Đáp án Địa lí 12 chân trời sáng tạo Bài 36: Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm

File đáp án Địa lí 12 chân trời sáng tạo Bài 36. Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

BÀI 36. PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

MỞ ĐẦU

Vùng kinh tế trọng điểm là một trong những vùng kinh tế - xã hội, được hình thành và phát triển ở nước ta từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX cho đến nay. Vùng kinh tế trọng điểm hội tụ đầy đủ nhất các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, có vai trò quyết định đối với nền kinh tế đất nước. Hiện nay, nước ta có 4 vùng kinh tế trọng điểm. Vậy, các vùng đó có lợi thế nổi bật như thế nào? Vùng kinh tế trọng điểm có vai trò và đóng góp gì trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?

Hướng dẫn chi tiết:

Lợi thế

Hội tụ được nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng (đường giao thông, cảng biển, cảng hàng không,...), đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong nước và quốc tế, hệ thống đô thị hạt nhân, cơ sở đào tạo và nghiên cứu.

Vai trò và đóng góp

+ Phát triển với nhịp độ nhanh và có đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Mức đóng góp của các vùng này với nền kinh tế ngày càng cao, chiếm khoảng 69,5% GDP cả nước (năm 2021).

+ Các vùng kinh tế trọng điểm đóng góp phần lớn vào trị giá xuất khẩu của cả nước, thu hút các dự án và nguồn vốn FDI. Năm 2021, 4 vùng kinh tế trọng điểm chiếm khoảng 3/4 tổng vốn FDI của cả nước.

+ Là địa bàn có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ; tập trung phần lớn các khu công nghiệp, các ngành công nghiệp chủ lực của cả nước.

+ Ngành công nghiệp và xây dựng chiếm gần 40% GRDP của toàn bộ các vùng và khoảng 75% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM Ở NƯỚC TA.

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân tích đặc điểm chung của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.

Hướng dẫn chi tiết:

- Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi theo thời gian tuỳ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Hội tụ được nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng (đường giao thông, cảng biển, cảng hàng không,...), đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong nước và quốc tế, hệ thống đô thị hạt nhân, cơ sở đào tạo và nghiên cứu.

- Phát triển với nhịp độ nhanh và có đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Mức đóng góp của các vùng này với nền kinh tế ngày càng cao, chiếm khoảng 69,5% GDP cả nước (năm 2021). Các vùng kinh tế trọng điểm đóng góp phần lớn vào trị giá xuất khẩu của cả nước, thu hút các dự án và nguồn vốn FDI. Năm 2021, 4 vùng kinh tế trọng điểm chiếm khoảng 3/4 tổng vốn FDI của cả nước.

- Là địa bàn có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ; tập trung phần lớn các khu công nghiệp, các ngành công nghiệp chủ lực của cả nước. Ngành công nghiệp và xây dựng chiếm gần 40% GRDP của toàn bộ các vùng và khoảng 75% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.

II. CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM Ở NƯỚC TA.

Câu hỏi: Dựa vào hình 36.1 và thông tin trong bài, hãy:

- Xác định vị trí của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

- Trình bày quá trình hình thành và phát triển của vùng.

- Nêu các nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển của vùng.

Hướng dẫn chi tiết:

Quá trình hình thành và phát triển

- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ được thành lập năm 1997, gồm 5 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương.

- Năm 2004, ranh giới của vùng được mở rộng bằng việc bổ sung thêm 3 tỉnh là Hà Tây (cũ), Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.

- Từ sau ngày 01 – 8 – 2008, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm 2 thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội, Hải Phòng và 5 tỉnh: Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh.

- Năm 2021, vùng có diện tích khoảng 15,7 nghìn km², số dân hơn 17,6 triệu người (chiếm 17,8% số dân cả nước).

Nguồn lực phát triển

- Vị trí địa lí:

+ Tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội.

+ Vùng tiếp giáp với nước láng giềng Trung Quốc; giáp với các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng giàu tài nguyên và lao động dồi dào.

+ Vùng có vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng thuộc vịnh Bắc Bộ.

- Điều kiện tự nhiên:

+ Có nhiều thuận lợi cho hoạt động sản xuất và đời sống.

+ Vùng có địa hình đồng bằng, trung du và đồi thấp với các loại đất chủ yếu là đất phù sa, đất feralit; khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh; mạng lưới sông ngòi dày đặc với hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình. => Đây là những điều kiện thích hợp cho việc hình thành cơ cấu cây trồng đa dạng như cây lương thực, rau đậu, cây công nghiệp, cây ăn,... Trong vùng có một số loại khoáng sản như than đá ( chiếm 90% trữ lượng cả nước), than nấu, đá vôi, cao lanh,...

- Nguồn lao động:

+ Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có số dân đông, nguồn lao động dồi dào và trình độ chuyên môn kĩ thuật cao là lợi thế nổi bật của vùng trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Cơ sở hạ tầng:

+ Hệ thống giao thông vận tải phát triển khá đồng bộ và hiện đại với các tuyển đường bộ kết nối nội vùng và liên vùng (quốc lộ 1, quốc lộ 5, quốc lộ 18,...), cảng biển lớn (Hải Phòng, Quảng Ninh), cảng hàng không quốc tế (Nội Bài, Cát Bi,...)....

+ Vùng còn có nhiều dầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong nước và quốc tế, tiêu biểu là Hà Nội, Hải Phòng; có mạng lưới đô thị dày đặc với hạt nhân là Hà Nội, Hải Phòng.

+ Hệ thống cơ sở đào tạo và nghiên cứu của vùng phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng và cả nước.

Thực trạng phát triển kinh tế

- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đóng góp ngày càng lớn vào GDP của cả nước, đạt khoảng 26% (năm 2021).

- Ngành công nghiệp và xây dựng đóng vai trò chủ đạo, chiếm hơn 40% GRDP toàn vùng (năm 2021).

- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, một số ngành có tỉ trọng lớn nhờ khai thác hiệu quả các thế mạnh như cơ khí; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất điện,...

- Hoạt động dịch vụ đa dạng.

+ Vùng có nhiều trung tâm thương mại lớn, phát triển mạnh nội thương và ngoại thương với các tuyến hàng hoá đi khắp mọi nơi;

+ Phát triển đầy đủ các loại hình giao thông vận tải, năng lực vận chuyển và cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện theo hướng hiện dại;

+ Du lịch phát triển với các loại hình du lịch đặc trưng như: du lịch văn hoá, lễ hội, tâm linh; du lịch biển, đảo; du lịch MICE;...

Định hướng phát triển

- Phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tập trung vào tam giác Hà Nội – Hải Phòng Quảng Ninh, trong đó, Thủ đô Hà Nội là cực tăng trưởng; giữ vai trò quan trọng trong liên kết phát triển khu vực phía Bắc và kết nối quốc tế.

- Xây dựng Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trở thành trung tâm khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo quốc gia; phát triển một số ngành dịch vụ hiện đại, chất lượng cao; các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giả trị gia tăng cao, tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu; trung tâm kinh tế biển với các ngành vận tải biển, du lịch biển, đảo, kinh tế hàng hải,...

Câu hỏi: Dựa vào hình 36.2 và thông tin trong bài, hãy:

- Xác định vị trí của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Trình bày quá trình hình thành và phát triển của vùng.

- Nêu các nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển của vùng.

Hướng dẫn chi tiết:

Quá trình hình thành và phát triển

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được thành lập năm 1997, gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là: Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. - Năm 2004, bổ sung thêm tỉnh Bình Định. Năm 2021, vùng có diện tích hơn 28 nghìn km², số dân hơn 6,6 triệu người (chiếm 6,7% số dân cả nước).

Các nguồn lực phát triển

- Vị trí địa lí:

+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nằm ở vị trí trung gian và bản lề, có ý nghĩa chiến lược trong giao lưu kinh tế Bắc - Nam và Đông – Tây; là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, các nước trong khu vực như Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.

- Điều kiện tự nhiên:

+ Vùng có địa hình chuyển tiếp từ khu vực đồi núi, đồng bằng đến ven biển, đảo, thuận lợi để xây dựng cơ cấu kinh tế kết hợp nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.

+ Điều kiện khí hậu nóng ẩm, địa hình và đất đai đa dạng nên thảm thực vật phong phú, diện tích rừng lớn, chiếm hơn 10% diện tích rừng cả nước (năm 2021).

+ Vùng biển rộng lớn với nguồn hải sản phong phú, đường bờ biển khúc khuỷu với nhiều vũng, vịnh,... thuận lợi xây dựng cảng nước sâu.

- Nguồn lao động:

+ Vùng có số dân khá đông, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, trình độ lao động đang được nâng cao.

- Cơ sở hạ tầng:

+ Mạng lưới giao thông vận tải được đầu tư phát triển, có các tuyến dường huyết mạch đi qua như quốc lộ 1, đường sắt Bắc - Nam,...; cảng nước sâu (Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định,...), cảng hàng không quốc tế (Đà Nẵng, Phú Bài).

+ Đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng của vùng là Đà Nẵng. Vùng đang phát triển mạng lưới đô thị hiện đại với hạt nhân là Đà Nẵng, Huế; các cơ sở đào tạo và nghiên cứu của vùng đang được đầu tư để hiện đại hoá.

Thực trạng

- GRDP của vùng liên tục tăng và đóng góp khoảng 5% trong GDP cả nước (năm 2021).

- Trong cơ cấu ngành kinh tế, công nghiệp và xây dựng phát triển mạnh, chiếm khoảng 30% GRDP của vùng, chủ yếu từ dóng góp của nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

- Dịch vụ có vai trò quan trọng, đóng góp hơn 40% GRDP của vùng (năm 2021).

- Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản và giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp.

Định hướng phát triển

- Phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tập trung vào khu vực ven biển Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi trở thành trung tâm dịch vụ, công nghiệp, dào tạo, y tế, khoa học - công nghệ chất lượng cao; trung tâm logistics và du lịch biển.

- Trong đó, thành phố Đà Nẵng là cực tăng trưởng; giữ vai trò quan trọng trong liên kết và thúc đẩy phát triển các tỉnh thuộc duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.

- Tiếp tục hình thành, phát triển hệ thống đô thị ven biển, các trung tâm du lịch biển, du lịch sinh thái mang tầm khu vực và quốc tế; trung tâm công nghiệp lọc hoá dầu quốc gia, công nghiệp ô tô - phụ trợ ngành cơ khí, khu công nghệ cao. Phát triển các cảng biển và dịch vụ cảng biển, hạ tầng và các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá,....

Câu hỏi: Dựa vào hình 36.3 và thông tin trong bài, hãy:

- Xác định vị trí của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Trình bày quá trình hình thành và phát triển của vùng.

- Nêu các nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển của vùng.

Hướng dẫn chi tiết:

Quá trình hình thành và phát triển

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được thành lập năm 1998, gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Năm 2003, lãnh thổ của vùng được mở rộng thêm 3 tỉnh là Long An, Tây Ninh, Bình Phước; năm 2009 bổ sung thêm tỉnh Tiền Giang. Năm 2021, vùng có diện tích 30,6 nghìn km², số dân 21,8 triệu người (chiếm 22,3% số dân cả nước).

 

Các nguồn lực phát triển

- Vị trí địa lí:

+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nằm ở vị trí cầu nối giữa Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, là đầu mối giao thương của các tỉnh phía nam với các vùng trong cả nước và quốc tế thông qua mạng lưới giao thông đường bộ, đường biển, đường thuỷ nội địa và dường hàng không.

+ Phía đông và dông nam là vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng.

+ Lợi thế về vị trí địa lí dã tạo cho vùng khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, có tiềm lực phát triển kinh tế vượt trội so với các vùng khác.

- Điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình tương đối bằng phẳng với ¾ là đồng bằng và bán bình nguyên.

+ Đất xám và đất feralit chiếm diện tích lớn, ngoài ra còn có đất phù sa sông màu mỡ; khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm là điều kiện để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây lương thực,...

+ Bên cạnh đó, vùng có trữ lượng dầu khí lớn, là nguồn khoáng sản quan trọng phục vụ cho các ngành kinh tế.

+ Vùng biển giàu hải sản và diện tích mặt nước lớn, thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng hải sản.

- Nguồn lao động:

+ Vùng có dân số đông, nguồn lao động dồi dào, trình độ chuyên môn cao là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế.

- Cơ sở hạ tầng:

+ Mạng lưới giao thông vận tải ngày càng hoàn thiện với các tuyến đường bộ (quốc lộ 1, quốc lộ 13, quốc lộ 22, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành Dầu Giây - Phan Thiết, Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương,...), cảng biển lớn (Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu), cảng hàng không quốc tế (Tân Sơn Nhất).

Vùng có các đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong nước và quốc tế, tiêu biểu là Thành phố Hồ Chi Minh; mạng lưới đô thị phát triển với hạt nhân là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu,... Hệ thống cơ sở đào tạo và nghiên cứu của vùng ngày càng phát triển mạnh theo hướng hiện đại.

Thực trạng phát triển kinh tế

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đóng góp hơn 33% GDP cả nước (năm 2021).

- Trong cơ cấu ngành kinh tế, công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng lớn, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp cao hơn mức trung bình của cả nước.

- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, có trình độ phát triển cao, nổi bật là các ngành mũi nhọn như sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất hoá chất; dệt, may, giày dép; cơ khí; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính. Khoảng 1/2 số khu công nghiệp của cả nước phân bố tập trung trong vùng này.

- Vùng có hoạt động thương mại sôi động bậc nhất nước ta. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng liên tục tăng; trị giá xuất khẩu tăng nhanh chóng. Du lịch của vùng diễn ra sôi nổi, hoạt động giao thông vận tải có tốc độ tăng trưởng nhanh.

Định hướng phát triển

- Phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tập trung vào tứ giác Thành phố Hồ Chí Minh Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh là cực tăng trưởng; giữ vai trò quan trọng trong liên kết phát triển khu vực phía Nam và kết nối quốc tế.

- Xây dựng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trở thành trung tâm kinh tế, tài chính,

thương mại, dịch vụ, giáo dục – đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,

khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số hàng đầu cả nước và khu vực

Đông Nam Á.

- Phát triển mạnh các dịch vụ tài chính, ngân hàng, khoa học – công nghệ, logistics. Thu hút đầu tư các ngành công nghiệp công nghệ cao, các công viên phần mềm, trí tuệ nhân tạo. Phát triển kinh tế biến như dịch vụ logistics, khai thác, chế biến dầu khí, du lịch biển.

Câu hỏi: Dựa vào hình 36.4 và thông tin trong bài, hãy:

- Xác định vị trí của Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Trình bày quá trình hình thành và phát triển của vùng.

- Nêu các nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển của vùng.

Hướng dẫn chi tiết:

Quá trình hình thành và phát triển

- Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thành lập vào năm 2009, gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau.

- Năm 2021, vùng có diện tích 16,6 nghìn km², số dân khoảng 6,1 triệu người (chiếm hơn 6,2% số dân cả nước).

Các nguồn lực phát triển

- Vị trí địa lí: vùng có vị trí kinh tế - chính trị quan trọng, tiếp giáp Cam-pu-chia và có vùng biển rộng lớn, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế – xã hội và giao thương với các nước trong khu vực Đông Nam Á; là nơi hội tụ của các đầu mối giao thông quan trọng về đường biển, đường bộ, đường hàng không của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Điều kiện tự nhiên:

+ Vùng được hình thành chủ yếu do sự bồi tụ phù sa của hệ thống sông Cửu Long nên địa hình tương đối bằng phẳng.

+ Vùng có nhiều nhóm đất (đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn,...), khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa, hệ thống sông ngòi, kênh, rạch chằng chịt, thuận lợi để trồng lúa, rau đậu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,... Dầu khí, đá vôi là những khoáng sản quan trọng của vùng.

- Nguồn lao động:

+ Người lao động cần cù, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thích ứng nhanh với sự thay đổi của điều kiện sản xuất và thị trường.

- Cơ sở hạ tầng:

+ Mạng lưới giao thông vận tải phát triển rộng khắp trong vùng với đầy đủ các loại hình: các tuyến đường bộ (quốc lộ 1, quốc lộ 91,...), cảng hàng không quốc tế (Cần Thơ, Phú Quốc), cảng biển (Kiên Giang, Cà Mau).

+ Đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong nước và quốc tế, tiêu biểu là thành phố Cần Thơ. Vùng có mạng lưới đô thị khá dày với hạt nhân là Cần Thơ, Rạch Giá. Hệ thống cơ sở đào tạo và nghiên cứu của vùng ngày càng phát triển.

Thực trạng phát triển kinh tế

- Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đóng góp khoảng 4% GDP cả nước (năm 2021).

- Trong cơ cấu ngành kinh tế, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, đạt 40,9%; nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản đứng thứ hai với 30,8%; công nghiệp và xây dựng đóng góp tỉ trọng nhỏ nhất với 23,0% (năm 2021).

- Trong cơ cấu ngành công nghiệp và xây dựng, nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ đạo, có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Một số ngành công nghiệp chính của vùng là sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất điện; dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí; sản xuất hoá chất.

- Đây là vùng sản xuất lúa lớn nhất cả nước. Trồng cây ăn quả là thế mạnh nổi bật với diện tích, sản lượng không ngừng gia tăng. Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản giữ vai trò quan trọng trong đời sống và nền kinh tế của vùng, trong đó nuôi trồng thuỷ sản đóng góp chủ yếu cho sự gia tăng giá trị sản xuất. Nguồn nguyên liệu dồi dào tạo tiền đề cho các hoạt động thương mại, giao thông vận tải, du lịch của vùng phát triển khá sôi động.

Định hướng phát triển

- Phát triển Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tập trung vào tam giác Cần Thơ - An Giang – Kiên Giang, trong đó thành phố Cần Thơ là cực tăng trưởng, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực phụ cận.

- Xây dựng Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch, logistics, công nghiệp phục vụ nông nghiệp.

- Phát triển công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm, cơ khí, hoá chất phục vụ nông nghiệp.

- Hình thành các trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với các vùng chuyên canh; phát triển vùng trở thành trung tâm khoa học – công nghệ về nông nghiệp quốc gia và các dịch vụ phục vụ nông nghiệp.

- Phát triển kinh tế biển, tập trung xây dựng Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái biển mạnh, mang tầm quốc tế; kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và thế giới.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Dựa vào bảng 36, vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng đóng góp GRDP của các vùng kinh tế trọng điểm trong GDP cả nước, năm 2021. Rút ra nhận xét.

Hướng dẫn chi tiết:

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỈ TRỌNG ĐÓNG GÓP GRDP CỦA CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM TRONG GDP CẢ NƯỚC, NĂM 2021

Nhận xét:

4 vùng kinh tế trọng điểm chiếm 66,6% GDP của cả nước; trong đó:

- GRDP của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có tỉ trọng lớn nhất, chiếm 35,6% GDP của cả nước.

- GRDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tỉ trọng lớn thứ 2, chiếm 33,4% GDP cả nước

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỉ trọng nhỏ nhất; chiếm 0,2% so với GDP cả nước.

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chiếm 26,6% GDP cả nước.

VẬN DỤNG

Câu 1: Tìm hiểu về quy hoạch các vùng động lực quốc gia của nước ta giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 và thu thập thông tin về một trong các vùng động lực ấy.

Hướng dẫn chi tiết:

- Quy hoạch các vùng động lực quốc gia của nước ta giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050:

Tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam là nước phát triển, thu nhập cao, có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; quản trị xã hội trên nền tảng xã hội số hoàn chỉnh.

Nền kinh tế vận hành theo phương thức của kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực tăng trưởng chủ yếu.

Việt Nam thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu khu vực châu Á; là một trung tâm tài chính khu vực và quốc tế; phát triển kinh tế nông nghiệp sinh thái giá trị cao thuộc nhóm hàng đầu thế giới.

Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, một trung tâm kinh tế biển của khu vực châu Á-Thái Bình Dương; tham gia chủ động, có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương.

Giai đoạn 2031-2050, phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân khoảng 6,5-7,5%/năm. Đến năm 2050, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 27.000-32.000 USD, tỷ lệ đô thị hóa đạt 70-75%, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt từ 0,8 trở lên, đời sống của người dân hạnh phúc, quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.

Mục tiêu phát triển đến năm 2030, về kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân đạt khoảng 7%/năm giai đoạn 2021-2030. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD.

Tỷ trọng trong GDP của khu vực dịch vụ đạt trên 50%, khu vực công nghiệp-xây dựng trên 40%, khu vực nông, lâm, thủy sản dưới 10%. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 6,5%/năm. Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt trên 50%.

Phát huy lợi thế của từng vùng kinh tế - xã hội; tập trung phát triển hai vùng động lực phía Bắc và phía Nam gắn với hai cực tăng trưởng là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, hành lang kinh tế Bắc-Nam, hành lang kinh tế Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, hành lang kinh tế Mộc Bài-Thành phố Hồ Chí Minh-Biên Hòa-Vũng Tàu với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp lớn vào phát triển chung của đất nước.

Phát triển đô thị bền vững theo mạng lưới; tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%; phấn đấu từ 3-5 đô thị ngang tầm khu vực và quốc tế. Xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện, bền vững và gắn với đô thị hóa; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt trên 90%, trong đó 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

- Thông tin về một trong các vùng động lực:

Phát triển vùng động lực phía Nam, bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các địa bàn cấp huyện dọc theo trục quốc lộ 22, quốc lộ 13, quốc lộ 1, quốc lộ 51 qua các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh là cực tăng trưởng. Trong giai đoạn sau năm 2030, tiếp tục mở rộng phạm vi của vùng động lực.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Địa lí 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay