu lao động:
- Lao động giúp chúng ta đoàn kết hơn.
- Lao động giúp chúng ta hiểu được giá trị cuộc sống.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Bày tỏ ý kiến
- Chỉ có những người nghèo mới cần phải lao động.
- Lười lao động dễ dẫn tới mắc phải các tệ nạn xã hội.
- Lao động không chỉ giúp ấm no mà còn tạo ra niềm vui trong cuộc sống.
- Lao động trí óc có giá trị hơn lao động chân tay.
- Lao động là việc chỉ dành riêng cho người lớn.
Trả lời:
- Sai. Vì lao động không phải là trách nhiệm của riêng một cá nhân nào.
- Đúng. Vì lười lao động dễ dẫn đến tâm lí chung là muốn hưởng thụ chứ không muốn làm. Từ đó sinh ra đàn đúm, trộm cướp...
- Đúng.
- Sai. Vì mỗi một hoạt động lao động đều mang đến những giá trị riêng của nó.
- Sai. Vì bất cứ ai cũng có thể lao động, người nhỏ thì làm việc nhỏ.
Câu 2: Xử lí tình huống
Tình huống 1: Sáng nay, cả lớp đi lao động trồng cây xung quanh trường. Hạnh đến rủ Hương cùng đi. Trời lạnh, Hương ngại không muốn ra khỏi nhà nên nhờ Hạnh xin phép cô nghỉ với lí do là bị ốm.
Câu hỏi 1: Nếu là Hạnh, em sẽ làm gì?
Tình huống 2: Chiểu nay, Chung được bố mẹ giao cho việc nhổ cỏ ngoài vườn. Đúng lúc Chung đang ra vườn nhổ cỏ thì Tình sang rủ đi đá bóng. Thấy Chung ngần ngại, Tình bảo: “Để đấy, mai nhổ cũng được mà”.
Câu hỏi 2: Nếu là Chung, em sẽ ứng xử như thế nào?
Tình huống 3: Hằng ngày, ngoài giờ học Tâm thường xuyên làm các công việc gia đình như rửa bát, dọn dẹp nhà cửa, tưới rau, cho gà ăn,... Ai cũng khen Tâm biết yêu quý lao động. Nhưng Lan lại nói với Tâm: “Là học sinh không nên mất thời gian làm việc nhà mà chỉ cần tập trung học để có thành tích cao.”
Câu hỏi 3: Nếu là Tâm, em sẽ nói với Lan như thế nào?
Trả lời:
- Nếu là Hạnh, em sẽ khuyên Hương nên đi cùng mình, và không nên nói dối cô giáo như vậy.
- Nếu là Chung, em sẽ bảo với bạn Tình là: "Việc hôm nay chớ để ngày mai, mình đã hứa với mẹ là sẽ nhổ cỏ hôm nay rồi. Bạn đi chơi trước đi, khi nào xong việc mình sẽ đến chơi sau"
- Nếu là tâm, em sẽ nói với Lan: Dù là học sinh nhưng đó là những công việc nằm trong khả năng lao động của mình nên có thể làm. Làm những công việc đó có thể còn giúp mình thư giãn, thoải mãi đầu óc dẫn đến việc học được tốt hơn. Hơn nữa, không phải lúc nào mình cũng chăm chăm vào việc học mà còn cần phải biết giúp đỡ bố mẹ những việc khác trong thời gian rảnh.
VẬN DỤNG
Câu 1: Chia sẻ với các bạn những việc em đã và sẽ làm thể hiện tình yêu lao động.
Trả lời:
- Hằng ngày, sau khi đi học về, em sẽ giúp mẹ trông em.
- Dù rất buồn ngủ nhưng em đã cố gắng hoàn thành nốt bài tập về nhà mà cô giáo giao.
Câu 2: Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, bài hát, câu chuyện,...về tình yêu lao động:
Trả lời:
- Tay làm hàm nhai
Tay quai miệng trễ - Bao giờ cho đến tháng hai
Con gái làm cỏ con trai be bờ
- Muốn ăn phải lăn vào bếp
=> Giáo án Đạo đức 4 cánh diều Bài 5: Em yêu lao động