Trắc nghiệm địa lí 12 chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời sáng tạo. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Địa lí 12 chân trời sáng tạo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm địa lí 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm địa lí 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm địa lí 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm địa lí 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm địa lí 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm địa lí 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm địa lí 12 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


BÀI 8: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

(29 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (14 CÂU)

Câu 1: Trong những năm qua, nguồn lao động ở nước ta đang có xu hương thay đổi như thế nào?

  1. Thay đổi về số lượng, cải thiện về chất lượng.
  2. Thay đổi về số lượng, đi xuống về chất lượng.
  3. Không thay đổi về số lượng, cải thiện về chất lượng.
  4. Không thay đổi về số lượng, đi xuống về chất lượng.

Câu 2: Nguồn lao động nước ta được mô tả bằng từ ngữ nào dưới đây?

A. Dồi dào.

B. Hạn chế.

C. Khan hiếm.

D. Nghèo nàn.

Câu 3: Lực lượng lao động nước ta chiếm bao nhiêu % số dân?

A. 40%.

B. 60%.

C. 70%.

D. 50%.

Câu 4: Hằng năm, nước ta tăng thêm khoảng bao nhiêu lao động?

A. 1,6 triệu lao động.

B. 1,0 triệu lao động.

C. 2,6 triệu lao động.

D. 2,2 triệu lao động.

Câu 5: Người lao động của Việt Nam có bản chất gì?

  1. Đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp và thị trường.
  2. Năng động, có khả năng tiếp thu nhanh các thành tựu của khoa học – công nghệ ứng dụng trong sản xuất.
  3. Cần cù, chịu khó, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủ công nghiệp.
  4. Có trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp và văn hóa ứng xử.

Câu 6: Hiện nay, chất lượng nguồn lao động nước ta đang được nâng lên nhờ:

  1. Cơ chế thị trường.
  2. Quá trình đào tạo lao động.
  3. Quá trình công nghiệp hóa nông thôn.
  4. Các thành tựu của khoa học – công nghệ ứng dụng trong sản xuất.

Câu 7: Nguồn lao động chiếm tỉ lệ lớn, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp và thị trường là:

  1. Lao động có trình độ ứng dụng thành tựu của khoa học – công nghệ.
  2. Lao động đã qua đào tạo, đặc biệt là lao động có trình độ cao.
  3. Lao động ở các thành phố lớn.
  4. Lao động từ từ 18 – 25 tuổi, có kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp lớn.

Câu 8: Năng suất lao động xã hội ở nước ta hiện nay như thế nào?

  1. Tăng trưởng nhanh, đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á.
  2. Đã có tăng trưởng khá, nhưng vẫn còn thấp so với một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
  3. Tăng trưởng chậm, vẫn còn thấp so với khu vực châu Á.
  4. Tăng trưởng nhanh, đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á nhưng vẫn còn thấp so với khu vực châu Á.

Câu 9: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tác động tích cực đến điều gì?

A. Chuyển dịch cơ cấu lao động.

B. Chuyển dịch lực lượng lao động.

C. Chuyển dịch xu hướng lao động.

D. Chuyển dịch năng suất lao động.  

Câu 10: Tỉ trọng lao động trong các ngành nào có xu hướng tăng?

A. Nông nghiệp.

B. Thủy sản.

C. Lâm nghiệp.

D. Xây dựng.

Câu 11: Tỉ trọng lao động trong các ngành nào có xu hướng giảm?

A. Nông nghiệp.

B. Công nghiệp.

C. Du lịch.

D. Xây dựng.

Câu 12: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta đang thay đổi theo xu hướng nào?

  1. Tăng tỉ lệ lao động ở khu vực Nhà nước.
  2. Giảm tỉ lệ lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
  3. Khu vực ngoài Nhà nước vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất.
  4. Giảm mạnh tỉ lệ lao động ở khu vực Nhà nước.

Câu 13: Tỉ lệ lao động trong khu vực thành thị có xu hướng:

A. Ngày càng giảm.

B. Giảm nhẹ.

C. Tăng nhẹ.

D. Ngày càng tăng.

Câu 14: Lao động trong trong khu vực nông thôn có sự thay đổi như thế nào?

  1. Tỉ lệ lao động dịch vụ giảm.
  2. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp tăng.
  3. Tỉ lệ lao động công nghiệp tăng mạnh.
  4. Tỉ lệ lao động nông nghiệp tăng.

 

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Hệ quả của quá trình đào tạo lao động cùng với cơ chế thị trường là gì?

  1. Tạo ra một thế hệ người lao động Việt Nam năng động, tiếp thu nhanh các thành tựu của khoa học – công nghệ ứng dụng trong sản xuất.
  2. Tạo ra một thế hệ người lao động Việt Nam hội nhập nhanh chóng với lao động thế giới.
  3. Tạo ra một thế hệ người lao động Việt Nam cần cù, chịu khó, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủ công nghiệp.
  4. Tạo ra một thế hệ người lao động Việt Nam có trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp và văn hóa ứng xử.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không đúng về đặc điểm nguồn lao động ở nước ta?

  1. Nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động chiếm trên 50% số dân.
  2. Nguồn lao động nước ta tăng thêm khoảng 2 triệu lao động mỗi năm.
  3. Nguồn lao động là nhân tố thu hút đầu tư nước ngoài vào nước ta.
  4. Nguồn lao động tạo ra lợi thế cạnh tranh trong phát triển kinh tế - xã hội với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Câu 3: Sự khác nhau về cơ cấu lao động trong các thành phần kinh tế là kết quả của:

  1. Định hướng huy động nguồn lực phát triển từ nhiều thành phần kinh tế của đất nước.
  2. Cơ chế thị trường trong quản lí kinh tế.
  3. Chủ trương phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
  4. Yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp và thị trường.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không đúng về vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay?

  1. Số lao động nước ta tăng thêm hằng năm.
  2. Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm không còn là trở ngại.
  3. Tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động giữa thành thị và nông thôn có sự khác nhau.

D.Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị thường cao hơn ở nông thôn.

Câu 5: Đâu không phải là một trong những hướng giải quyết việc làm ở nước ta?

  1. Thúc đẩy việc làm truyền thống ở khu vực nông thôn và miền núi.
  2. Đẩy mạnh liên kết thị trường việc làm giữa các vùng trong nước, hình thành kết nối cung cầu tự động giữa thị trường trong và ngoài nước.
  3. Triển khai tốt các quy định về bảo hiểm xã hội gắn với các chế độ trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, các hoạt động đào tạo lại lao động.
  4. Hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật đồng bộ, thống nhất để thị trường lao động phát triển theo hướng linh hoạt, hiệu quả, hội nhập quốc tế.

 

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Bộ Luật Lao động năm 2019 của Việt Nam quy định độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là:

A. Đủ 18 tuổi.

B. Đủ 16 tuổi.

C. Đủ 13 tuổi.

D. Đủ 15 tuổi.

Câu 2: Bộ Luật Lao động năm 2019 của Việt Nam quy định tuổi nghỉ hưu của lao động nam là:

A. Đủ 62 tuổi.

B. Đủ 55 tuổi.

C. Đủ 59 tuổi.

D. Đủ 60 tuổi.

Câu 3: Bộ Luật Lao động năm 2019 của Việt Nam quy định tuổi nghỉ hưu của lao động nữ là:

A. Đủ 62 tuổi.

B. Đủ 55 tuổi.

C. Đủ 59 tuổi.

D. Đủ 60 tuổi.

Câu 4: Trong bối cảnh hội nhập và Cách mạng công nghiệp 4.0, chất lượng lao động lao động ở Việt Nam như thế nào?

A. Được cải thiện rõ rệt.

B. Tiếp thu nhanh các thành tựu công nghệ.

C. Còn nhiều hạn chế.

D. Có nhiều chuyển biến tích cực.

Câu 5: Nhóm ngành nghề nào có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trong tương lai?

  1. A. Quảng cáo, khuyến mãi, đối ngoại.
  2. B. Bán sỉ, bán lẻ; Hoạch định, dự án.
  3. Thu mua, vật tư, cung vận.
  4. Kỹ sư, bảo trì, sửa chữa

4. VẬN DỤNG CAO (5 CÂU)

Câu 1: Hiện nay, lực lượng lao động ở nước ta tập trung đông nhất ở khu vực nào?

A. Đông Nam Bộ.

B. Nam Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 2: Đâu không phải là lí do lực lượng lao động ở nước ta thường tập trung đông ở Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long?

  1. Khu vực có diện tích đất rộng.
  2. Tập trung nhiều thành phố lớn, khu đô thị.
  3. Có nhiều khu công nghiệp, thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh.
  4. Tỉ lệ lao động nam cao hơn so với lao động nữ.

Câu 3: Đâu không phải là một trong những rào cản, hạn chế trong dịch chuyển lao động?

  1. Phần lớn lao động di cư chỉ đăng ký tạm trú, không có hộ khẩu, gặp khó khăn về nhà ở, học tập, chữa bệnh.
  2. Trình độ học vấn của lao động di cư thấp và phần đông chưa qua đào tạo nghề.
  3. Các khu công nghiệp và khu chế xuất – nơi sử dụng đến 70% lao động di cư không có dịch vụ hạ tầng xã hội.
  4. Lao động di cư ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản.

Câu 4: Đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến 2,5 triệu lao động với 800.000 lao động trực tiếp trong ngành nào?

A. Nông nghiệp.

B. Lâm nghiệp.

C. Công nghiệp.

D. Du lịch.

Câu 5: Điều 112 Bộ luật Lao động sửa đổi bổ sung thêm 01 ngày nghỉ trong năm vào ngày liền kề với ngày lễ nào?

A. Quốc khánh.

B. Giỗ tổ.

C. Giải phóng miền Nam.

D. Tết dương lịch.

 

Trắc nghiệm địa lí 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm địa lí 12 chân trời sáng tạo

Đang liên tục được cập nhật.....

=> Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo

Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm địa lí 12 chân trời sáng tạo, đề trắc nghiệm địa lí 12 chân trời sáng tạo có đáp án, trắc nghiệm địa lí 12 chân trời sáng tạo trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập địa lí 12 CTST

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay