Phiếu trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Tài nguyên khoáng sản nào có trữ lượng lớn ở Biển Đông?
A. Vàng.
B. Dầu mỏ.
C. Than đá.
D. Đá vôi.
Câu 2: Tây Nguyên có diện tích khoảng bao nhiêu km²?
A. 54,5 nghìn km².
B. 60 nghìn km².
C. 50 nghìn km².
D. 70 nghìn km².
Câu 3: Tây Nguyên có bao nhiêu tổ hợp khai thác bô-xit – a-lu-min?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 4: Tây Nguyên có nhiều di tích văn hóa nào?
A. Di tích Chiến thắng Đắk Tô – Tân Cảnh.
B. Di tích Hoàng thành Thăng Long.
C. Di tích Mỹ Sơn.
D. Di tích Cố đô Huế.
Câu 5: Một trong những chính sách nào không được áp dụng để phát triển du lịch ở Tây Nguyên?
A. Đầu tư cơ sở hạ tầng.
B. Tăng cường quản lý du lịch.
C. Giảm giá vé vào cửa.
D. Truyền thông du lịch.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với vị trí địa lý, lãnh thổ của Đông Nam Bộ?
A. Tiếp giáp một quốc gia, ba vùng kinh tế.
B. Vị trí thuận lợi giao lưu với cửa khẩu.
C. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng.
D. Diện tích lớn nhưng mật độ dân cư cao.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng với việc đặc điểm công nghiệp sản xuất điện của Đông Nam Bộ?
A. Gồm thủy điện, nhiệt điện và điện từ nguồn khác.
B. Nhà máy nhiệt điện chủ yếu chạy bằng khí đốt.
C. Nguồn năng lượng tái tạo được chú ý phát triển.
D. Giao thông đường biển phát triển mạnh.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng với việc phát triển dịch vụ của Đông Nam Bộ?
A. Phát triển nhanh và tăng về quy mô.
B. Giao thông phát triển đủ loại hình.
C. Du lịch đóng vai trò quan trọng.
D. Thương mại còn chưa được chú trọng.
Câu 9: Thế mạnh nào sau đây không phải của Đông Nam Bộ?
A. Phát triển trồng cây công nghiệp.
B. Phát triển kinh tế biển và du lịch.
C. Trồng cây công nghiệp lâu năm ôn đới.
D. Khai thác, chế biến khoáng sản.
Câu 10: Phải sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long vì
A. Phát triển đa dạng nông nghiệp.
B. Có ít lợi thế về điều kiện tự nhiên.
C. Điều kiện kinh tế - xã hội hạn chế.
D. Ít tài nguyên khoáng sản.
Câu 11: Đâu là trở ngại lớn nhất cho việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Chịu tác động xâm nhập mặn của thủy triều.
B. Đất thiếu dinh dưỡng, khó thoát nước.
C. Phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn.
D. Sông ngòi chằng chịt trở ngại cho cơ giới hóa.
Câu 12: Biểu hiện của biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Nhiệt độ trung bình năm đã giảm.
B. Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.
C. Mùa khô không rõ rệt.
D. Nguồn nước ngầm hạ thấp hơn.
Câu 13: Biện pháp nào không hợp lí khi sử dụng và cải tạo thiên nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Chia ô nhỏ trong đồng ruộng để thau chua, rửa mặn.
B. Cày sâu, bừa kĩ để nâng cao độ phì cho đất.
C. Tìm các giống lúa mới chịu được đất phèn.
D. Khai thác tối đa các nguồn lợi trong mùa lũ.
Câu 14: Vùng kinh tế trọng điểm nào dưới đây được thành lập muộn nhất?
A. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
B. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
C. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
D. Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 15: Để bảo vệ môi trường biển đảo, chúng ta không nên thực hiện giải pháp nào sau đây?
A. Xây dựng cơ chế, chính sách, luật bảo vệ môi trường biển đảo.
B. Khai thác trái phép và sử dụng quá mức các tài nguyên biển đảo.
C. Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ để kiểm soát môi trường biển đảo.
D. Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường biển đảo.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Cho vào biểu đồ sau:
a. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng của Đông Nam Bộ thấp hơn so với cả nước.
b. Tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp của Đông Nam Bộ thấp hơn đáng kể so với tỷ trọng này của cả nước.
c. Tỷ trọng ngành dịch vụ của Đông Nam Bộ cao hơn so với cả nước.
d. Cơ cấu kinh tế của cả nước có sự phân bổ đồng đều hơn giữa các ngành so với Đông Nam Bộ.
Câu 2: Cho thông tin sau:
“Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình thấp và bằng phẳng với độ cao trung bình từ 2 – 4 m so với mực nước biển, tạo thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng cơ sở hạ tầng. Vùng có 3 loại đất chính, bao gồm đất phù sa sông chiếm khoảng 30% diện tích, phân bố thành dải dọc sông Tiền và sông Hậu, khá màu mỡ để phát triển nông nghiệp; đất phèn chiếm khoảng 40% diện tích, phân bố ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên và vùng trũng Cà Mau, có khả năng khai thác nông nghiệp, lâm nghiệp; đất mặn chiếm khoảng 19% diện tích, phân bố ven Biển Đông và vịnh Thái Lan, thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và nước mặn. Ngoài ra, vùng còn có đất xám và các loại đất khác chiếm diện tích nhỏ.”
a. Có địa hình thấp và bằng phẳng.
b. Vùng có 3 loại đất chính, bao gồm: đất phù sa sông, đất badan, đất mặn.
c. Có điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn.
d. Đất xám và các loại đất khác chiếm diện tích khá lớn.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................