Đáp án Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 37: Sinh sản ở sinh vật (P2)

File Đáp án Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 37 phần 2. Sinh sản ở sinh vật . Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

CHỦ ĐỀ 10. SINH SẢN Ở SINH VẬT

BÀI 37 SINH SẢN Ở SINH VẬT

Câu 17: Quan sát Hình 37.13 và 37.14, phân biệt hoa lưỡng tính với hoa đơn tính bằng cách hoàn thành bảng sau: 

Trả lời:

Thành phần

Hoa lưỡng tính

Hoa đơn tính

Hoa đực

Hoa cái

Nhị hoa

Không

Nhuỵ hoa

Không

 

Luyện tập: Vẽ sơ đồ thể hiện các giai đoạn sinh sản hữu tính ở thực vật

Trả lời:

Sơ đồ thể hiện các giai đoạn sinh sản hữu tính ở thực vật:

Nhị và nhuỵ chín → Thụ phấn → Thụ tinh → Quả, hạt hình thành và lớn lên

 

Câu 18: Quan sát Hình 37.15 và đọc thông tin, hãy mô tả sự thụ phấn và sự thụ tinh bằng cách xác định thứ tự đúng của các sự kiện sau.

Trả lời:

Các sự kiện trong quá trình thụ phấn và thụ tinh

Thứ tự đúng

Ống phấn tiếp xúc với noãn.

4

Giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử.

5

Hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ và nảy mầm.

2

Ống phấn mọc dài ra trong vòi nhuỵ và đi vào bầu nhuỵ.

3

Nhuỵ và nhị cùng chín.

1

 

Câu 19: Hãy phân biết thụ phấn và thụ tinh. Sản phẩm của sự thụ tinh ở thực vật có hoa là gì?

Trả lời:

Phân biệt thụ phấn và thụ tinh:

Thụ phấn

Thụ tinh

Là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.

Là hiện tượng giao tử đực kết hợp với giao tử cái tại noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử.

Sản phẩm của sự thụ tinh ở thực vật có hoa là hợp tử

 

Câu 20: Quan sát Hình 37.16 và đọc thông tin, hãy cho biết quả được hình thành và lớn lên như thế nào?

Trả lời:

 Quá trình hình thành và lớn lên của quả:

  • Sau khi thụ tinh: hợp tử phát triển thành phôi, noãn thành hạt chứa phôi, bầu nhuỵ thành quả chứa hạt.
  • Tế bào phân chia => Quả lớn lên, cánh hoá, nhị hoa, vòi nhuỵ khô và rụng.

 

Câu 21: Quả có vai trò gì đối với đời sống của cây và đời sống con người?

Trả lời:

Vai trò của quả đối với:

(1) Đời sống của cây:

  • Quả chứa hạt, bảo vệ hạt và giúp hạt phát tán.
  • Quả chín biến đổi màu sắc, xuất hiện mùi vị, hương thơm hấp dẫn động vật ăn quả giúp cho sự phát tán nòi giống.

(2) Đối với con người: Quả nhiều loài cây chứa các chất dinh dưỡng quý giá, là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho con người.

 

Luyện tập: Vẽ và hoàn thành sơ đồ về sinh sản hữu tính ở thực vật.

Trả lời:

Sơ đồ về sinh sản hữu tính ở thực vật:

 

Câu 22: Quan sát Hình 37.17 và 37.18, vẽ sơ đồ chung về sinh sản hữu tính ở động vật.

Trả lời:

Sơ đồ chung về sinh sản hữu tính ở động vật:

 

Câu 23: Nêu một số hình thức sinh sản hữu tính ở động vật. Vẽ sơ đồ phân biệt các hình thức sinh sản đó.

Trả lời:

Một số hình thức sinh sản hữu tính ở động vật: đẻ trứng hoặc đẻ con.

  • Sơ đồ phân biệt các hình thức sinh sản:

 

Câu 24: Dự đoán đặc điểm con sinh ra. Theo em, đặc điểm này có ý nghĩa gì đối với sinh vật?

Trả lời:

Nhận xét:

  • Con sinh ra mang những đặc điểm của cả hai bố mẹ.
  • Ý nghĩa: Tạo ra những cá thể mới đa dạng, kết hợp được các đặc tính tốt của bố và mẹ => Thích nghi hơn trước điều kiện môi trường luôn thay đổi.

 

Luyện tập:

  • Hãy kể tên vật nuôi có hình thức sinh sản hữu tính là đẻ con hoặc đẻ trứng.
  • Nêu vai trò của sinh sản hữu tính đối với sinh vật và trong thực tiễn.

Trả lời:

Vật nuôi có hình thức sinh sản hữu tính:

  • Đẻ con: chó, mèo, trâu, bò, lợn,...
  • Đẻ trứng: gà, vịt, ngan, ngỗng, cá, tôm,...

Vai trò của sinh sản hữu tính

  • Đối với sinh vật: duy trì nòi giống, kết hợp được các đặc tính tốt, giúp sinh vật thích nghi hơn trước điều kiện môi trường luôn thay đổi.
  • Trong thực tiễn: tạo ra nguồn nguyên liệu cho sản xuất (da, lông,...) và thực phẩm (trứng, thịt,...).

 

Câu 25: Theo em, sinh sản hữu tính có những ưu điểm nào? Con người đã ứng dụng sinh sản hữu tính trong thực tiễn nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Theo em : 

Ưu điểm của sinh sản hữu tính: Tạo ra các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền => Động vật có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện sống thay đổi.
Con người đã ứng dụng sinh sản hữu tính trong thực tiễn nhằm mục đích:

  • Chủ động tạo ra con giống vật nuôi, cây trồng theo nhu cầu.
  • Tạo ra con lai có sức sống tổt, năng suất cao.
  • Đảm bảo sự tạo quả cho các loại cây trồng.

 

BÀI TẬP

Câu 1: Quan sát hình bên:

  1. a) Nêu hình thức sinh sản ở nấm men.
  2. b) Nêu đặc điểm của nấm men con mới được hình thành.

Trả lời:

  1. a) Hình thức sinh sản ở nấm men: sinh sản vô tính mọc chồi.
  2. b) Đặc điểm của nấm men con mới được hình thành: giống hệt nấm men ban đầu.

 

Câu 2: Lựa chọn đáp án đúng về quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật.

  1. Hình thành giao tử đực và giao tử cái - Thụ phấn - Thụ tinh - Kết hạt, tạo quả.
  2. Hình thành giao tử đực và giao tử cái - Thụ tinh - Thụ phấn - Kết hạt, tạo quả.
  3. Hình thành giao tử đực và giao tử cái - Thụ phấn - Kết hạt, tạo quả - Thụ tinh.
  4. Hình thành giao tử đực và giao tử cái - Kết hạt, tạo quả - Thụ phấn - Thụ tinh.

Trả lời:

Đáp án A

Câu 3: Hoàn thành các đoạn thông tin sau bằng cách sử dụng các từ gợi ý: thụ tinh, hoa lưỡng tính, hoa đơn tính, sinh sản sinh dưỡng, sự thụ phấn.

  1. a) Sự hình thành các cá thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của mẹ được gọi là …(1)…
  2. b) Hoa có bộ phận sinh sản đực hoặc cái. Một bông hoa như vậy được gọi là …(2)…
  3. c) Sự chuyển hạt phần đến đầu nhụy của hoa trên cùng một cây hoặc trên một cây hoa khác cùng loài được gọi là …(3)…
  4. d) Sự kết hợp của giao từ đực và cái được gọi là …(4)…

Trả lời:

  • (1) - sinh sản sinh dưỡng
  • (2) - hoa đơn tính
  • (3) - sự thụ phấn
  • (4) - thụ tinh

 

Câu 4: Nêu sự khác biệt giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật bằng cách hoàn thiện bảng sau:

Trả lời:

Sự khác biệt giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật:

Đặc điểm

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Giao tử tham gia sinh sản

Không có

Giao tử đực (Hạt phấn) – Giao tử cái (Noãn)

Cơ quan sinh sản

Cơ thể mẹ

Nhị và nhuỵ

Đặc điểm cây con hình thành

Giống nhau và giống cơ thể mẹ

Mang đặc điểm của cả cây bố và cây mẹ

Ví dụ

Khoai tây, mía, gừng,…

Bầu, bí, các cây có quả,…

 

Câu 5: Hãy nếu những phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật trong thực tiễn và cho ví dụ.

Trả lời:

Những phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật trong thực tiễn và ví dụ:

  • Giấm cành: mía, sắn, hoa hồng, khoai lang,...
  • Chiết cành: cham, cam, bưởi,...
  • Ghép cành: một số cây ăn quả, cây cảnh.
  • Nuôi cấy tế bào/mô ở thực vật: cà rốt, đinh lăng, lan hồ điệp

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay