Kênh giáo viên » Sinh học 10 » Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 cánh diều

Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 cánh diều

Sinh học 10 cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Trường:…………..

Giáo viên:

Bộ môn: Sinh học 10 cánh diều

PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD SINH HỌC 10 CÁNH DIỀU

BÀI 4: KHÁI QUÁT VỀ TẾ BÀO

I. MỤC TIÊU

  1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái quát học thuyết tế bào.
  • Giải thích được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống.
  1. Về năng lực
  • Năng lực sinh học:
  • Nhận thức sinh học:

+ Nhận biết được các sinh vật có cấu tạo từ tế bào.

+ Nếu được khái quát học thuyết tế bào.

+ Giải thích được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống.

  • Năng lực chung:
  • Giao tiếp và hợp tác: Luôn chủ động, tích cực, thực hiện những công việc của bản thân trong học tập về tế bào.
  1. Phẩm chất

Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập, có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
  • Tranh vẽ một số loại tế bào được sinh ra từ tế bào gốc ở cơ thể người.
  • Video về Lịch sử của kính hiển vi, Robert Hooke.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Sinh học 10
  • Đồ dùng học tập và các tranh, ảnh, tư liệu,… liên quan đến bài học (nếu GV yêu cầu)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài học mới.
  3. Nội dung: GV đưa ra tình huống mở đầu và khuyến khích HS bày tỏ ý kiến.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết trả lời đúng).
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát hình ảnh tổ ong, và đưa ra tình huống: Nhìn vào hình ảnh, có thể thấy tổ ong được cấu tạo từ những khoang nhỏ. Mỗi khoang nhỏ này được dùng làm nơi lưu trữ thức ăn, chứa trứng hay ấu trùng. Do đó, mỗi khoang nhỏ là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất của tổ ong. Cách thức tổ chức này cũng được thấy ở cả sinh vật sống. Như vậy, đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất của sinh vật sống là gì?

- Nêu các cấp độ tổ chức sống mà em đã học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS chia sẻ hiểu biết cá nhân cho GV và cả lớp.

* Gợi ý:

Đơn vị cấu trúc cơ bản nhất của sinh vật sống là tế bào vì tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: sinh trưởng (lớn lên), hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết và sinh sản.

- Các HS còn lại nêu ra ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các sinh vật sống đều được cấu tạo từ những tế bào. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản của sinh vật. Vậy, học thuyết về tế bào được ra đời như thế nào và vai trò cụ thể của chúng là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay – Bài 4: Khái quát về tế bào.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

  1. Học thuyết tế bào

Hoạt động 1: Tìm hiểu học thuyết tế bào

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái quát học thuyết tế bào.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát các hình ảnh trong  phần I (SGK tr.23) để tìm hiểu về học thuyết tế bào.

- GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề để gợi ý, hướng dẫn HS thảo luận nội dung SGK và hoàn thành mục tiêu của hoạt động.

Sản phẩm học tập:

- HS phân biệt được kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử.

- Các ý kiến trao đổi, tranh luận của HS về học thuyết tế bào.

Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu câu hỏi: “Muốn quan sát thấy tế bào, ta cần sử dụng dụng cụ gì? Vì sao?”, từ đó dẫn dắt vào nội dung của học thuyết tế bào.

- GV yêu cầu HS đọc phần I (SGK tr. 23 – 24) để tìm hiểu về học thuyết tế bào và thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Trình bày lịch sử phát triển học thuyết tế bào.

+ Tại sao kính hiển vi lại quan trọng đối với nghiên cứu sinh học?

+ Trình bày nội dung và ý nghĩa của học thuyết tế bào.

- GV lưu ý cho HS:

Antonie van Leeuwenhoek: Người đầu tiên phát hiện ra tế bào bằng một chiếc kính hiển vi đơn giản do chính mình phát triển. Kính hiển vi đơn giản này sử dụng một thấu kính hai mặt lồi.

* Robert Hooke: Người đầu tiên sử dụng cụm từ “tế bào”. Ông đã phát triển một kính hiển vi phức hợp sử dụng hai thấu kính để quan sát các vật thể.

-Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát các hình ảnh, thảo luận nhanh để trả lời các câu hỏi của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời lần lượt các câu hỏi.

- Các HS khác bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS và chuyển sang nội dung tiếp theo.

I. Học thuyết tế bào

- Năm 1665: Robert Hooke sử dụng kính hiển vi quan sát các lát mỏng từ vỏ bần, ông đã quan sát thấy vỏ bần được cấu tạo bởi các khoang rỗng nhỏ.

- Năm 1670: Antonie van Leeuwenhoek đã phát hiện ra vi khuẩn và nguyên sinh động vật. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, các nhà khoa học mới chỉ quan sát được hình dạng của tế bào.

- Giữa thế kỉ 19, các nhà khoa học đề xuất học thuyết tế bào có nội dung khái quát là:

+ Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào.

+  Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống.

+ Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước.

- Sự ra đời của học thuyết tế bào có ý nghĩa làm thay đổi nhận thức của giới khoa học thời kỳ đó về cấu tạo của sinh vật và định hướng cho việc phát triển nghiên cứu chức năng của tế bào, cơ thể.

- Đến thế kỉ XX, nhờ ứng dụng kính hiển vi điện tử, phương pháp lai tế bào, cùng với sự phát triển của sinh học phân tử, học thuyết tế bào được bổ sung:

+ Tế bào chứa chất di truyền, thông tin di truyền được truyền từ tế bào này sang tế bào khác trong quá trình phân chia.

+ Các tế bào đều được cấu tạo từ những thành phần hoá học tương tự nhau. Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng đều diễn ra trong tế bào.

+ Hoạt động của tế bào phụ thuộc vào hoạt động của các bào quan bên trong tế bảo (ti thể, nhân,...). Sự phối hợp hoạt động giữa các bào quan này làm cho tế bào mang đặc tính của một hệ thống.

+ Hoạt động của một cơ thể sống phụ thuộc vào sự phối hợp hoạt động của các tế bào trong cơ thê.

--------------- Còn tiếp ---------------

PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT SINH HỌC 10 CÁNH DIỀU

Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay

BÀI 6 : CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC TRONG TẾ BÀO

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. I. Khái quát về phân tử sinh học
  2. II. Carbohydrate

III. Protein

  1. IV. Nucleic acid
  2. Lipid

I. Khái quát về phân tử sinh học

HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI

Đọc thông tin, quan sát sơ đồ mục I để tìm hiểu khái quát về phân tử sinh học:

  • Phân tử sinh học là gì?
  • Kể tên một số phân tử sinh học trong tế bào.
  • Cho biết các đơn phân cấu tạo nên các polysaccharide, polypeptide, DNA, RNA.
  • Phân tử sinh học là hợp chất hữu cơ được tạo ra từ tế bào và cơ thể sinh vật.
  • Các phân tử sinh học bao gồm:
  • Những phân tử lớn tham gia cấu tạo tế bào như carbohydrate, protein, nucleic acid, lipid.
  • Các phân tử nhỏ là các sản phẩm trao đổi chất như aldehyde, alcohol, acid hữu cơ, hay các chất tham gia xúc tác, điều hoà như một số vitamin, hormone.

II. Carbohydrate

  • Đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong mục 1 phần II để tìm hiểu về carbohydrate.
  • Thảo luận, hoàn thành Phiếu học tập số 1
  • Carbohydrate là hợp chất hữu cơ chứa C, H, O với tỉ lệ H : O là 2 : 1.
  • Các monosaccharide, đặc biệt là glucose, đóng vai trò cung cấp năng lượng cho tế bào, là thành phần cấu tạo của disaccharide, polysaccharide và nhiều hợp chất khác như nucleotide, glycoprotein, glycolipid.
  • Sucrose: phân tử đường được vận chuyển giữa các mô, cơ quan ở thực vật.
  • Một số polysaccharide như tinh bột (ở thực vật), glycogen (ở động vật) đóng vai trò dự trữ năng lượng trong tế bào, còn cellulose là thành phần chính của thành tế bào thực vật.

--------------- Còn tiếp ---------------

PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM

1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 CÁNH DIỀU

Bộ trắc nghiệm Sinh học 10 cánh diều tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao

CHỦ ĐỀ 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC

BÀI 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Xác định kính hiển vi quang học có độ phóng đại bao nhiêu?

A. 150 lần

B. 15 lần

C. 1500 lần

D. 500 lần

 

Câu 2: Để đảm bảo an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm thì cần đáp ứng các yếu tố nào?

A. Các lưu ý về an toàn cháy nổ, an toàn về hóa chất

B. Cần ghi lại nhật kí làm việc và tình trạng hoạt động vận hành của máy móc

C. Có trang bị cá nhân, thực hiện đầy đủ nội quy an toàn trong phòng thí nghiệm

D. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 3: Xác định đâu là vật dụng sử dụng trong phòng thí nghiệm?

A. Tủ lạnh

B. Kính hiển vi

C. Máy li tâm

D. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 4: Để quan sát được hình dạng, kích thước của tế bào thực vật, ta cần dụng cụ gì?

A. Kính hiển vi quang học

B. Kính hiển vi điện tử

C. Kính lúp cầm tay

D. Kính lúp đeo mắt

 

Câu 5: Phương pháp sử dụng tri giác để thu thập thông tin về đối tượng quan sát là:

A. Phương pháp quan sát

B. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

C. Phương pháp thực nghiệm khoa học

D. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 6: Phương pháp sử dụng các dụng cụ, hóa chất, quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm để thực hiện các thí nghiệm khoa học là:

A. Phương pháp quan sát

B. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

C. Phương pháp thực nghiệm khoa học

D. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 7: Độ phân giải của kính hiển vi quang học là bao nhiêu?

A. 20nm

B. 2000nm

C. 200nm

D. Đáp án khác

 

Câu 8: Đâu là công dụng của kính hiển vi?

A. Nghiên cứu công nghệ tế bào

B. Nghiên cứu công nghệ sinh học vi sinh

C. Nghiên cứu công nghệ sinh học vi sinh, công nghệ tế bào

D. Đáp án khác

 

Câu 9: Máy li tâm được sử dụng trong nghiên cứu lĩnh vực nào sau đây? 

A. Nghiên cứu công nghệ vi sinh

B. Nghiên cứu công nghệ tế bào

C. Nghiên cứu công nghệ sinh học vi sinh

D. Nghiên cứu công nghệ sinh học vi sinh, nghiên cứu công nghệ tế bào

 

Câu 10: Trong quá trình thực hiện các thí nghiệm được sử dụng các dụng cụ hóa chất và cần phải chú ý:

A. Các lưu ý về cháy nổ, an toàn về hóa chất

B. Quy tắc vận hành máy móc trong phòng thí nghiệm

C. Trang bị cá nhân

D. Cả 3 đáp án trên

 

 

2. THÔNG HIỂU 

Câu 1: Trong bước 2: Tiến hành và thu thập số liệu thực nghiệm gồm mấy nội dung chính?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

 

Câu 2: Đâu là phương pháp nghiên cứu, học tập môn Sinh học?

A. Phương pháp quan sát

B. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm

C. Phương pháp thực nghiệm khoa học

D. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 3: Đâu là hoạt động được tiến hành trong phòng thí nghiệm?

A. Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, mẫu vật và các thiết bị an toàn

B. Tiến hành thí nghiệm theo các bước và thu thập thông tin.

C. Xử lí số liệu và viết báo cáo thí nghiệm.

D. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 4: Đâu là các thiết bị đảm bảo an toàn cho người làm việc trong phòng thí nghiệm?

A. găng tay, kính bảo vệ mắt, áo bảo hộ,.

B. phần mềm dạy học

C. cân điện tử, các bộ cảm biến

D. Đáp án khác

 

Câu 5: Có bao nhiêu phương pháp nghiên cứu, học tập môn Sinh học nào mà em đã được học?

A. 3

B. 2

C. 5

D. 4

--------------- Còn tiếp ---------------

2. TRỌN BỘ ĐỀ THI SINH HỌC 10 CÁNH DIỀU

Bộ đề Sinh học 10 cánh diều biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả

MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II (SINH 10)

1/ Khung ma trận

- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra học kì 2 khi kết thúc nội dung 10.Virus.

- Thời gian làm bài: 45 phút

- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 70% trắc nghiệm, 30% tự luận)

- Cấu trúc:

- Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao

- Phần trắc nghiệm: 7,0 điểm (gồm 28 câu hỏi: nhận biết: 16 câu, thông hiểu: 12 câu), mỗi câu 0,25 điểm 

- Phần tự luận: 3,0 điểm ( Vận dụng: 2 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm)

Chủ đềMỨC ĐỘTổng số câuĐiểm số
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
Tự luậnTrắc nghiệmTự luậnTrắc nghiệmTự luậnTrắc nghiệmTự luậnTrắc nghiệmTự luậnTrắc nghiệm
123456789101112
CĐ7. Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào. 3 1     41
CĐ8. Công nghệ tế bào. 1 11   121,5
CĐ9. Sinh học vi sinh vật. 7 61   1134,25
CĐ10. Virus. 5 4  1 1193,25
Số câu TN/ Số ý TL
(Số YCCĐ)
016012201032810,0
Điểm số04,003,02,001,0037
Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100%

10 điểm

2/ Bản đặc tả


 

Nội dung

Mức độYêu cầu cần đạtSố ý TL/số câu hỏi TNCâu hỏi

TL

(Số ý)

TN

(Số câu)

TL

(Số ý)

TN

(Số câu)

 THÔNG TIN GIỮA CÁC TẾ BÀO, CHU KÌ TẾ BÀO VÀ PHÂN BÀO    
1. Thông tin giữa các tế bảo 

Nhận biết

 

Nêu được khái niệm thông tin giữa các tế bào. 1 C1

Thông hiểu

 

- Trình bày được các quá trình: tiếp nhận, truyền tin, đáp ứng.    
 2. Chu kì tế bào và nguyên phân

Nhận biết

 

- Nêu được khái niệm chu kì tế bào

- Trình bày được các giai đoạn trong chu kì tế bào.

 3 

 

C2,C3,

C4

 

Thông hiểu

- Giải thích được quá trình nguyên phân là cơ thế sinh sản của tế bào

- Nêu được một số biện pháp phòng tránh ung thư.

1 C1 
Vận dụng

- Giải thích được sự phân chia tế bào một cách không bình thường có thể dẫn đến ung thư.

- Trình bày được một số thông tin về bệnh ung thư ở Việt Nam.

    
3. Giảm phânNhận biết- Giải thích được quá trình giảm phân, thu tinh cùng với nguyên phân là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật.    
Thông hiểu

- Lập được bảng so sánh quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân.

-Trình bày được một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân.

    
Vận dụng- Giải thích một số vấn đề trong thực tiễn.    
 CÔNG NGHỆ TẾ BÀO    
1. Công nghệ tế bàoNhận biết- Nêu được khái niệm, nguyên lí của công nghệ tế bào. 1 C5
Thông hiểu- Kể được một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế bào thực vật. 1 C6
 SINH HỌC VI SINH VẬT     
 1. Ci sinh vật và các phương pháo nghiên cứu vi sinh vậtNhận biết

- Nêu được khái niệm vi sinh vật. Kể tên các nhóm vi sinh vật.

- Trình bày được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật.

 1 C7

Thông hiểu

 

- Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật. 1  C9
2. Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vậtNhận biếtNêu được khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật. Trình bày được đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn. 4 

C10,11,

12,13

Thông hiểuPhân biệt hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực.    
Vận dụngTrình bày được ý nghĩa của việc sử sụng kháng sinh để ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh và tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong chữa bệnh cho con người và động vật.1 C2 
3. Quá trình tổng hợp, phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng.Nhận biết- Nêu được một số ví dụ về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật. 2 C17,18
Thông hiểuPhân tích được vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người và trong tự nhiên. 3 

C15,16,

19

Vận dụngLàm được một số sản phẩm lên men từ vi sinh vật (sữa chua, dưa muối, bánh mì,…)    
 4. Thành tự của công nghệ vi sinh vật và ứng dụng của vi sinh vật

Nhận biết

 

- Kể tên được một số thành tự hiện đại của công nghệ vi sinh vật

- Trình bày được cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn.

- Trình bày được một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn.

 1 C8
Thông hiểu

- Phân tích được vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người và trong tự nhiên

- Phân tích triển vọng công nghệ sinh vật trong tương lai.

Kể tên một số ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật và phát triển của ngành nghề đó.

    
 VIRUS VÀ ỨNG DỤNG (8 tiết)    

1.Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus

 

Nhận biết

 

- Nêu được khái niệm và các đặc điểm của virus.

- Trình bày được cấu tạo của virus

 4 

C20,21,

22,23

Thông hiểuTrình bày được các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ    
2. Phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus.Nhận biếtTrình bày được phương thức lây truyền của một số bệnh do virus ở người, thực vật và động vật… và cách phòng chống. 4 

C24,25,

26,27

Vận dụng/ vận dụng cao

 -   Giải thích được các bệnh do virus thường lây lan nhanh, rộng và có nhiều biến thể.

- Kể tên một sô thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học; trong y học và nông nghiệm; sản xuất thuốc trừ sâu từ virus.

11C3C28
        


 

c/ Đề kiểm tra

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

MÔN: SINH HỌC - LỚP 10

Thời gian: 45 phút

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án ĐÚNG trong các câu sau:

Câu 1: Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào cần sự tham gia của yếu tố nào sau đây?

A. Tế bào tiết.

B. Tế bào đích.

C. Các phân tử tín hiệu.

D. Tất cả các yếu tố trên.

Câu 2: Khi tế bào tăng kích thước, nếu nhận được tín hiệu đủ điều kiện nhân đôi DNA tại điểm kiểm soát G1 thì

A. tế bào ra khỏi chu kì và bước vào pha G0.

B. chuyển sang pha M.

C. chuyển sang pha S.

D. tế bào tiếp tục ở pha G1.

Câu 3: Trước khi bắt đầu giảm phân I, nhiễm sắc thể trong nhân tế bào

A. ở trạng thái kép.

B. ở trạng thái đơn.

C. không có tâm động.

D. có tâm động.

Câu 4: Hormone từ tế bào tuyến giáp được vận chuyển trong máu đến các tế bào cơ làm tăng cường hoạt động phiên mã, dịch mã và trao đổi chất ở các tế bào cơ. Trong quá trình truyền tin này, tế bào đích là

A. tế bào tuyến giáp.

B. tế bào cơ.

C. tế bào hồng cầu.

D. tế bào tiều cầu.

Câu 5: Nuôi cấy mô tế bào động vật để tạo mô, cơ quan thay thế đã đạt được thành tựu nào dưới đây?

A. Tạo ra các dòng tế bào động vật chuyển gene ứng dụng trong sản xuất thuốc.

B. Tạo tế bào sụn và nguyên bào xương dùng trong điều trị những bệnh như thoái hóa xương, khớp.

C. Tạo ra các cơ thể động vật hoàn toàn giống nhau về mặt di truyền.

D. Tạo ra các tế bào máu có khả năng tồn tại vĩnh cửu.

Câu 6: Đâu không phải là ý nghĩa của kĩ thuật vi nhân giống?

A. Tạo ra số lượng lớn cây giống trong một thời gian ngắn.

B. Bảo tồn được một số nguồn gene thực vật quý hiếm.

C. Tạo ra các cây giống chống chịu tốt với tất cả điều kiện môi trường.

D. Tạo ra nguyên liệu khởi đầu cho quy trình chuyển gene vào tế bào thực vật.

Câu 7: Vi sinh vật thuộc những giới nào trong hệ thống phân loại 5 giới?

A. Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Thực vật.

B. Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm.

C. Giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.

D. Giới Khởi sinh, Giới Thực vật, giới Động vật.

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây của vi sinh vật đã trở thành thế mạnh mà công nghệ sinh học đang tập trung khai thác?

A. Có kích thước rất nhỏ.

B. Có khả năng gây bệnh cho nhiều loài.

C. Có khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh.

D. Có khả năng phân bố ở một số môi trường.

Câu 9: Tảo, vi khuẩn lam có kiểu dinh dưỡng là

A. quang dị dưỡng.

B. hoá dị dưỡng.

C. quang tự dưỡng.

D. hoá tự dưỡng.

Câu 10: Kích thước vi sinh vật càng nhỏ thì

A. tốc độ trao đổi chất càng cao, tốc độ sinh trưởng và sinh sản càng nhanh.

B. tốc độ trao đổi chất càng cao, tốc độ sinh trưởng và sinh sản càng chậm.

C. tốc độ trao đổi chất càng thấp, tốc độ sinh trưởng và sinh sản càng nhanh.

D. tốc độ trao đổi chất càng thấp, tốc độ sinh trưởng và sinh sản càng chậm.

Câu 11: Mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể bắt đầu suy giảm ở

A. pha tiềm phát.

B. pha lũy thừa.

C. pha cân bằng.

D. pha suy vong.

Câu 12: Vi sinh vật nhân sơ sinh sản vô tính bằng hình thức nào sau đây?

A. Phân đôi.

B. Nảy chồi.

C. Hình thành bào tử.

D. Tất cả các hình thức trên.

Câu 13: Pha tiềm phát không có đặc điểm đặc điểm nào sau đây?

A. Dinh dưỡng đầy đủ cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

B. Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường và tổng hợp các enzyme trao đổi chất.

C. Các chất độc hại cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn tích lũy nhiều.

D. Mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể chưa tăng (gần như không thay đổi).

Câu 14: Thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ khiến vi sinh vật

A. sinh trưởng chậm hoặc ngừng sinh trưởng.

B. sinh trưởng và sinh sản nhanh chóng hơn.

C. tăng cường quang hợp để tự tổng hợp chất dinh dưỡng.

D. tăng cường hô hấp kị khí để tự tổng hợp chất dinh dưỡng.

Câu 15: Đối với vi sinh vật, polysaccharide được tổng hợp có vai trò

A. làm nguyên liệu xây dựng tế bào hoặc chất dự trữ cho tế bào.

B. làm nguyên liệu xây dựng tế bào và thực hiện chức năng xúc tác.

C. làm nguyên liệu xây dựng tế bào hoặc thực hiện chức năng di chuyển.

D. làm chất kháng sinh để ức chế sự phát triển quá mức của các sinh vật khác.

--------------- Còn tiếp --------------

Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ....

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án sinh học 10 cánh diều (bản word)

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 10 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint Sinh học 10 cánh diều, soạn Sinh học 10 cánh diều

Tài liệu giảng dạy môn Sinh học THPT

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay