Đáp án Sinh học 10 cánh diều Bài 5_Các nguyên tố hóa học và nước

File Đáp án Sinh học 10 cánh diều Bài 5_Các nguyên tố hóa học và nước. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án sinh học 10 cánh diều (bản word)

BÀI 5 - CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC

MỞ ĐẦU

Câu 1: Dựa vào hình 5.1, hãy cho biết màng sinh chất (màng tế bào) được cấu tạo từ những hợp chất nào. Các hợp chất này được tạo thành từ những nguyên tố hóa học nào?

Trả lời:

Màng sinh chất được cấu tạo từ các hợp chất Phospholipid, Protein, Cacbohydrate. Các hợp chất này được tạo thành từ các nguyên tố C, H, O, N, S, P.

I. CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

  1. Các nguyên tố hóa học trong tế bào

Câu 1: Cho biết mỗi nguyên tố trong hình 5.2 thuộc nhóm nguyên tố đại lượng hay vi lượng. Tổng tỉ lệ phần trăm của các nguyên tố C, H, O, N là bao nhiêu và tỉ lệ này có ý nghĩa gì?

Trả lời:

  • Các nguyên tố  trong hình thuộc nhóm nguyên tố đại lượng.
  • Tổng tỉ lệ phần trăm của các nguyên tố C, H, O, N là 96,2%. Điều này cho thấy rằng các nguyên tố C, H, O, N là các thành phần chủ yếu cấu tạo nên các hợp chất chính trong tế bào.

Câu 2: Kể tên một số bệnh do thiếu nguyên tố đại lượng, vi lượng ở sinh vật và nêu cách phòng những bệnh đó.

Trả lời:

  • Một số bệnh do thiếu nguyên tố đại lượng, vi lượng ở sinh vật: Loãng xương do thiếu Ca, bướu cổ do thiếu i-ốt, vàng lá do thiếu Fe, lá thay đổi hình dạng và màu sắc do thiếu Zn
  • Các phòng các bệnh trên là sớm phát hiện vấn đề ở sinh vật, kịp thời bổ sung các nguyên tố vi lượng, đại lượng còn thiếu.

 

Vận dụng 1: Em cần lưu ý điều gì trong khẩu phần ăn để cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể? Vì sao?

Trả lời:

Để cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể, trong khẩu phần ăn hàng ngày, cần:

  • Lựa chọn các thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng cần thiết;
  • Ăn uống đa dạng, không nên chỉ ăn một số loại thực phẩm nhất định;
  • Ăn đầy đủ các loại rau, củ, quả để bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Tuy nhiên, chế độ ăn cũng phụ thuộc vào bệnh lí sẵn có của mỗi người. Ví dụ: người tiểu đường nên giảm ăn tinh bột, đồ ngọt,...; người bị mỡ máu nên giảm ăn đồ nhiều đạm;...

Vận dụng 2: Việc ghi thành phần dinh dưỡng trên bao bì đựng thực phẩm chế biến sẵn có ý nghĩa gì đối với người tiêu dùng? Cho một số ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

Các thành phần dinh dưỡng được ghi trên bao bì đựng thực phẩm có vai trò quan trọng, giúp người tiêu dùng có thể biết được hàm lượng dinh dưỡng có trong thực phẩm, căn cứ vào đó, người mua có thể lựa chọn được những thực phẩm phù hợp với chế độ ăn của mình.

Ví dụ:

  • Trẻ em còi xương, chậm lớn nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi;
  • Người ăn kiêng nên chọn các loại thực phẩm chứa ít chất béo,...

Hình ảnh minh họa:

 

  1. Carbon

Câu 3: Carbon tham gia cấu tạo hợp chất nào trong các hợp chất sau đây: nước, hydrochloric acid, carbohydrate, protein, lipid, nucleic acid?

Trả lời:

Carbon có trong thành phần cấu tạo của các hợp chất: Hydrochloric acid, carbonhydrate, protein, lipid, nucleic acid.

Luyện tập 1: Quan sát hình 5.4 và cho biết carbon có thế tạo nên loại liên kết và loại mạch gì trong các hợp chất. Từ đó giải thích vai trò của nguyên tố carbon trong cấu tạo các hợp chất của tế bào.

Trả lời:

  • Các loại liên kết mà carbon có thể tạo ra: Carbon có thể tạo nên các liên kết cộng hóa trị loại liên kết đơn hoặc liên kết đôi.
  • Các loại mạch mà carbon có thể tạo ra: Carbon có thể tạo nên nhiều loại mạch như loại mạch thẳng, mạch nhánh, mạch vòng.
  • Vai trò của nguyên tố carbon trong cấu tạo các hợp chất của tế bào:
  • Carbon có bốn electron tham gia liên kết cộng hóa trị với các nguyên tố carbon khác và các nguyên tố như O, N, P,… tạo nên mạch “xương sống” của các hợp chất hữu cơ chính có trong tế bào như protein, nucleic acid, carbohydrate, lipid.
  • Nhờ liên kết khác nhau, carbon tạo nên sự đa dạng về cấu trúc của các hợp chất.

II. NƯỚC

  1. Cấu tạo hóa học và tính chất vật lí, hóa học của nước

Câu 4: Các nhà khoa học thường dựa vào dấu hiệu nào để tìm kiếm sự sống ở các hành tinh trong vũ trụ? Vì sao?

Trả lời:

Các nhà khoa học thường dựa vào dấu hiệu của nước để tìm kiếm sự sống ở các hành tinh trong vũ trụ vì nước có vai trò vô cùng quan trọng, là "dung môi" của sự sống.

 

Câu 5: Quan sát hình 5.5 và cho biết tên các nguyên tử và liên kết hoá học trong phân tử nước.

Trả lời:

Các nguyên tử trong phân tử nước là O, H. Liên kết trong phân tử nước là liên kết phân cực.

 

Câu 6: Nêu các thể của nước. Khi nước bay hơi thì liên kết giữa các phân tử nước thay đối như thế nào?

Trả lời:

  • Các thể của nước: rắn, lỏng, khí.
  • Khi nước bay hơi, liên kết giữa các phân tử nước bị bẻ gãy.

 

  1. Vai trò của nước

Câu 7: Vì sao nước được coi là "dung môi của sự sống"?

Trả lời:

Nước được coi là "dung môi của sự sống" vì: 

  • Nước có thể dễ dàng hòa tan nhiều chất
  • Là môi trường cho các phản ứng và trực tiếp tham gia vào nhiều phản ứng trong tế bào.
  • Trong cơ thể, nước là môi trường vận chuyển các chất.

 

Luyện tập 2. Lấy ví dụ một số phản ứng hóa học trong tế bào hoặc cơ thể có sự tham gia của nước.

Trả lời:

Một số phản ứng hóa học trong tế bào hoặc cơ thể có sự tham gia của nước: phản ứng tủy phân, phản ứng tiêu hóa...

 

Câu 8: Quan sát hình 5.7, cho biết nước điều hòa nhiệt độ tế bào và cơ thể như thế nào.

  • Nước điều hòa nhiệt độ tế bào và cơ thể thông qua hoạt động ngưng tụ và bay hơi.
  • Sự thay đổi trạng thái của nước xảy ra do hoạt động phá vỡ hoặc hình thành các liên kết hydrogen giữa các phân tử nước khiến nước có khả năng hấp thụ và thải ra một lượng nhiệt lớn.

 

Vận dụng 3: Tại sao hằng ngày chúng ta phải uống đầy đủ nước? Cơ thể có biểu hiện gì khi bị mất nhiều nước?

Trả lời:

  • Hằng ngày chúng ta phải uống đầy đủ nước vì:
  • Cơ thể mỗi người chiếm 75% là nước;
  • Nước giúp hòa tan nhiều hợp chất cần thiết cho cơ thể;
  • Là môi trường phản ứng và vận chuyển các chất;
  • Tham gia trực tiếp vào nhiều phản ứng hóa học;
  • Đóng vai trò điều hòa nhiệt độ tế bào và cơ thể.
  • Một số biểu hiện của cơ thể khi bị mất nước: khát nước, giảm lượng nước tiểu hoặc nước tiểu sậm màu, khô miệng, khô da, nhịp tim tăng,...

 

Vận dụng 4: Nêu biện pháp cấp cứu khi cơ thể mất nước do bị sốt cao, tiêu chảy.

Trả lời:

Biện pháp cấp cứu khi cơ thể mất nước do bị sốt cao, tiêu chảy là bù nước và các chất điện giải thông qua việc uống hoặc truyền nước.

=> Giáo án sinh học 10 cánh diều bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Sinh học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay