Đáp án Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 39. Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất
File Đáp án Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 39. Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất . Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo (bản word)
CHỦ ĐỀ 11 . CƠ THỂ SINH VẬT LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT
BÀI 39 CHỨNG MINH CƠ THỂ SINH VẬT LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT
1. MỐI QUAN HỆ GIỮA TẾ BÀO VỚI CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG
Câu 1: Hãy lấy ví dụ chứng tỏ rằng một tế bào có thể đảm nhận chức năng của một cơ thể sống.
Trả lời:
Ví dụ chứng tỏ rằng một tế bào có thể đảm nhận chức năng của một cơ thể sống:
Trùng roi là sinh vật đơn bào:
- Cơ thể hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù và có một roi dài xoáy vào nước giúp cơ thể vừa tiến vừa xoay.
- Cấu tạo: gồm nhân và chất nguyên sinh chứa các hạt diệp lục như thực vật, các hạt dự trữ, điểm mắt và không bào co bóp.
- Dinh dưỡng: tự dưỡng, dị dưỡng.
- Hô hấp: nhờ sự trao đổi khí qua màng.
- Bài tiết: không bào co bóp tập trung nước thừa cùng sản phẩm bài tiết thải ra ngoài giúp cân bằng áp suất thẩm thấu.
- Sinh sản: bằng cách phân đôi cơ thể.
=> Có đầy đủ chức năng của một đơn vị sống độc lập.
Câu 2: Vẽ sơ đồ về mối quan hệ giữa tế bào/cơ thể - môi trường đối với cơ thể đơn bào.
Trả lời:
Sơ đồ về mối quan hệ giữa tế bào/cơ thể - môi trường đối với cơ thể đơn bào:
Luyện tập: Chứng minh rằng cơ thể đơn bào (có cấu tạo tế bào nhân sơ hay nhân thực) là một cơ thể thống nhất.
Trả lời:
Chứng minh cơ thể đơn bào (có cấu tạo tế bào nhân sơ hay nhân thực) là một cơ thể thống nhất:
- Cơ thể đơn bào chỉ cấu tạo từ một tế bào nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các chức năng sống.
- Có màng tế bào giúp bảo vệ các thành phần bên trong và ngăn cách, thực hiện quá trình trao đổi chất với môi trường bên ngoài.
- Tế bào vừa trao đổi chất với môi trường, vừa thực hiện quá trình trao đổi và chuyển hoá năng lượng bên trong => Lớn lên, sinh sản, và cảm ứng.
- Các hoạt động sống được thực hiện ở cấp độ cơ thể.
Câu 3: Quan sát Hình 39.2, hãy nêu mối quan hệ giữa tế bào - cơ thể - môi trường thông qua hoạt động trao đổi chất ở thực vật.
Trả lời:
Mối quan hệ giữa tế bào - cơ thể - môi trường thông qua hoạt động trao đổi chất ở thực vật:
- Thực vật lấy nước, muối khoáng, carbon dioxide,... từ môi trường và chuyển đến tế bào để thực hiện quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng => Giúp chúng lớn lên, sinh trưởng và phát triển.
- Đồng thời thực vật cũng tiến hành thoát hơi nước và nhả khí oxygen ra môi trường thông qua khí khổng.
=> Mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau.
2. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC HOẠT ĐỘNG SỐNG TRONG CƠ THỂ
Câu 4: Quan sát Hình 39.3, hãy mô tả mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể.
Trả lời:
Mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể:
- Các hoạt động sống trong cơ thể có mối quan hệ qua lại lẫn nhau, đảm bảo sự toàn vẹn, thống nhất giúp cơ thể tồn tại và phát triền.
- Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng cung cấp chất dinh dưỡng, năng lượng,... cho các hoạt động sinh sản, cảm ứng, sinh trưởng phát triển.
- Ngược lại, các hoạt động này cũng cung cấp nguyên liệu cho quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng diễn ra thuận lợi.
Câu 5: Trong cơ thể sống, hoạt động trao đổi chất diễn ra không bình thường ảnh hưởng như thế nào đến các hoạt động sống khác?
Trả lời:
Quá trình trao đổi chất ảnh hưởng không bình thường có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sống khác của cơ thể:
- Quá trình trao đổi chất có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau với các hoạt động sống trong cơ thể, giúp chúng ta tồn tại, sinh trưởng và phát triển.
- Khi quá trình trao đổi chất bị rối loạn, các hoạt động sống khác sẽ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động bình thường => Ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người.
- Tương tự, nguồn nguyên liệu dùng cho quá trình trao đổi chất cũng không được sử dụng hiệu quả => Các chất dư thừa tồn đọng trong cơ thể là nguyên nhân gây thừa cân, béo phì,...
Vận dụng: Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em là do hoạt động sống nào chi phối? Giải thích.
Trả lời:
Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em do hoạt động trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng chi phối.
- Quá trình trao đổi chất bị rối loạn sẽ làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, dẫn đến chán ăn, còi xương, chậm lớn và giảm trí tuệ ở trẻ em.
- Hoạt động chuyển hoá năng lượng diễn ra không ổn định có thể khiến tất cả các cơ quan giảm phát triển, nhất là hệ cơ xương, ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao và tầm vóc của trẻ => Trẻ bị suy dinh dưỡng thường thấp còi hơn các bạn cùng trang lứa.
Luyện tập: Lấy ví dụ về tính thống nhất trong cơ thể sinh vật phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các hoạt động sống.
Trả lời:
Ví dụ :
Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, nhịp tim tăng, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết nhiều
Luyện tập: Lấy ví dụ về tính thống nhất trong cơ thể sinh vật phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các hoạt động sống.
Trả lời:
Ví dụ :
Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, nhịp tim tăng, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết nhiều
BÀI TẬP
Câu 1: Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa tế bào - cơ thể - môi trường khi em tham gia một cuộc chạy đua.
Trả lời:
Ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa tế bào - cơ thể - môi trường khi em tham gia một cuộc chạy đua:
- Khi chạy, cơ thể lấy oxygen từ môi trường.
- Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp vận chuyển oxygen đến từng tế bào trong cơ thể để thực hiện quá trình trao đổi chất mạnh, sản sinh năng lượng cho phép chúng ta chạy.
- Đồng thời thải ra môi trường khí carbon dioxide và mồ hôi qua da để làm mát, hạ nhiệt cho cơ thể.
Câu 2: Khi ăn cơm, những cơ quan, hệ cơ quan nào trong cơ thể của em hoạt động? Em hãy nêu mối quan hệ giữa các hoạt động đó.
Trả lời:
(1) Khi ăn cơm, trong cơ thể chúng ta có sự phối hợp hoạt động của:
- Các cơ quan trong hệ tiêu hoá: miệng, thực quản, dạ dày,...
- Các cơ quan trong hệ tuần hoàn: tim, mạch máu,...
- Các cơ quan trong hệ hô hấp: mũi, thanh quản, phổi,...
(2) Mối quan hệ giữa các hoạt động đó:
Khi ăn cơm, hệ tiêu hoá làm việc với cường độ liên tục để nghiền nhỏ, vận chuyển và tiêu hoá thức ăn.
Cùng lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng hoạt động không ngừng nghỉ:
- Hệ tuần hoàn giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng được chuyển hoá từ thức ăn và oxygen tới tế bào.
- Hệ hô hấp có vai trò duy trì và điều hoà nhịp thở...