Đề thi địa lí 12 chân trời sáng tạo có ma trận
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 12 chân trời sáng tạo. Cấu trúc của đề thi gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, trắc nghiệm đúng sai, trắc nghiệm trả lời ngắn, cấu trúc điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu có nhiều đề thi: giữa kì 1, cuối kì 1, giữa kì 2, cuối kì 2. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề thi tham khảo Địa lý 12 chân trời sáng tạo này giúp ích được cho thầy cô.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
ĐỊA LÍ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Vị trí địa lí không quy định đặc điểm nào về thiên nhiên nước ta sau đây?
A. thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
C. tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.
D. địa hình có nhiều đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta?
A. Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
B. Việt Nam nằm ở vị trí cầu nối giữa các nước Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
C. Việt Nam nằm trọn vẹn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc.
D. Lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng có nhiều động đất và núi lửa trên thế giới.
Câu 3. Ý nào sau đây đúng về ý nghĩa của vị trí địa lí của nước ta đối với việc phát triển văn hoá – xã hội?
A. Tạo điều kiện cho nước ta giao lưu thuận lợi với các nước.
B. Hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và trong khu vực.
C. Thực hiện tốt chính sách mở cửa, hội nhập và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
D. Có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế, các vùng lãnh thổ.
Câu 4. Biểu hiện nào sau đây đúng với thiên nhiên ở đai nhiệt đới gió mùa?
A. Khí hậu mát mẻ, đất fe-ra-lit có mùn, rừng lá kim.
B. Nhiệt độ thấp dưới 15 °C, đất mùn thô, sinh vật ôn đới đa dạng.
C. Nhiệt độ cao, đất mùn thô, sinh vật nhiệt đới đa dạng.
D. Nhiệt độ cao, đất fe-ra-lit đỏ vàng và nâu đỏ, sinh vật nhiệt đới đa dạng.
Câu 5. Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi?
A. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
B. Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.
C. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
D. Địa hình núi cao chiếm 1% diện tích lãnh thổ.
Câu 6. Đặc điểm nào sau đây đúng với địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A. Đồi núi thấp và đồng bằng là chủ yếu, núi có hướng vòng cung.
B. Núi cao là chủ yếu, núi có hướng tây bắc – đông nam.
C. Đồi và núi thấp là chủ yếu, núi có hướng tây – đông.
D. Đồng bằng là chủ yếu, chỉ có một số núi sót.
Câu 7. Ảnh hưởng nào không phải của thiên nhiên khu vực đồng bằng đối với sản xuất?
A. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản.
B. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.
C. Là điều kiện thuận lợi để tập trung các khu công nghiệp, thành phố.
D. Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp dài ngày.
Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?
A. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, chủ yếu là núi trung bình và núi cao.
B. Hướng núi tây bắc – đông nam và hướng vòng cung chiếm ưu thế.
C. Địa hình đa dạng và phân chia thành các khu vực với các đặc trưng khác nhau
D. Địa hình Việt Nam là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 9. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là do yếu tố nào quy định?
A. Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.
B. Nước ta thuộc khu vực gió mùa châu Á.
C. Nước ta tiếp giáp với biển Đông nóng ẩm.
D. Đất nước nhiều đồi núi.
Câu 10. Sự phân hóa của khí hậu nước ta theo chiều Bắc – Nam là do
A. sự đa dạng của địa hình.
B. hoạt động của Tín phong.
C. gió mùa kết hợp với địa hình.
D. ảnh hưởng của dãy Trường Sơn.
Câu 11. Đâu không phải là nguyên nhân làm suy giảm sự đa dạng sinh học ở nước ta?
A. Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên.
B. Sự khai thức tài nguyên sinh vật một cách quá mức.
C. Do nguy cơ hoang mạc hóa ngày càng tăng.
D. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước, nhất là vùng cửa sông và ven biển.
Câu 12. Đi từ Bắc vào Nam tính chất nhiệt đới nước ta có đặc điểm
A. nhiệt độ và biên độ nhiệt độ tăng dần.
B. nhiệt độ giảm dần và biên độ nhiệt độ tăng dần.
C. nhiệt độ và biên độ nhiệt độ giảm dần.
D. nhiệt độ tăng dần và biên độ nhiệt độ giảm dần.
Câu 13. Quanh năm ở miền Bắc nước ta có 2 mùa đó là
A. một mùa mưa và một mùa khô kéo dài sâu sắc.
B. mùa đông lạnh ít mưa và mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.
C. mưa về mùa hạ khô về mùa đông.
D. mưa về thu đông, khô nóng về mùa hè.
Câu 14. Đâu là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ tài nguyên nước ở nước ta?
A. Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, phòng chống ô nhiễm.
B. Quản lí chặt chẽ việc khai thác, tránh lãng phí và phòng chống ô nhiễm môi trường.
C. Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị nguồn tài nguyên, tránh gây ô nhiễm.
D. Khai thác, sử dụng hợp lí và bền vững.
Câu 15. Đâu không phải là nguyên nhân làm cho dân số nước ta tăng nhanh?
A. Quy mô dân số đông.
B. Chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình của Nhà nước.
C. Tỷ lệ tăng dân số cao.
D. Tập quán, quan niệm, tâm lý của người dân.
Câu 16. Dân số nước ta đang có sự thay đổi theo xu hướng ngày càng già đi là do
A. Quy mô dân số đông.
B. Chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình của Nhà nước
C. Tỷ lệ tăng dân số cao.
D. Tập quán, quan niệm, tâm lý của người dân.
Câu 17. Nhược điểm lớn của đô thị nước ta làm hạn chế khả năng đầu tư phát triển kinh tế là
A. có quy mô, diện tích và dân số không lớn.
B. phân tán về không gian địa lí.
C. phân bố không đồng đều giữa các vùng.
D. nếp sống xen lẫn giữa thành thị và nông thôn.
Câu 18. Đặc điểm nào sau đây đúng với thế mạnh nguồn lao động nước ta?
A. Cần cù, sáng tạo; có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
B. Cần cù, sáng tạo; có kinh nghiệm trong hoạt động thương mại.
C. Cần cù, sáng tạo; có kinh nghiệm trong hoạt động dịch vụ, công nghiệp.
D. Cần cù, sáng tạo; có kinh nghiệm sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho thông tin sau:
Nước ta nằm ở phía đông của bán đảo Đông Dương, phần đất liền tiếp giáp với 3 quốc gia. Trên biển, Việt Nam có chung Biển Đông với nhiều quốc gia khác. Nước ta nằm ở vị trí trung chuyển của các tuyến đường hàng hải và hàng không quốc tế, cũng như các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á.
a) Ba quốc gia tiếp giáp với nước ta trên đất liền là: Trung Quốc, Thái Lan, Lào.
b) Nước ta là cửa ngõ thông ra biển của một số quốc gia trong khu vực.
c) Vị trí địa lí đã tạo thuận lợi cho nước ta mở rộng giao lưu, phát triển các ngành kinh tế biển.
d) Vị trí địa lí đã tạo nhiều thuận lợi cho nước ta trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng.
Câu 2. Cho thông tin sau:
Sự phân hoá của thiên nhiên theo chiều Đông – Tây được thể hiện khá rõ ở vùng đồi núi nước ta. Vùng núi Đông Bắc là nơi có mùa đông lạnh nhất cả nước, về mùa đông nhiệt độ hạ xuống rất thấp, thời tiết hanh khô, thiên nhiên mang tính chất cận nhiệt đới gió mùa. Vùng núi Tây Bắc có mùa đông tương đối ấm và khô hanh, ở các vùng núi thấp cảnh quan mang tính chất nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên ở các vùng núi cao cảnh quan thiên nhiên lại giống vùng ôn đới.
a) Vùng núi Đông Bắc có mùa đông lạnh nhất cả nước do vị trí địa lí kết hợp với hướng núi.
b) Vùng núi Tây Bắc có mùa đông ấm hơn, khô hanh do vị trí và ảnh hưởng của các dãy núi hướng tây bắc – đông nam đã ngăn cản gió mùa Đông Bắc.
c) Vùng núi cao Tây Bắc nhiệt độ hạ thấp do gió mùa Đông Bắc kết hợp độ cao địa hình.
d) Tại các vùng núi cao Tây Bắc có nhiệt độ hạ thấp do địa hình cao hút gió từ các hướng tới.
Câu 3. Cho thông tin sau:
Con người cần khai thác những thuận lợi của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa vào các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Đây là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển nền nông nghiệp toàn diện, sản xuất nông nghiệp hàng hoá để đáp ứng nhu cầu trong nước và tạo nhiều mặt hàng xuất khẩu.
a) Thuận lợi của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa là nền nhiệt, ẩm dồi dào, đất đai màu mỡ, nguồn nước phong phú.
b) Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp được tiến hành quanh năm theo hình thức thâm canh, tăng vụ.
c) Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa giúp cho sản xuất nông nghiệp có năng suất cao, ổn định, ít rủi ro.
d) Nước ta có thể sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm.
Câu 4. Cho đoạn thông tin sau:
“Tăng trưởng kinh tế đô thị những năm gần đây đều trên 10%, cao gấp 1,5 – 2 lần so với mặt bằng chung của cả nước. Các đô thị đóng góp quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tăng phúc lợi xã hội, tạo đột phá đối với việc thu hút đầu tư, phát triển khoa học – công nghệ, kinh tế khu vực đô thị đóng góp khoảng 70% GDP cả nước. Tuy nhiên, làm thế nào để tăng trưởng đô thị mà không gây sức ép tới tài nguyên, cơ sở hạ tầng và dịch vụ,.... vẫn là câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp".
(Nguồn: “Để đô thị thực sự trở thành động lực phát triển”, Trang thông tin kinh tế của Thông tấn xã Việt Nam, ngày 7-11-2023)
a) Các đô thị đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.
b) Lối sống đô thị đang làm cho các vùng nông thôn thay đổi theo chiều hướng xấu, chất lượng cuộc sống sa sút,...
c) Các đô thị cũng đang đóng góp quan trọng vào vấn đề an sinh xã hội.
d) Đô thị phát triển nhanh, phân tán sẽ làm cho việc sử dụng đất đai không hợp lí, hạn chế cơ hội cho thế hệ tương lai,...
PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Cho bảng số liệu sau:
Lượng mưa và lượng bốc hơi của một số địa điểm ở nước ta (đơn vị: mm)
Địa điểm | Lượng mưa | Lương bốc hơi |
Hà Nội | 1676 | 989 |
Huế | 2868 | 1000 |
TP.Hồ Chí Minh | 1931 | 1686 |
Hãy tính cân bằng ẩm của Hà Nội?
Câu 2. Cho bảng số liệu sau:
Diện tích và dân số một số vùng nước ta năm 2006
Vùng | ĐB sông Hồng | Tây Nguyên | Đông Nam Bộ |
Dân số (nghìn người) | 18208 | 4869 | 12068 |
Diện tích (km2) | 14863 | 54660 | 23608 |
Tính mật độ dân số của Đông Nam Bộ theo bảng số liệu trên?
Câu 3. Cho bảng số liệu sau:
Tỉ suất sinh và tỉ suất tử ở nước ta, giai đoạn 1979-1999
Năm | 1979 | 1989 | 1999 |
Tỉ suất sinh | 32.2 | 31.3 | 23.6 |
Tỉ suất tử | 7.2 | 8.4 | 7.3 |
Tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta năm 1999?
Câu 4. Cho bảng số liệu sau:
Nước | Dân số (triệu người) | Tổng sản phẩm trong nước (triệu USD) |
Ba Lan | 38,6 | 157585 |
Tính thu nhập bình quân đầu người của nước Balan?
Câu 5. Cho bảng số liệu sau:
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của nước ta (đơn vị: tỉ đồng)
Ngành | 2000 | 2005 |
Nông nghiệp | 129140.5 | 183342.4 |
Lâm nghiệp | 7673.9 | 9496.2 |
Thủy sản | 26498.9 | 63549.2 |
Tính tỉ trọng ngành lâm nghiệp trong tổng giá trị sản xuất năm 2005?
Câu 6. Cho bảng số liệu sau:
Giá trị sản xuất cây công nghiệp (đơn vị: tỉ đồng)
Năm | Cây công nghiệp |
1990 | 6692,3 |
1995 | 12149,4 |
Tính tốc độ tăng trưởng của cây công nghiệp năm 1995 so với năm 1990?
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
(Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm)
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
1 | D | 10 | C |
2 | D | 11 | C |
3 | B | 12 | D |
4 | A | 13 | B |
5 | D | 14 | A |
6 | B | 15 | B |
7 | D | 16 | B |
8 | A | 17 | D |
9 | A | 18 | A |
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm.
- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm.
- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm.
- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm.
- Thí sinh lực chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm.
Câu | Lệnh hỏi | Đáp án (Đ – S) | Câu | Lệnh hỏi | Đáp án (Đ – S) |
1 | a) | S | 2 | a) | S |
b) | Đ | b) | Đ | ||
c) | Đ | c) | S | ||
d) | S | d) | Đ | ||
3 | a) | Đ | 4 | a) | S |
b) | S | b) | S | ||
c) | S | c) | Đ | ||
d) | Đ | d) | Đ |
PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
(Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,5 điểm)
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
1 | 687 | 4 | 4082,5 |
2 | 5112 | 5 | 37% |
3 | 32,3% | 6 | 181,5 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | ||||||||
PHẦN I | PHẦN II | PHẦN III | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức khoa học địa lí | 2 | 2 | 1 | 1 | 4 | 3 | 0 | 0 | 0 |
Tìm hiểu địa lí | 5 | 3 | 2 | 1 | 3 | 0 | 0 | 2 | 2 |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 1 | 0 | 2 | 0 | 0 | 4 | 0 | 1 | 1 |
TỔNG | 8 | 5 | 5 | 2 | 7 | 7 | 0 | 3 | 3 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Nhận thức khoa học địa lí | Tìm hiểu địa lí | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | ||
CHƯƠNG 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN | 10 | 16 | 1 | 10 | 16 | 1 | ||||
Bài 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ | Nhận biết |
| Xác định được đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ. |
| 1 | 1 |
| C3 | C1b |
|
Thông hiểu | Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế |- xã hội và an ninh quốc phòng. |
|
| 1 | 2 |
| C2 | C1a, C1d |
| |
Vận dụng | Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế |- xã hội và an ninh quốc phòng. |
|
|
| 1 |
| 0 | C1c |
| |
Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa | Nhận biết |
| Trình bày được các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua khí hậu và các thành phần tự nhiên khác. |
| 1 | 1 |
| C9 |
|
|
Thông hiểu | Phân tích được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống. |
|
|
| 2 |
|
|
|
| |
Vận dụng |
|
| Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để trình bày đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. | 2 | 1 | 1 | C12, C13 |
| C1 | |
Bài 3. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên | Nhận biết | Phân tích được ảnh hưởng của sự phân hoá đa dạng thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước |
|
| 3 |
|
| C4, C6, C10 |
|
|
Thông hiểu | Chứng minh được sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Bắc Nam, Đông - Tây, độ cao. |
|
| 2 | 3 |
| C1, C8 | C2a C2b, |
| |
Vận dụng | . |
| Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để chứng minh sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta. | 2 | 1 |
| C5, C7 | C2c, C2d |
| |
Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường | Nhận biết |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thông hiểu |
| Nêu được một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở nước ta. |
| 1 | 2 |
| C11 | C3a, C3c |
| |
Vận dụng | Liệt kê được các giải pháp bảo vệ môi trường. |
| Chứng minh và giải thích được hiện trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam. | 1 | 2 |
| C14 | C3b, C3d |
| |
CHƯƠNG 2: ĐỊA LÍ DÂN CƯ | 4 | 5 | 4 | 4 | 5 | 4 | ||||
Bài 7. Dân số | Nhận biết | Phân tích được đặc điểm dân số, |
|
| 1 |
|
| C16 |
|
|
Thông hiểu | Phân tích các thế mạnh và hạn chế về dân số. |
|
| 1 | 2 |
| C15 |
| C2, C3 | |
Vận dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Bài 8. Lao động và việc làm | Nhận biết |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thông hiểu | Phân tích được đặc điểm nguồn lao động; phân tích được tình hình sử dụng lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo thành thị và nông thôn ở nước ta. | Phân tích được các biểu đồ, bảng số liệu về lao động và việc làm. |
| 1 | 2 |
| C18 |
| C4, C6 | |
Vận dụng |
|
| Phân tích được vấn đề việc làm ở nước ta. |
| 1 |
|
|
| C5 | |
Bài 9: Đô thị hóa | Nhận biết | Phân tích được đặc điểm đô thị hoá ở Việt Nam và sự phân bố mạng lưới đô thị. |
|
| 1 |
| 1 | C17 | C4c |
|
Thông hiểu |
| Phân tích được ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội. |
| 1 |
|
| C17 | C4a |
| |
Vận dụng |
|
| Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ dân cư Việt Nam, số liệu thống kê để | nhận xét và giải thích về đô thị hoá ở nước ta. |
|
| 2 |
| C4b,C4d |
|
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: đề thi giữa kì 1 địa lí 12 chân trời sáng tạo, đề thi cuối kì 1 địa lí 12 chân trời sáng tạo, đề thi địa lí 12 sách chân trời sáng tạo, đề kiểm tra địa lí 12 sách chân trời sáng tạo mới
Tài liệu giảng dạy môn Địa lí THPT