Đáp án địa lí 7 chân trời sáng tạo Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Âu
File đáp án địa lí 7 chân trời sáng tạo. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án địa lí 7 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 2. ĐẶC ĐIỂM DÂN XƯ, XÃ HỘI CHÂU ÂU
Đặc điểm dân cư châu Âu
Câu 1: Dựa vào hình 2.1 và thông tin trong bài, em hãy nhận xét sự thay đổi quy mô dân số châu Âu trong giai đoạn 1950 - 2020.
Trả lời:
Quy mô dân số châu Âu trong giai đoạn 1950 – 2020 có xu hướng tăng qua các năm:
- Năm 2020, dân số châu Âu đạt khoảng 747,6 triệu người (chiếm 10% dân số thế giới).
- Quy mô dân số có xu hướng tăng chậm trong giai đoạn 1990 – 2010 và 2010 – 2020.
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp, những năm gần đây dân số tăng lên chủ yếu do nhập cư.
Câu 2: Dựa vào bảng số liệu, hình 2.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm về cơ cấu dân cư châu Âu.
Trả lời:
Cơ cấu theo nhóm tuổi: Châu Âu có cơ cấu dân số già:
- Tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên ngày càng tăng, năm 1950 chỉ chiếm 8% dân số, năm 2020 chiếm 19% (tăng 11%).
- Nhóm tuổi từ 15 đến 64 tuổi có sự biến động nhưng không đáng kể.
- Nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi có xu hướng giảm, năm 1950 chiếm 26% dân số, năm 2020 chỉ còn chiếm 16% dân số (giảm 10%).
* Cơ cấu dân số theo giới tính:
Giai đoạn 1950 – 2020, cơ cấu dân số theo giới tính của châu Âu có tỉ lệ nữ cao hơn nam và đang có sự thay đổi (tỉ lệ dân số nữ giảm, tỉ lệ dân số nam tăng).
=> Nguyên nhân: các yếu tố xã hội, vấn đề chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
* Cơ cấu dân số theo trình độ học vấn:
- Dân cư châu Âu có trình độ học vấn cao.
- Năm 2019, số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên ở châu Âu là 11,8 năm, thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Di cư ở châu Âu
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy cho biết:
- Đặc điểm di cư ở châu Âu.
- Người nhập cư vào châu Âu có nguồn gốc từ đâu? Họ mang đến những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội ở châu Âu.
Trả lời:
- Đặc điểm di cư ở châu Âu:
+ Từ thế kỉ XV, với các cuộc phát kiến địa lí, người châu Âu đã di cư đến khai phá các vùng đất mới ở châu Mỹ.
+ Từ giữa thế kỉ XX đến nay, người nhập cư vào châu Âu tăng mạnh (năm 2020, tiếp nhận 86,7 triệu người di cư quốc tế).
- Người nhập cư vào châu Âu có nguồn gốc chủ yếu là lao động đến từ các khu vực châu Á và Bắc Phi.
+ Thuận lợi: Góp phần giải quyết tình trạng thiếu lao động, tăng nhu cầu các sản phẩm và dịch vụ.
+ Khó khăn: Gây ra nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế- xã hội và an ninh trật tự.
Đô thị hóa ở châu Âu
Câu hỏi: Quan sát hình 2.3 và dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu.
- Kể tên một số đô thị có quy mô trên 5 triệu dân ở châu Âu.
Trả lời:
- Đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu:
+ Quá trình đô thị hóa ở châu Âu bắt đầu với những đô thị xuất hiện từ thời cổ đại và phát triển trong thời kì trung đại.
+ Nửa cuối thế kỉ XVIII, đô thị hóa phát triển mạnh mẽ dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh, các đô thị không ngừng gia tăng quy mô dân số và nhiều đô thị mới hình thành.
+ Châu Âu hiện có mức độ đô thị hóa cao với 75% dân số sống trong các đô thị (2020).
+ Mạng lưới đô thị phát triển rộng khắp với nhiều thành phố đông dân và hiện đại, các đô thị vệ tinh xuất hiện ngày càng nhiều.
- Một số đô thị có quy mô trên 5 triệu dân ở châu Âu: Pa-ri, Mat-xcơ-va, Ma-đrit, Bac-xê-lô-na, Luân-đôn, Xanh Pê-tec-bua.
Luyện tập và vận dụng
Câu 1: Vẽ sơ đồ hệ thống hoá các đặc điểm dân cư châu Âu.
Trả lời:
Câu 2: Dựa vào hình 2.3, hãy liệt kê ít nhất 3 thành phố của châu Âu nằm ở ven biển.
Trả lời:
Các thành phố của châu Âu nằm ở ven biển: Rô-ma, Na-pô-li, A-ten, Va-len-xi-a,...
Câu 3: Em hãy sưu tầm thông tin và một số hình ảnh về sự phát triển của các đô thị ở châu Âu.
Trả lời:
- Phong trào vườn trong phố ở nước Anh: Sự biến chuyển ở nước Anh bắt đầu diễn ra khi có sự gia tăng tầng lớp lao động ở các đô thị, tạo ra các kiểu nhà ở xã hội cho công nhân. Ngoài một phần nhỏ công trình được chính phủ và các tổ chức tài trợ, giúp đỡ thì phần lớn họ phải sống tập trung ở các khu nhà cũ, xuống cấp, trên gác xép bị bỏ hoang hoặc khu cư trú ở các nhà thờ. Trong khi đó, tầng lớp thượng lưu sống trong các dãy nhà cao tầng. Một trong những kiểu nhà nổi bật nhất là Back to Back House – nhà liền kề ở miền Trung và miền Bắc nước Anh. Dãy nhà liền kề có từ 2 đến 3 tầng, đôi khi giống nhau cả về ngoại thất và nội thất, là các phòng đơn lẻ được xếp chồng lên nhau với diện tích dưới 15m2. Ngôi nhà bao gồm 1 bếp ăn nhỏ ở tầng trệt, 2 đến 3 phòng ngủ, 1 gác xép và sân sau. Tuy nhiên, không gian bên trong thường không đủ ánh sáng vì chỉ có 1 mặt tiếp giáp tự nhiên.
Sau đó, mô hình vườn trong phố (Garden Cities) được đề xuất như một giải pháp khả thi và được áp dụng từ những năm 1890, tạo ra một không gian sống độc đáo và riêng tư. Ví dụ như vùng ngoại ô Hampstead, nơi mọi người muốn tạo ra một cộng đồng mà ở đó không có sự phân biệt giai cấp. Khu vườn xung quanh ngôi nhà giúp cư dân kết nối với thiên nhiên.
- Sự mở rộng của Amsterdam: Từ năm 1850 đến 1920, mặc dù dân số Amsterdam tăng gấp ba lần nhưng quy mô thành phố lại không thay đổi. Điều này tạo ra rất nhiều ngôi nhà với diện tích khiêm tốn, chỉ 20m2 cho mỗi gia đình với 1 phòng ngủ và căn bếp nhỏ. Người dân phải tận dụng tất cả các không gian bao gồm cả gác xép và tầng hầm làm nơi sinh sống. Quá trình hiện đại hóa thành phố chỉ thực sự bắt đầu khi Kênh đào Biển Bắc – North Sea canal được thực hiện và “kế hoạch Kalf” thiết lập năm 1875. Vào cuối thế kỷ 19, Michel de Klerk – một kiến trúc sư người Hà Lan đã trăn trở về cuộc khủng hoảng và vạch ra kế hoạch cho dự án nhà ở xã hội. Tiếp đó, sự đổi mới diễn ra từ năm 1913 đến 1921, các tòa nhà được phát triển với nhiều chức năng hơn: vừa là nơi sinh sống vừa là nơi buôn bán, làm ăn, lưu trữ hàng hóa và cả công nghiệp quy mô nhỏ.
Mong muốn mang lại cho mỗi gia đình dù là tầng lớp lao động một nơi ở tốt, các kiến trúc sư đã cải tạo lại các đơn vị nhà ở và thiết kế chúng với phong cách truyền thống của Hà Lan. Với tầng trệt có thể tiếp cận trực tiếp ra bên ngoài, một khu vườn nhỏ ở phía sau tạo ra khoảng lùi riêng tư cho các thành viên trong gia đình. Vì bên ngoài công trình có liên quan đến bộ mặt kiến trúc đô thị nên sẽ có sự thống nhất và đồng bộ với nhau. Các không gian hẹp là nơi đặt cầu thang và nhà bếp, trong khi các vị trí rộng hơn sẽ là ban công. Theo đó, sự mở rộng của thành phố Amsterdam đã lấy người dân làm trung tâm.
=> Giáo án địa lí 7 chân trời bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu âu (2 tiết)