Đáp án Sinh học 10 cánh diều Bài 8_p2_Cấu trúc tế bào nhân thực

File Đáp án Sinh học 10 cánh diều Bài 8_p2_Cấu trúc tế bào nhân thực. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 8 - CẤU TRÚC TẾ BÀO NHÂN THỰC

IV. TẾ BÀO CHẤT

Câu hỏi 8: Nêu các thành phần chủ yếu của tế bào chất.

Trả lời:

Tế bào chất bao gồm dịch keo (bào tương), các bào quan và bộ khung tế bào.

 

Câu hỏi 9: Tại sao bào tương là nơi diễn ra các phản ứng hoá học và là môi trường cho sự vận chuyển các chất vào các bào quan?

Trả lời:

Bào tương là nơi diễn ra các phản ứng hóa học và là môi trường cho sự vận chuyển các chất vào các bào quan vì trong bào tương chứa nước, các chất vô cơ khác và các phân tử sinh học như enzyme, carbonhydrate, acid hữu cơ,..

 

  1. Ti thể

Câu 10: Quan sát hình 8.7 và nêu hình dạng và các thành phần cấu tạo của ti thể.

Trả lời:

Ti thể là nhà máy năng lượng của tế bào, dài khoảng 0.5-10 micromet, cấu tạo từ mào, chất nền, màng trong, màng ngoài, xoang gian màng, DNA và ribosome.

 

Câu 11: DNA của ti thể có đặc điểm gì khác so với DNA nhân?

Trả lời:

  • DNA ti thể có kích thước vô cùng nhỏ so với DNA nhân; có dạng vòng kép, mã hóa một số protein, tRNA, rRNA,... của ti thể. 
  • Các tế bào khác nhau có số lượng bản copy khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu năng lượng trong mô, còn gen nhân chỉ có 2 bản sao.

Câu 12: Sự hình thành các mào có ý nghĩa gì đối với hoạt động chức năng của ti thể?

Trả lời:

Màng trong ti thể lõm sâu vào bên trong tạo các cấu trúc mào. Mào là nơi chứa các enzyme của chuỗi truyền electron và tổng hợp ATP.

→ Sự hình thành các mào có ý nghĩa đặc biệt với hoạt động chức năng của ti thể: Các mào giúp tăng diện tích màng trong của ti thể, giúp màng trong chứa được nhiều enzyme của chuỗi truyền electron và tổng hợp ATP. Nhờ đó, nâng cao được khả năng sản xuất ATP của ti thể.

 

Câu 13:  Tại sao ti thể có thể tự tổng hợp một số protein của nó.

Trả lời:

Ti thể có thể tự tổng hợp một số protein của nó vì trong chất nền của ti thể có chứa DNA mang thông tin mã hóa một số protein, tRNA, rRNA,… và có ribosome – bộ máy tổng hợp protein.

 

Vận dụng 5: Tại sao các tế bào cơ, tế bào gan có số lượng ti thể (hàng nghìn) cao hơn rất nhiều so với các tế bào khác như tế bào biểu mô ở da, tế bào xương (hàng trăm)?

Trả lời:

Ti thể là “nhà máy năng lượng” của tế bào → Số lượng ti thể phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào. Tế bào cơ và tế bào gan hoạt động nhiều và liên tục nên cần nhiều năng lượng hơn so với các tế bào biểu mô ở da và tế bào xương. Do đó, tế bào cơ và tế bào gan có số lượng ti thể (hàng nghìn) cao hơn nhiều so với các tế bào khác như tế bào biểu mô ở da, tế bào xương (hàng trăm).

 

  1. Lục lạp

Câu 14: Chức năng của lục lạp là gì?

Trả lời:

Lục lạp có chức năng chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.

 

Câu 15: Thành phần cấu tạo nào của lục lạp đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng của lục lạp? Vì sao?

Trả lời:

Thành phần cấu tạo của lục lạp đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng của lục lạp:

  • Bên trong lục lạp có các túi dẹp (thylakoid) nối với nhau, nằm xếp chồng lên nhau tạo các hạt grana. Trên bề mặt của màng thylakoid chứa chất diệp lục có chức năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.
  • Chất nền lục lạp (stroma) là dịch chứa các enzyme tham gia vào quá trình cố định CO2 trong quang hợp.
  • Chất nền lục lạp cũng có chứa DNA vòng kép, ribosome 70S giúp lục lạp có thể tự nhân đôi không phụ thuộc với sự nhân đôi của tế bào, đảm bảo đáp ứng nhu cầu quang hợp của tế bào.

 

Luyện tập 7: Dựa vào hình 8.7, 8.8, nêu những đặc điểm cấu tạo giống nhau giữa lục lạp và ti thể.

Trả lời:

Những đặc điểm cấu tạo giống nhau giữa lục lạp và ti thể:

  • Đều có màng kép gồm 2 lớp màng, màng trong và màng ngoài.
  • Đều có ribosome 70 S; DNA trần dạng vòng, nhân đôi độc lập với DNA nhiễm sắc thể.
  • Đều có hệ enzyme synthetase tổng hợp ATP tham gia hoạt động sống.

 

  1. Lưới nội chất

Luyện tập 8: Quan sát hình 8.9, phân biệt cấu tạo lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn.

Lưới nội chất hạt

Lưới nội chất trơn

-       Gồm hệ thống các đường ống tạo nên bởi lớp kép phospholipid, một đầu liên kết với màng nhân, đầu kia liên kết với lưới nội chất trơn. 

-       Trên màng lưới nội chất có các hạt ribosome

-       Gồm hệ thống màng dạng ống dẹp thông với lưới nội chất hạt, 

-       Có ít hoặc không có ribosome, chủ yếu chứa các enzyme tham gia tổng hợp lipid, chuyển hóa đường, khử độc,…

 

Luyện tập 9: Tại sao lưới nội chất hạt là nơi sản xuất protein.

Trả lời:

Lưới nội chất hạt là nơi sản xuất protein vì lưới nội chất hạt có chứa ribosome – “nhà máy” sản xuất protein. Tổng hợp protein ở ribosome sẽ được đưa vào trong lưới nội chất để chuyển qua túi vận chuyển (túi tiết) rồi vận chuyển tới bộ máy Golgi, sau đó chuyển đến các bào quan khác hay màng tế bào.

 

Vận dụng 6: Trong các tế bào sau đây, tế bào nào có lưới nội chất hạt hoặc lưới nội chất trơn phát triển mạnh: tế bào gan, tế bào ở tinh hoàn, tế bào tuyến tuy? Giải thích.

Trả lời:

  • Tế bào gan có lưới nội chất trơn phát triển mạnh để đảm bảo thực hiện các chức năng của gan như chuyển hóa đường trong máu, khử độc cho cơ thể,…
  • Tế bào ở tinh hoàn có lưới nội chất hạt phát triển mạnh vì tế bào ở tinh hoàn cần tổng hợp nhiều protein phù hợp với chức năng sản xuất tinh trùng.
  • Tế bào tuyến tụy có lưới nội chất hạt phát triển mạnh vì tế bào tuyến tụy cần tổng hợp nhiều protein phù hợp với chức năng tiết hormone (insulin và glucagon tham gia điều hòa lượng đường huyết) và enzyme tiêu hóa.

 

Vận dụng 7: Tại sao nói lưới nội chất là nhà máy sản xuất màng cho tế bào?

Trả lời:

Hệ thống mạng lưới nội chất tỏa rộng khắp tế bào đóng vai trò trung tâm trong việc sinh tổng hợp các protein và lipid cần thiết. Và các lipid và các protein này tạo nên màng tế bào.

 

  1. Bộ máy Golgi

Câu 16: Mô tả hoạt động phối hợp của lưới nội chất và bộ máy Golgi.

Trả lời:

Hoạt động phối hợp của lưới nội chất và bộ máy Golgi:

  • Lưới nội chất tổng hợp các chất như protein, lipid, carbohydrate được vận chuyển trong các túi nhỏ hình cầu (túi vận chuyển) đến bộ máy Golgi.
  • Tại bộ máy Golgi, các sản phẩm tổng hợp từ lưới nội chất được sửa đổi, phân loại và đóng gói rồi vận chuyển đến các bào quan hay màng tế bào.

Luyện tập 10: Dựa vào hình 8.10, mô tả con đường tiết enzyme ở tế bào tuyến tụy.

Trả lời:

  • Tuyến tụy chứa các tuyến ngoại tiết sản xuất các enzyme quan trọng đối với tiêu hoá. Những enzyme này bao gồm trypsin và chymotrypsin để tiêu hóa protein, amylase tiêu hóa carbohydrate và lipase để phân huỷ chất béo.
  • Con đường tiết enzyme ở tế bào tuyến tụy: Lưới nội chất tổng hợp nên các chất → Các chất được các túi vận chuyển đưa đến mặt nhập của bộ máy Golgi, tại đây các sản phẩm được sửa đổi, phân loại → Các chất hoàn thiện được đóng gói đi qua mặt xuất → Màng túi tiết dung hợp với màng sinh chất để tiết các enzyme ra ngoài hoặc được đưa vào lysosome.

 

  1. Lysosome

Câu 17: Tại sao lysosome tiêu hóa được nhiều phân tử lớn và bào quan? Sự tiêu hóa các bào quan bị hỏng, không cần thiết có ý nghĩa gì đối với tế bào?

Trả lời:

  • Lysosome tiêu hóa được nhiều phân tử lớn và bào quan là vì có chứa các enzyme thủy phân thực hiện chức năng phân hủy các sản phẩm thừa như protein, nucleic, acid,,.. đảm bảo cho tế bào hoạt động ổn định.
  • Việc lysosome tiêu hoá những bào quan bị hỏng, không cần thiết của tế bào có ý nghĩa quan trọng đối với tế bào: giúp dọn dẹp tế bào, lấy những gì có thể tái sử dụng và đào thải chất thải xuất ra ngoài tế bào.

 

Vận dụng 8: Vì sao tế bào bạch cầu có thể "ăn" được vi khuẩn?

Trả lời:

Tế bào bạch cầu có thể “ăn” được vi khuẩn vì tế bào bạch cầu có chứa các lysosome có các enzyme thủy phân tiêu hoá các vi khuẩn gây hại.

 

  1. Không bào

Câu 18: Nêu vai trò của không bào trung tâm.

Trả lời:

Không bào trung tâm có vai trò cân bằng lượng nước trong tế bào và cũng có thể dự trữ các chất protein, acid hữu cơ, đường, muối, khoáng, chất thải hay sắc tố.

 

Vận dụng 9: Màu đỏ của cánh hoa hay màu tím của một số loại quả là do đâu?

Trả lời:

Một số tế bào cánh hoa có không bào chứa các sắc tố tạo nên màu sắc, làm nhiệm vụ thu hút côn trùng đến thụ phấn.

 

Vận dụng 10: Tại sao màng sinh chất của nguyên sinh vật sống trong môi trường nước ngọt không bị vỡ khi có lượng lớn nước đi vào trong tế bào?

Trả lời:

Nguyên sinh vật sống trong môi trường nước ngọt có không bào co bóp làm nhiệm vụ điều hòa áp suất thẩm thấu của tế bào nên không bị vỡ khi có lượng lớn nước đi vào trong tế bào

 

  1. Peroxisome

Câu 19: Quan sát hình 8.14, mô tả cấu tạo Peroxisome.

Trả lời:

Peroxisome bao gồm màng peroxisome, vùng lõi và protein màng.

 

Câu 20: Tại sao nói peroxisome là bào quan chuyên oxi hoá?

Trả lời:

Peroxisome là bào quan chuyên oxi hóa là bởi có chứa các enzyme chuyển hydrogen từ các chất khác nhau tạo thành hydrogen peroxide (H2O2).

 

Câu 21: Tại sao tế bào không bị độc do sản phẩm của quá trình oxi hoá (H2O2)?

Trả lời:

Tế bào không bị độc do sản phẩm của quá trình oxi hóa vì sau khi chuyển hydrogen từ các chất tạo thành H2O2 sau đó được enzyme khác phân giải thành nước và oxygen.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Sinh học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay