Đáp án Địa lí 12 chân trời sáng tạo Bài 12: Vấn đề phát triển nông nghiệp
File đáp án Địa lí 12 chân trời sáng tạo Bài 12. Vấn đề phát triển nông nghiệp. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo
BÀI 12. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, nông nghiệp ở nước ta đã phát triển dựa trên những thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội. Vậy, tình hình phát triển và phân bố ngành nông nghiệp ở nước ta như thế nào? Xu hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai ra sao?
Hướng dẫn chi tiết:
|
Tình hình phát triển |
Phân bố |
Trồng trọt |
+ Ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. + Trong những năm qua, ngành trồng trọt đã áp dụng nhiều thành tựu khoa học – công nghệ trong sản xuất như cơ giới hoá sản xuất, ứng dụng giống mới trong canh tác, kĩ thuật gen, tưới phun tự động,... |
+ Cây lương thực: Cả nước có 2 vùng chuyên canh cây lương thực quan trọng là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long + Cây công nghiệp: Cà phê được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; cao su được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung; hồ tiêu và điều được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên; chè được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ; .... + Cây công nghiệp hàng năm: Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung,... + Cây ăn quả: Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ,... |
Chăn nuôi |
+ Ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. + Ngành chăn nuôi đã ứng dụng nhiều thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất như lai tạo giống, hệ thống chuồng nuôi tự động,... thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi.
|
+ Trâu: được nuôi chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. + Bò: được nuôi nhiều ở các cao nguyên của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.... Bò sữa được nuôi nhiều ven các thành phố lớn. + Lợn: được nuôi nhiều ở Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung,... + Gia cầm: tổng đàn gia cầm ở nước ta tăng nhanh, trong đó, gà được nuôi phổ biến ở khắp các tỉnh, thành phố; vịt được nuôi chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long.
|
I. THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển nền nông nghiệp ở nước ta.
Hướng dẫn chi tiết:
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Địa hình và đất |
+ Nước ta có ¾ diện tích đồi núi, phần lớn là đồi núi thấp, có các cao nguyên rộng lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên; + Đất chủ yếu là feralit, thuận lợi quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả; + Những đồng cỏ rộng lớn phù hợp chăn nuôi gia súc lớn. + Đồng bằng chiếm ¼ diện tích, tập trung ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và một số đồng bằng ở duyên hải miên Trung với đất phỳ sa thuận lợi cho phát triển cây lương thực, cây công nghiệp hằng năm, cây ăn quả và rau đậu. |
Khí hậu |
+ Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; + Tạo điều kiện phát triển tăng vụ, đẩy mạnh thâm canh. + Khí hậu có sự phân hoá theo Bắc - Nam và theo độ cao, thuận lợi cho việc đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, phát triển những sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt đới và những cây đặc sản ôn đới. Đồng thời, đây là cơ sở để quy hoạch các vùng chuyên canh ở nước ta. |
Nguồn nước |
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc với nhiều hệ thống sông lớn như hệ thống sông Hồng, sông Đồng Nai, sông Cửu Long,... cung cấp phù sa cho đồng bằng hạ lưu và nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. + Nước ta có nhiều hồ và nguồn nước ngầm phong phú, góp phần cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. |
Sinh vật |
+ Nhiều loài sinh vật là nguồn gen quan trọng, tạo tính đa dạng cho phát triển nông nghiệp, cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc.
|
- Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân cư và lao động |
+ Nước ta có số dân đông, mức sống người dân ngày càng tăng, tạo thị trường tiêu thụ nông sản rộng lớn. + Nguồn lao động trong nông nghiệp dồi dào, có nhiều kinh nghiệm sản xuất. + Trình độ lao động trong nông nghiệp ngày càng được nâng cao, thuận lợi cho việc tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp. |
Cơ sở vật chất – kĩ thuật và khoa học - công nghệ |
+ Nước ta đã xây dựng các công trình thuỷ lợi như hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước), hồ Cửa Đạt (Thanh Hoá), hồ Phú Ninh (Quảng Nam),... phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. + Phát triển công nghiệp chế biến tại các cơ sở sản xuất nông nghiệp, cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi,... góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp trên cả nước. + Nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật mới, tiên tiến được ứng dụng như cơ giới hoá trong sản xuất, kĩ thuật gen, lai tạo giống,... đã góp phần tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong nông nghiệp. |
Chính sách phát triển nông nghiệp |
+ Trong những năm qua, nước ta đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển nông nghiệp như chính sách khuyến nông, xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp bền vững, mỗi xã một sản phẩm (OCOP),... |
Thị trường |
+ Thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước đang được mở rộng. + Sản phẩm nông nghiệp của nước ta đã đáp ứng được yêu cầu của hầu hết thị trường các quốc gia trên thế giới. |
II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở nước ta.
Hướng dẫn chi tiết:
Trong những năm qua, cơ cấu nông nghiệp Việt Nam có sự chuyển dịch |
+ Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, tỉ trọng ngành trồng trọt có xu hướng giảm (từ 73,4% năm 2010 xuống còn 60,8% năm 2021), + Tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng (từ 25,1% năm 2010 lên 34,7% năm 2021) + Tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp có xu hướng tăng (từ 1,5% năm 2010 lên 4,5% năm 2021). |
Trong nội bộ ngành cũng có sự chuyển dịch |
+ Trồng trọt: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng biến đổi khí hậu; hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, quy mô lớn; ưu tiên phát triển các cây trồng có lợi thế so sánh (cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, lúa gạo chất lượng cao, cây dược liệu,...). + Chăn nuôi: Tăng tỉ trọng các sản phẩm chăn nuôi không qua giết mổ; phát triển mạnh các sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm, vật nuôi bản địa, đặc sản có giá trị kinh tế cao; áp dụng rộng rãi mô hình chăn nuôi hữu cơ. |
Câu hỏi: Dựa vào hình 12 và thông tin trong bài, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta.
Hướng dẫn chi tiết:
|
Tình hình phát triển |
Phân bố |
Trồng trọt |
+ Ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. + Trong những năm qua, ngành trồng trọt đã áp dụng nhiều thành tựu khoa học – công nghệ trong sản xuất như cơ giới hoá sản xuất, ứng dụng giống mới trong canh tác, kĩ thuật gen, tưới phun tự động,... + Cơ cấu cây trồng ở nước ta đa dạng, trong đó tập trung chủ yếu nhóm cây lương thực (lúa gạo, ngô,...), cây công nghiệp (cà phê, chè, cao su, hồ tiêu,...), cây ăn quả và một số cây trồng khác. |
+ Cây lương thực: Cả nước có 2 vùng chuyên canh cây lương thực quan trọng là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long + Cây công nghiệp: Cà phê được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; cao su được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung; hồ tiêu và điều được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên; chè được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ; .... + Cây công nghiệp hàng năm: Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung,... + Cây ăn quả: Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ,... |
Chăn nuôi |
+ Ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. + Ngành chăn nuôi đã ứng dụng nhiều thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất như lai tạo giống, hệ thống chuồng nuôi tự động,... thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi. + Cơ cấu vật nuôi ở nước ta khá đa dạng, trong đó có trâu, bò, lợn, gia cầm,... |
+ Trâu: được nuôi chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. + Bò: được nuôi nhiều ở các cao nguyên của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.... Bò sữa được nuôi nhiều ven các thành phố lớn. + Lợn: được nuôi nhiều ở Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung,... + Gia cầm: tổng đàn gia cầm ở nước ta tăng nhanh, trong đó, gà được nuôi phổ biến ở khắp các tỉnh, thành phố; vịt được nuôi chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long. |
III. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, hãy nêu xu hướng phát triển nông nghiệp ở nước ta.
Hướng dẫn chi tiết:
- Phát triển cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường.
- Tổ chức các khâu quan trọng trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, đảm bảo phát triển bền vững.
- Đẩy mạnh hợp tác, liên kết, phát triển chuỗi giá trị, các mô hình nông nghiệp tiên tiến.
LUYỆN TẬP
Câu hỏi: Nêu ví dụ về thế mạnh và hạn chế đối với phát triển nền nông nghiệp ở nước ta.
Hướng dẫn chi tiết:
Thế mạnh |
+ Vùng đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long có diện tích đất phù sa rộng lớn, thích hợp cho trồng lúa nước. + Nước ta có nhiều giống cây trồng quý hiếm, đặc sản như: lúa nếp cái hoa vàng, cà phê Robusta, hồ tiêu... |
Hạn chế |
+ Bão lũ thường xuyên xảy ra ở các tỉnh ven biển miền Trung, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. + Trình độ khoa học kỹ thuật của người lao động trong ngành nông nghiệp còn thấp, dẫn đến năng suất lao động thấp. |
Câu hỏi: Lập bảng tóm tắt tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta.
Hướng dẫn chi tiết:
Trồng trọt |
Chăn nuôi |
|
Tình hình phát triển |
+ Ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. + Trong những năm qua, ngành trồng trọt đã áp dụng nhiều thành tựu khoa học – công nghệ trong sản xuất như cơ giới hoá sản xuất, ứng dụng giống mới trong canh tác, kĩ thuật gen, tưới phun tự động,... + Cơ cấu cây trồng ở nước ta đa dạng, trong đó tập trung chủ yếu nhóm cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả và một số cây trồng khác. |
+ Ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. + Ngành chăn nuôi đã ứng dụng nhiều thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất như lai tạo giống, hệ thống chuồng nuôi tự động,... thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi. + Cơ cấu vật nuôi ở nước ta khá đa dạng, trong đó có trâu, bò, lợn, gia cầm,... |
Phân bố |
+ Cây lương thực: Cả nước có 2 vùng chuyên canh cây lương thực quan trọng là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long + Cây công nghiệp: Cà phê được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; cao su được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung; hồ tiêu và điều được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên; chè được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ; .... + Cây công nghiệp hàng năm: Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung,... + Cây ăn quả: Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ,... |
+ Trâu: được nuôi chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. + Bò: được nuôi nhiều ở các cao nguyên của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.... Bò sữa được nuôi nhiều ven các thành phố lớn. + Lợn: được nuôi nhiều ở Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung,... + Gia cầm: tổng đàn gia cầm ở nước ta tăng nhanh, trong đó, gà được nuôi phổ biến ở khắp các tỉnh, thành phố; vịt được nuôi chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long. |
VẬN DỤNG
Câu 1: Sưu tầm thông tin về một trong các mô hình: nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao,... ở địa phương em sinh sống.
Hướng dẫn chi tiết:
Nông nghiệp công nghệ cao Đà Lạt – niềm tự hào của nền nông nghiệp nước ta
Mô hình |
Nông nghiệp công nghệ cao ứng dụng nhà kính, hệ thống tưới tự động, cảm biến theo dõi điều kiện môi trường, và sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao. |
Lợi ích |
+ Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. + Giảm chi phí sản xuất và sử dụng lao động. + Hạn chế tác động đến môi trường. + Tăng khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm. |
Thách thức |
+ Chi phí đầu tư ban đầu cao. + Yêu cầu kỹ thuật cao và trình độ quản lý chuyên nghiệp. + Thị trường tiêu thụ chưa ổn định. |
Xu hướng phát triển |
+ Nông nghiệp công nghệ cao tại Đà Lạt đang ngày càng phát triển, với nhiều mô hình mới được áp dụng. + Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. + Nhu cầu thị trường đối với sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao ngày càng tăng. |
=> Nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi tiềm năng cho phát triển nông nghiệp tại Đà Lạt, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, và thu nhập cho người nông dân.
=> Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 12: Vấn đề phát triển nông nghiệp