Đáp án Sinh học 10 cánh diều Bài 6_p3_Các phân tử sinh học

File Đáp án Sinh học 10 cánh diều Bài 6_p3_Các phân tử sinh học. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 6 - CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC

VI. THỰC HÀNH NHẬN BIẾT MỘT SỐ PHÂN TỬ SINH HỌC

  1. Nhận biết đường khử (Phản ứng Benefit)

Câu 21: Trả lời các câu hỏi sau:

  • Ống nghiệm nào chứa đường khử? Giải thích.
  • Ống nghiệm chỉ chứa nước cất và thuốc thử Benedict có ý nghĩa gì trong thí nghiệm này?

Trả lời:

  • Ống nghiệm chứa đường khử là ống 2 (chứa dịch chiết quả tươi) và ống 3 (chứa glucose 5%). Giải thích: Ống 2 và ống 3 đều có chứa các đường đơn glucose, ống 1 (chứa nước) không chứa đường khử, ống 4 (chứa đường sucrose) không phải là đường khử.
  • Ống nghiệm chỉ chứa nước cất và thuốc thử Benedict có ý nghĩa là ống đối chứng so với các ống chứa đường khác.

Câu 22: Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý:

Trả lời:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Tên thí nghiệm: Nhận biết đường khử (phản ứng Benedict)

Tên nhóm: ...

 

  1. Mục đích thí nghiệm:
  • Nhận biết đường khử có trong các dung dịch bằng phản ứng Benedict.

 

  1. Chuẩn bị thí nghiệm:
  • Mẫu vật: dịch chiết quả tươi (cam, chuối chín,…).
  • Hóa chất: dung dịch glucose 5%, dung dịch sucrose 5%, nước cất, thuốc thử Benedict (chứa Cu2+trong môi trường kiềm).
  • Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, pipet nhựa (1 – 3 mL).

 

  1. Các bước tiến hành:
  • Bước 1: Lấy bốn ống nghiệm và đánh số các ống nghiệm.
  • Bước 2: Cho 1 mL nước cất vào ống 1; 1 mL dịch chiết quả tươi vào ống 2; 1 mL dung dịch glucose 5% vào ống 3; 1 mL dung dịch sucrose 5% vào ống 4.
  • Bước 3: Thêm 1 mL thuốc thử Benedict vào từng ống nghiệm và lắc đều.
  • Bước 4: Kẹp đầu ống nghiệm bằng kẹp gỗ, đun sôi dung dịch trong mỗi ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn trong khoảng 2 – 3 phút. 
  • Bước 5: Quan sát sự thay đổi màu dung dịch trong các ống nghiệm.
  1. Kết quả thí nghiệm và giải thích:

STT

Kết quả

Giải thích

Ống 1

Không xuất hiện kết tủa đỏ gạch

Ống 1 chứa nước cất, không chứa các loại đường khử nên không tạo ra phản ứng kết tủa với thuốc thử Benedict.

Ống 2

Xuất hiện kết tủa đỏ gạch

Ống 2 chứa dịch quả tươi, trong dịch quả tươi chứa nhiều loại đường trong đó có các đường khử như glucose. Trong môi trường kiềm và nhiệt độ cao, các loại đường khử sẽ khử Cu2+ (màu xanh dương) tạo thành Cu2O (kết tủa màu đỏ gạch).

Ống 3

Xuất hiện kết tủa đỏ gạch

Ống 3 chứa glucose, glucose là loại đường khử. Trong môi trường kiềm và nhiệt độ cao, glucose sẽ khử Cu2+ (màu xanh dương) tạo thành Cu2O (kết tủa màu đỏ gạch).

Ống 4

Không xuất hiện kết tủa đỏ gạch

Ống 4 chứa sucrose, sucrose không phải là loại đường khử nên không tạo ra phản ứng kết tủa với thuốc thử Benedict.

  1. Kết luận:
  • Trong tế bào của các loại quả chín có chứa một số đường khử.
  • Có thể nhận biết các loại đường khử bằng phản ứng tạo kết tủa đỏ gạch với thuốc thử Benedict.
  1. Nhận biết tinh bột (phản ứng với iodine)

Câu 23: Trả lời các câu hỏi sau: Tinh bột có ở chuối chín hay chuối xanh? Giải thích.

Trả lời:

  • Chuối chín và chuối xanh đều chứa tinh bột.
  • Giải thích: 
  • Chuối xanh chứa chủ yếu là tinh bột, chiếm 70 - 80% trọng lượng khô của chúng. Phần lớn tinh bột đó là tinh bột kháng, không được tiêu hóa trong ruột non. Do đó, nó thường được phân loại là chất xơ ăn kiêng. 
  • Tuy nhiên, chuối sẽ mất đi tinh bột khi chúng chín (chuối chín chỉ chứa 1% tinh bột). Trong quá trình chín, tinh bột của chúng được chuyển hóa thành đường đơn (sucrose, glucose và fructose).

Câu 24: Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý

Trả lời:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Tên thí nghiệm: Nhận biết tinh bột (phản ứng với iodine)

Tên nhóm: ...

 

  1. Mục đích thí nghiệm:
  • Nhận biết tinh bột bằng phản ứng màu xanh đen đặc trưng với iodine.

 

  1. Chuẩn bị thí nghiệm:
  • Mẫu vật: lát cắt chuối xanh, lát cắt chuối chín.
  • Hóa chất: thuốc thử Lugol (chứa I2và KI).
  • Dụng cụ: đĩa petri.
  1. Các bước tiến hành:
  • Bước 1: Đặt hai lát cắt chuối xanh và chuối chín lên đĩa petri.
  • Bước 2: Thêm hai giọt thuốc thử Lugol vào mỗi lát cắt chuối.
  • Bước 3: Quan sát sự thay đổi màu ở vị trí nhỏ thuốc thử Lugol trên các lát cắt chuối.
  1. Kết quả thí nghiệm và giải thích:
 

Kết quả

Giải thích

Lát cắt chuối xanh

Xuất hiện màu xanh đen ở vị trí nhỏ thuốc thử

Chuối xanh chứa chủ yếu là tinh bột. Khi trộn dung dịch chứa iodine với tinh bột, iodine sẽ đi vào bên trong chuỗi xoắn amylose của tinh bột tạo thành phức hợp có màu xanh đen.

Lát cắt chuối chín

Hầu như không xuất hiện màu xanh đen ở vị trí nhỏ thuốc thử

Chuối sẽ mất đi tinh bột khi chúng chín (chuối chín chỉ chứa 1% tinh bột). Bởi vậy, khi nhỏ dung dịch chứa iodine, hầu như không xuất hiện màu xanh đen ở vị trí nhỏ thuốc thử.

  1. Kết luận:
  • Chuối xanh chứa hàm lượng tinh bột cao.
  • Có thể nhận biết tinh bột bằng phản ứng với iodine.
  1. Nhận biết protein (phản ứng Biuret)

Câu 25: Trả lời các câu hỏi sau:

  • Xác định sự có mặt của protein trong các ống nghiệm.
  • Nếu tăng nồng độ dung dịch lòng trắng trứng thì màu dung dịch sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích.

Trả lời:

  • Xác định sự có mặt của protein trong các ống nghiệm: Ống nghiệm 1 không chứa protein, ống nghiệm 2 có chứa protein.
  • Nếu tăng nồng độ dung dịch lòng trắng trứng thì màu dung dịch sẽ chuyển thành màu tím đậm hoặc tím đỏ do số lượng liên kết peptide nhiều hơn.

Câu 26: Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý

Trả lời:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Tên thí nghiệm: Nhận biết protein (phản ứng Biuret)

Tên nhóm: ...

 

  1. Mục đích thí nghiệm:
  • Nhận biết protein bằng phản ứng màu tím đặc trưng với biuret.
  1. Chuẩn bị thí nghiệm:
  • Mẫu vật: dung dịch lòng trắng trứng pha loãng.
  • Hóa chất: nước cất, dung dịch NaOH 10%, dung dịch CuSO41%.
  • Dụng cụ: ống nghiệm, pipet nhựa (1 – 3 mL).
  1. Các bước tiến hành:
  • Bước 1: Lấy hai ống nghiệm và đánh số các ống nghiệm.
  • Bước 2: Cho 1 mL nước cất vào ống nghiệm 1; 1 mL dung dịch lòng trắng trứng vào ống nghiệm 2.
  • Bước 3: Thêm 1 mL NaOH 10% và 2 – 3 giọt CuSO41% vào mỗi ống và lắc đều.
  • Bước 4: Quan sát sự thay đổi màu dung dịch trong các ống nghiệm.
  1. Kết quả thí nghiệm và giải thích:

STT

Kết quả

Giải thích

Ống 1

Không có hiện tượng đổi màu dung dịch

Nước cất không chứa protein nên không có phản ứng màu với ion Cu2+.

Ống 2

Dung dịch chuyển từ màu xanh dương sang màu tím

Dung dịch lòng trắng trứng có chứa protein. Trong môi trường kiềm, các liên kết peptide trong phân tử protein tương tác với ion Cu2+ tạo thành phức chất có màu tím.

  1. Kết luận:
  • Trong lòng trắng trứng có chứa protein.
  • Có thể nhận biết protein bằng phản ứng Biuret.
  1. Nhận biết lipid (sự tạo nhũ tương của triglyceride)

Câu 27: Trả lời các câu hỏi sau:

  • Mô tả hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm và giải thích.
  • Từ các thí nghiệm trên, nêu những điểm chung trong cách thiết kế các thí nghiệm nhận biết các phân tử sinh học.

Trả lời:

  • Mô tả hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm và giải thích: 
  • Ống 1: Xuất hiện nhũ tương trắng đục. Vì dầu trong lạc không tan trong nước nên sẽ tạo thành dạng nhũ tương dầu trong nước trắng đục.
  • Ống 2: Xuất hiện dung dịch đồng nhất trắng đục. Vì dầu trong lạc tan một phần trong ethanol.
  • Ống 3: Xuất hiện nhũ tương trắng đục (nhạt màu hơn phần nhũ tương ở ống 1). Vì khi thêm nước vào nhũ tương dầu trong nước thì chỉ có tác dụng làm loãng nhũ tương.
  • Ống 4: Dung dịch trong ống tách thành 2 lớp, lớp váng dầu nổi lên trên. Vì dầu trong lạc tan một phần trong ethanol nên khi cho nước vào lớp dầu có tỉ trọng nhỏ hơn sẽ nổi lên trên lớp nước và ethanol.
  • Từ các thí nghiệm trên, thấy rằng điểm chung trong cách thiết kế các thí nghiệm nhận biết các phân tử sinh học là đều cần căn cứ vào đặc điểm, tính chất đặc trưng của từng phân tử sinh học.

Câu 28: Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý

Trả lời:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Tên thí nghiệm: Nhận biết lipid (sự tạo nhũ tương của triglyceride)

Tên nhóm: ...

 

  1. Mục đích thí nghiệm:
  • Nhận biết lipid bằng sự tạo nhũ tương.
  1. Chuẩn bị thí nghiệm:
  • Mẫu vật: hạt lạc.
  • Hóa chất: nước cất, ethanol 90%.
  • Dụng cụ: cối chày sứ, thìa cà phê, ống nghiệm, pipet nhựa (1 – 3 mL).
  1. Các bước tiến hành:
  • Bước 1: Lấy 5 – 6 hạt lạc và nghiền bằng cối chày sứ.
  • Bước 2: Lấy bốn ống nghiệm và đánh số các ống nghiệm.
  • Bước 3: Cho 1 thìa bột lạc đã nghiền vào mỗi ống nghiệm
  • Bước 4: Thêm 4 mL nước cất vào ống 1 và thêm 4 mL ethanol 90% vào ống 2. Lắc mạnh trong 3 phút rồi để lắng.
  • Bước 5: Dùng pipet nhựa hút khoảng 1 mL dịch trong ở ống 1 chuyển sang ống 3 và hút khoảng 1 mL dịch trong ở ống 2 chuyển sang ống 4.
  • Bước 6: Thêm 2 mL nước cất vào ống 3 và ống 4 rồi để yên.
  • Bước 7: Quan sát hiện tượng xảy ra ở mỗi ống nghiệm.
  1. Kết quả thí nghiệm và giải thích:

STT

Kết quả

Giải thích

Ống 1

Xuất hiện nhũ tương trắng đục.

Vì dầu trong lạc không tan trong nước nên sẽ tạo thành dạng nhũ tương dầu trong nước trắng đục.

Ống 2

Xuất hiện dung dịch đồng nhất trắng đục.

Vì dầu trong lạc tan một phần trong ethanol nên sẽ tạo thành dung dịch đồng nhất.

Ống 3

Xuất hiện nhũ tương trắng đục (nhạt màu hơn phần nhũ tương ở ống 1).

Vì khi thêm nước vào nhũ tương dầu trong nước thì chỉ có tác dụng làm loãng nhũ tương.

Ống 4

Dung dịch trong ống tách thành 2 lớp, lớp váng dầu nổi lên trên. 

Vì dầu trong lạc tan một phần trong ethanol nên khi cho nước vào lớp dầu có tỉ trọng nhỏ hơn sẽ nổi lên trên lớp nước và ethanol.

  1. Kết luận:
  • Trong hạt lạc có chứa lipid.
  • Lipid tan một phần trong ethanol nhưng không tan trong nước nên tạo thành dạng nhũ tương trắng đục.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Sinh học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay