Đáp án Sinh học 10 cánh diều Ôn tập phần 3

File Đáp án Sinh học 10 cánh diều Ôn tập phần 3. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

ÔN TẬP PHẦN 3

Câu 1: Nêu các đặc điểm của vi sinh vật. Đặc điểm nào là thế mạnh mà công nghệ vi sinh vật đang tập trung khai thác? Vì sao? 

Trả lời:

  • Đặc điểm của vi sinh vật:
  • Vi sinh có kích thước rất nhỏ
  • Vi sinh sử dụng các enzym để tổng hợp và phân giải các chất.
  • Vi sinh có thể phát triển rất nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi.
  • Vi sinh là khối kiến trúc cho các dạng sống cao hơn trong mạng lưới của Trấi đất. Các chất dinh dưỡng và nguyên tố cần để tái tạo chất nguyên sinh bao gồm các nguồn thức ăn carbon, nitơ, chất khoáng và các nguyên tố khác.
  • Thích nghi với môi trường nhanh để dễ dàng tồn tại với môi trường sống mới trong mọi điều kiện.
  • Có nhiều chủng loại khác nhau trong mọi điều kiện khác nhau. Nhiệt độ cao như miệng núi lửa, nhiệt độ thấp như nam cực, áp suất lớn như đáy đại dương. Hơn nữa, vi sinh vật có khoảng trên 100 nghìn loài như động vật nguyên sinh, nấm vi tảo, vi khuẩn lam, vi khuẩn, vi rút,… Và mỗi năm lại biến động thêm những vi sinh vật mới.
  • Đặc điểm thế mạnh mà công nghệ vi sinh vật đang tập trung khai thác là vi sinh sử dụng các enzym để tổng hợp và phân giải các chất. Tính ứng dụng của đặc điểm này là rất lớn ví dụ: Chế biên và bảo quản thực phẩm, phân bón, nguyên liệu,...

 

Câu 2: Cầu khuẩn A có kích thước 1,5 micromet x 1,5 micromet và trực khuẩn B (hình trụ) có kích thước 2 micromet x 1,2 micromet. Hãy so sánh tỉ lệ S/V của hai vi khuẩn này. Để nuôi thu sinh khối vi khuẩn thì em sẽ chọn cầu khuẩn A hay trực khuẩn B? Vì sao?

Trả lời:

  • Cầu khuẩn : 

S = 4πR2                                    

V = 4/3.πR3

Tỉ lệ S/V = 3/R                 

=> S/V = 3/0,75 = 4

  • Trực khuẩn:

S= 2πR2 + h2Rπ               

V = 2π R2.h

Tỉ lệ S/V = (R+ h)/(Rh)         

=> S/V = (0,6 + 2)/(0,6.2) = 2,17

=> Để thu nuôi sinh khối em sẽ chọn nuôi cầu khuẩn.Vì cầu khuẩn có kích thước nhỏ thì tỉ lệ S/V lớn hơn trực khuẩn, thuận lợi cho sự trao đổi chất, dẫn tới sinh trưởng, phân chia nhanh, đảm bảo sự thích nghi với môi trường.

 

Câu 3: Trình bày các pha sinh trưởng ở quần thể vi sinh vật trong hệ kín. Để nuôi thu nhận sinh khối của vi khuẩn thì nên dừng ở pha nào ? Vì sao ?

Trả lời:

Các pha sinh trưởng ở quần thể vi sinh vật trong hệ kín là

  1. a) Pha tiềm phát (pha Lag)
  2. b) Pha lũy thừa (pha Log)
  3. c) Pha cân bằng
  4. d) Pha suy vong

Để nuôi thu nhận sinh khối của vi khuẩn thì nên dừng ở pha cân bằng vì lượng sinh khối tại đây là lớn nhất.

Câu 4. So sánh các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực.

Trả lời:

Vi sinh vật nhân sơ

Vi sinh vật nhân thực

Giống nhau

-       Đều có sự nhân đôi của bộ máy di truyền

-       Đều có lối sinh sản bàng cách phân chia tế bào: phân cắt, phân đôi, nảy chồi

-       Đều có hình thức sinh sản túi bào tử

Khác nhau

-       Chỉ sinh sản vô tính

-       Các hình thức: phân đôi, túi bào tử vô tính,..

-       Có sự hình thành nội bào tử

-       Đại diện: Vi khuẩn

-       Sinh sản theo cả hai hình thức vô tính và hữu tính

-       Các hình thức: tạo túi bào tử vô tính hoặc hữu tính, tiếp hợp gia tử,... 

-       Đại diện: nấm men, nấm sợi,...

    

Câu 5: Liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật. Chúng ta nên làm gì để hạn chế sự gây hại của vi sinh vật đối với lương thực ví dụ gạo, ngô, đỗ; hoặc thực phẩm? Cho ví dụ.

Trả lời:

  • Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật:
  • Nguồn dinh dưỡng, các chất hóa học khác (pH, kim loại, chất oxi hóa, cồn,...)
  • Nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ điện từ.
  • Các vi sinh vật, thực vật, động vật khác sống cùng môi trường
  • Thuốc kháng sinh
  • Để hạn chế sự gây hại của vi sinh vật đối với lương thực ví dụ gạo, ngô, đỗ; hoặc thực phẩm người ta thường:
  • Phơi khô đối với 1 số loại quả, hạt, gạo, ngô, đỗ,...
  • Bảo quản lạnh đối với các thực phẩm tươi sống như thịt, cá, tôm, ...
  • Ướp muối (thịt, cá,...)

Câu 6: Nêu một số ví dụ về quá trình tổng hợp ở vi sinh vật và ứng dụng của quá trình đó trong thực tiễn.

Trả lời:

  • Vi sinh vật có khả năng tổng hợp amino acid, protein: vi khuẩn Corynebacterium glutamicum có khả năng tổng hợp ra axit glutamic được ứng dụng làm bột ngọt
  • Vi sinh vật có khả năng tổng hợp polysaccharide, polyhydroxyalkanoate: vi khuẩn Bacillus cereus hay Cupriavidus necator có thể tổng hợp cacbon thành các hạt polyhydroxyalkanoate được ứng dụng làm nhựa, chất dẻo phân hủy sinh học.

Câu 7: Trình bày một số ví dụ về quá trình phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng của quá trình đó trong thực tiễn.

Trả lời:

  • Vi sinh vật phân giải protein: vsv có khả năng phân giải protein trong đậu tương, cá thành các sản phẩm giàu amino acid được ứng dụng trong sản xuất nước tương, nước mắm.
  • Vi sinh vật phân giải polysaccharide: vi khuẩn lactic có khả năng tiết enzyme ngoại bào để phân giải các polysaccharide thành các phân tử đường ứng dụng làm sữa chua, muối chua rau, củ, quả, thịt, cá, tôm,...

Câu 8: Liệt kê ít nhất ba yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm sữa chua, dưa chua hoặc bánh mỳ. Nêu biện pháp kiểm soát hoặc điều khiển các yếu tố đó theo hướng có lợi cho sự phát triển của vi sinh vật.

Trả lời:

Ba yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm sữa chua là:

  • Nhiệt độ ủ: Nhiệt độ thích hợp là từ 35-40 độ C, nhiệt độ quá cao có thể gây chết vi khuẩn.
  • Thời gian ủ: 8-12 tiếng, thời gian ủ quá lâu có thể dẫn tới lạc khuẩn đi tới pha suy vong.
  • Cốc đựng hỗn hợp ủ: phải được tiệt trùng do sữa là môi trường lý tưởng cho nhiều vi sinh vật gây hại khác phát triển.

Câu 9: Vì sao lại xếp virus ở ranh giới trung gian giữa vật sống và vật không sống?

Trả lời:

Xếp virus ở ranh giới trung gian giữa vật sống và vật không sống vì chúng chưa có cấu tạo tế bào hoàn chỉnh:

  • Khi ở bên ngoài cơ thể vật chủ, virus tồn tại dưới dạng tinh thể gọi là hạt virus (hay hạt vật chất). Chúng không có khả năng gây bệnh, trao đổi chất và năng lượng,... tức là không có dấu hiệu của một vi sinh vật sống (thể vô sinh). Chúng có thể tồn tại lâu, khó phân hủy trong môi trường bên ngoài.
  • Ngược lại, khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ, virus bắt đầu hoạt động: nhân đôi nucleic acid, tổng hợp protein. Chúng nhân lên nhanh chóng, phá vỡ tế bào và gây bệnh cho cơ thể.
  • Trong giai đoạn này virus được xem là một vi sinh vật gây bệnh, là một cơ thể sống. Hiện nay, người ta xếp virus là đại diện trung gian chuyển tiếp giữa sinh vật với thế giới vô cơ.

Câu 10: Liệt kê các giai đoạn trong chu trinh nhân lên của virus. Ức chế giai đoạn nào thì sẽ ức chế được sự nhân lên của virus.

Trả lời:

Chu trình nhân lên của virus:

  • Bám dính:Virus cố dịnh trên bề mặt tế bào chủ nhờ mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ
  • Xâm nhập:Đưa vật chất di truyền vào trong tế bào chủ.
  • Sinh tổng hợp:Virus tổng hợp protein và nucleic acid nhờ enzyme của tế bào chủ hoặc của virus tự tổng hợp.
  • Lắp rắp:các thành phần của virus hợp nhất lại với  nhau hình thành cấu trúc nucleocapsid
  • Giải phóng:Virus phá hủy tế bài chủ để giải phóng đồng thời các hạt virus hoặc chui ra ngoài làm tế bào chủ chết dần.Virus sử sử dụng màng của tế bào chủ làm màng bao xung quanh. Các virus mới hình thành sẽ đi xâm chiếm các tế bào khác.

Câu 11: Nêu và cho ví dụ về một số lợi ích và tác hại của virus đối với con người.

Trả lời:

  • Lợi ích:
  • Sản xuất kháng thể
  • Sản xuất vaccine
  • Trị liệu, phục hồi một số chức năng của cơ thể.
  • Tác hại: Gây bệnh cho con người và các sinh vật khác trên Trái Đất.

Câu 12: Nêu các phương thức lây truyền virus ở người. Giải thích ý nghĩa của thông điệp 5K trong phòng chống dịch COVID-19.

Trả lời:

  • Phương thức lây truyền virus ở người:
  • Qua đường hô hấp
  • Qua đường tiêu hóa
  • Qua tiếp xúc với mầm bệnh
  • Lây qua động vật trung gian truyền bệnh
  • Ý nghĩa thông điệp 5K:
  • Khẩu trang: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người. Đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
  • Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.
  • Khoảng cách: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.
  • Không tụ tập: Không tụ tập đông người.
  • Khai báo y tế: Cài đặt ứng dụng PC-Covid để thực hiện khai báo y tế và được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095 hoặc cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn đi khám bệnh an toàn.

Câu 13: Tại sao chất kháng sinh không có tác dụng đối với những bệnh do virus?

Trả lời:

Do virus nằm trong vật chất di truyền của tế bào chủ cho nên nếu kháng sinh tiêu diệt virus thì đồng nghĩa với diệt cả tế bào chủ (người hoặc động vật). Hơn nữa, virus còn có khả năng nằm ẩn mình vài năm trong tế bào trước khi phát bệnh và luôn thay đổi hình dạng nên có khả năng kháng thuốc rất cao.

  • Kháng sinh không tiêu diệt được virus vì virus hoàn toàn khác biệt với vi khuẩn.

Câu 14: Trình bày các biện pháp phòng chống bệnh do virus. Biện pháp nào sẽ giúp cơ thể chúng ta chủ động hình thành kháng thể virus?

Trả lời:

  • Các biện pháp phòng chống bệnh do virus:
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao
  • Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, nơi làm việc,..
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các bề mặt ngoài công cộng
  • Tiêm phòng đầy đủ
  • Đeo khẩu trang nơi công cộng
  • Không quan hệ tình dục bừa bãi
  • Không dùng chung ống kim tiêm...
  • Biện pháp sẽ giúp cơ thể chúng ta chủ động hình thành kháng thể virus là: tiêm phòng đầy đủ và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

Câu 15: Tại sao virus gây bệnh cúm A hay HIV/AIDS lại thường có nhiều biến thể? Đặc điểm đó gây khó khăn gì trong phát triển vaccine phòng bệnh và thuốc chữa bệnh?

Trả lời:

  • Virus gây bệnh cúm A hay HIV/AIDS lại thường có nhiều biến thể vì chúng có hệ gene là RNA thường có tần số và tốc độ đột biến rất cao do enzyme polymerase của virus tổng hợp không có cơ chế sửa sai. Bên cạnh đó các biến thể được tạo ra do cơ chế tái tổ hợp virus từ nhiều nguồn khác nhau. 
  • Đặc điểm đó gây khó khăn trong phát triển vaccine phòng bệnh và thuốc chữa bệnh là chúng có khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch và kháng thuốc rất nhanh.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Sinh học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay