Đáp án Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 30. Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật (P2)
File Đáp án Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 30 phần 2 . Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật . Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo (bản word)
CHỦ ĐỀ 7. KHÁI NIỆM TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT
BÀI 30 TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở ĐỘNG VẬT
Câu 14: Các loại thực phẩm bị ô nhiễm sẽ gây ra những hậu quả gì cho người sử dụng?
Trả lời:
(1) Hậu quả khi sử dụng các loại thực phẩm bị ô nhiễm:
(2) Là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư, rối loạn chức năng không rõ nguyên nhân, vô sinh, quái thai…
(3) Gây ra các bệnh cấp tính:
- Rối loạn tiêu hoá: nôn, đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm,...
- Rối loạn thần kinh: rối loạn cảm giác, nhức đầu, mệt lả, hôn mê, liệt chi.
- Các rối loạn chức năng khác: thay đổi huyết áp, bí tiểu…
(4) Có thể dẫn đến tử vong nếu bị ngộ độc nặng do không được cấp cứu kịp thời hoặc hậu quả của nhiễm độc tiềm ẩn kéo dài dẫn đến bệnh hiểm nghèo không cứu chữa được
Luyện tập: Hãy cho biết vai trò của việc có một chế độ dinh dưỡng phù hợp
Trả lời:
Vai trò của một chế độ dinh dưỡng phù hợp:
- Hạn chế các bệnh vễ tim mạch. đái tháo đường, ung thư, thừa cân – béo phì, gout, máu nhiễm mỡ,...
- Giúp đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể trong các giai đoạn khác nhau.
- Tạo ra sự tăng trưởng và phát triển tối ưu cho thai nhi và trẻ nhỏ cũng như đảm bảo sức khỏe, thể chất tốt cho người trưởng thành.
- Kéo dài tuổi thọ...
Vận dụng: Vận dụng những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở người, em hãy đề xuất một số biện pháp trong việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí và vệ sinh ăn uống để bảo vệ sức khoẻ con người. Cho biết tác dụng của các biện pháp đó.
Trả lời:
Một số biện pháp để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí và vệ sinh ăn uống:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí: đủ năng lượng, cân đối, đa dạng thực phẩm, đảm bảo vệ sinh và uống đủ nước tuỳ theo độ tuổi, thể trạng,...
- Khám định kì thường xuyên, lắng nghe lời khuyên của bác sĩ để biết và bổ sung đầy đủ các dưỡng chất bị thiếu hụt.
- Rửa tay trước khi ăn, ăn chậm nhai kĩ, ăn chín uống sôi.
- Không sử dụng các thực phẩm chưa rõ nguồn gốc, hết hạn, thực phẩm lưu trữ trong thời gian dài.
- Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ đóng gói sẵn,...
Tác dụng của các biện pháp:
- Tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và gia đình.
- Giúp hạn chế các bệnh về tim mạch, tiêu hoá, béo phì, ung thư,...
- Tạo điều kiện để phát triển tốt cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ.
- Giảm thiếu các chi phí khám chữa bệnh...
BÀI TẬP
Câu 1: Tại sao nói "Các hệ cơ quan trong cơ thể động vật có mối quan hệ mật thiết với nhau?". Cho ví dụ chứng minh.
Trả lời:
Mói "Các hệ cơ quan trong cơ thể động vật có mối quan hệ mật thiết với nhau?" vì cơ thể là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với nhau.
- Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác.
- Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động và các cơ quan vận động.
- Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxygen tới tế bào, đưa các chất thải và carbon dioxide từ tế bào tới các cơ quan để thải ra ngoài.
- Hệ hô hấp lấy oxygen từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải carbon dioxide ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.
- Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các cơ quan của cơ thể qua hệ tuần hoàn.
- Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.
Ví dụ: Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Cùng lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động như tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn (hệ tuần hoàn), thở nhanh và sâu (hệ hô hấp), mồ hôi tiết nhiều (hệ bài tiết), ...
Câu 2: Nếu là một tuyên tuyền viên, em sẽ tuyên truyền những nội dung gì về giáo dục vệ sinh ăn uống ở địa phương em?
Trả lời:
Gợi ý nội dung tuyên tuyền về giáo dục vệ sinh ăn uống:
- Chọn thực phẩm tươi sạch, nguồn gốc rõ ràng.
- Bảo quản thực phẩm sống và thức ăn đã nấu chín đúng cách.
- Ăn chín uống sôi, không ăn đồ có dấu hiệu bị hỏng, ôi thiu,...
- Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm trước khi mua và khi dùng.
- Giữ vệ sinh nơi ăn uống, bảo quản và chế biến thực phẩm.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thực phẩm và trước khi ăn
Câu 3: Hãy tìm hiểu một số bệnh liên quan đến chế độ dinh dưỡng không hợp lí hoặc ăn uống không hợp vệ sinh ở địa phương em. Nêu biện pháp phòng tránh các bệnh đó theo mẫu trong bảng dưới đây.
Trả lời:
Tên bệnh | Nguyên nhân | Tác hại | Biện pháp phòng tránh |
Béo phì | - Lười vận động, ăn uống không lành mạnh. - Yếu tố tâm lí: bệnh trầm cảm, người bị căng thẳng, buồn bã,… - Yếu tố di truyền. | - Suy giảm hệ miễn dịch. - Nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, tiểu đường, tim mạch,… - Gây tự ti về ngoại hình, cơ thể thiếu linh hoạt. | - Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. - Tập thể dục thường xuyên. - Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, có chế độ nghỉ ngơi hợp lí. |
Ngộ độc thực phẩm | - Ăn uống không đảm bảo vệ sinh. - Ăn nhầm thực phẩm hỏng, quá hạn sử dụng. | - Bị ngộ độc cấp tính: với các triệu chứng nôn, tiêu chảy, co giật, suy hô hấp,…có thể dẫn đến tử vong. - Bị ngộ độc mãn tính: gây ra các bệnh về gan, thận, hệ thống tiêu hoá, miễn dịch,… | - Ăn chín uống sôi, không ăn đồ có dấu hiệu bị hỏng, ôi thiu,... - Rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thực phẩm và trước khi ăn. - Giữ vệ sinh nơi ăn uống, bảo quản và chế biến thực phẩm. - Luôn chọn thực phẩm sạch, nguồn gốc rõ ràng, hạn sử dụng dài. |
Câu 4: Nhu cầu nước mỗi ngày của trẻ em theo cân nặng theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng vào năm 2012 được mô tả trong bảng sau:
Dựa vào bảng trên em hãy:
- a) Nhận xét về mối quan hệ giữa cân nặng và nhu cầu nước ở trẻ em.
- b) Tính lượng nước mà em cần uống mỗi ngày để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể.
Trả lời:
- a) Mối quan hệ giữa cân nặng và nhu cầu nước ở trẻ em: cân nặng càng lớn, nhu cầu nước càng cao.
- b) Gợi ý tính lượng nước cần uống mỗi ngày cho học sinh 21kg: 1000 + 50 = 1050 (mL/kg)
=> Giáo án KHTN 7 chân trời bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật (5 tiết)