Giáo án vật lí 10 chân trời bài 11. Một số lực trong thực tiễn (4 tiết)
Giáo án bài 11. Một số lực trong thực tiễn (4 tiết) sách vật lí 10 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của vật lí 10 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án vật lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án vật lí 10 chân trời bài 11. Một số lực trong thực tiễn (4 tiết)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Vật lí 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 11. MỘT SỐ LỰC TRONG THỰC TIỄN (4 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức:
- Biết được một số lực trong thực tiễn: trọng lực, lực ma sát, lực căng dây, lực đẩy Archimedes
- Nắm vững kiến thức về khối lượng riêng, áp suất chất lỏng.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và học tập: Tích cực thực hiện các nhiệm vụ đặt ra cho các nhóm khi tìm hiểu các lực trong thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận , lập luận để giải quyết các vấn đề được đặt ra trong hoạt động nhóm.
- Năng lực môn vật lí:
- Năng lực nhận thức vật lí:
+ Mô tả được bằng ví dụ thực tiễn và biểu diễn được bằng hình vẽ : trọng lực, lực ma sát, lực căng dây, lực nâng của nước.
+ Nêu được khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích của chất đó.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được phương trình trong một số trường hợp đơn giản.
- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: Đề xuất thiết kế được mô hình minh họa độ chênh lệch áp suất chất lỏng.
- Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi sáng tạo trong học tập, có ý thức vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong hoạt động nhóm tìm hiểu các lực thực tiễn.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Giáo án.
- Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh:
- Sách giáo khoa
- Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hào hứng cho HS trước khi vào bài học mới.
- Nội dung: GV đặt vấn đề theo gợi ý SGK và yêu cầu HS trả lời
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề: Ta biết rằng lực có thể làm biến dạng hoặc thay đổi trạng thái chuyển động của vật. Trong thực tế, một vật thường chịu tác dụng của nhiều lực khác nhau. Ví dụ khi chuyển động, ô tô vừa chịu tác động của lực kéo động cơ, vừa chịu tác động của lực ma sát giữa bánh xe với mặt đường, trọng lực do Trái Đất tác dụng và áp lực do mặt đường tạo ra. Những lực này có đặc điểm gì?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thoải mái chia sẻ, đưa ra suy nghĩ và câu trả lời.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS trả lời câu hỏi mở đầu của GV: Những lực trên đều có đặc điểm là có điểm đặt tại ô tô, phương nằm ngang hoặc thẳng đứng và có độ lớn.
Bước 4. Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận
- GV yêu cầu HS sau khi học xong bài này quay lại xác nhận câu trả lời của bạn.
- GV dẫn dắt vào bài học: Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một số lực có trong thực tiễn. Chúng ta đi vào Bài 11. Một số lực trong thực tiễn.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu trọng lực, lực ma sát, lực căng dây, lực nâng của nước.
- Mục tiêu: HS mô tả được bằng ví dụ thực tiễn và biểu diễn được bằng hình vẽ: trọng lực, lực ma sát, lực căng dây, lực nâng của nước.
- Nội dung: GV giảng giải, phân tích, yêu cầu HS đọc sgk, thảo luận, trả lời câu hỏi. (GV sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, trong đó có phương pháp dạy học theo trạm).
GV phân bổ thời gian dạy học:
- Tiết 1,2: Hoạt động 1
+ Tiết 1: GV định hướng cho HS hoàn thành 4 phiếu học tập
+ Tiết 2: HS trình bày các sản phẩm của nhóm mình
- Tiết 3,4: Hoạt động 2,3
- Sản phẩm học tập: HS đưa ra được các câu trả lời và hoàn thành nhiệm vụ GV giao. Nhận biết và phân biệt một số lực trong thực tiễn, lấy được ví dụ minh họa và có thể dùng hình vẽ để biểu diễn.
- Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm và định hướng cho HS dựa vào SGK để hoàn thành 4 phiếu học tập. - GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: + Nhóm 1 làm việc tại trạm 1, nhóm 2 làm việc tại trạm 2, nhóm 3 việc tại trạm 3, nhóm 4 làm việc tại trạm 4 trong thời gian là 10 phút. + Sau 10 phút, GV yêu cầu các nhóm chuyển trạm (chuyển nhiệm vụ, không chuyển vị trí để tránh mất thời gian): Nhóm 1 làm trạm 2, nhóm 2 làm trạm 3, nhóm 3 làm trạm 4, nhóm 4 làm trạm 1 trong thời gian 10 phút. + GV tiếp tục cho các nhóm chuyển trạm cho đến khi mỗi nhóm hoàn thành cả 4 trạm (mỗi trạm làm việc trong thời gian 10 phút) - GV phân công nội dung thuyết trình cho từng nhóm: + Nhóm 1 trình bày về trọng lực (trạm 1) + Nhóm 2 trình bày về lực ma sát (trạm 2). + Nhóm 3 trình bày về lực căng dây (trạm 3). + Nhóm 4 trình bày về lực nâng của nước (trạm 4). Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện chia nhóm và làm việc theo trạm. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS hoàn thành các phiếu học tập. - HS trình bày nội dung sáng tạo poster dạng sơ đồ tư duy. Nội dung được đặt vào những vị trí phù hợp đặc biệt là các câu Thảo luận từ 1 đến 10. Các poster được dán xung quanh phòng. - Mỗi nhóm HS phân ra 1 nửa số thành viên đứng thuyết trình ở gian hàng của mình, một nửa khác sẽ đi tìm hiểu kiến thức ở các gian hàng khác rồi sau đó quay về gian hàng của nhóm mình để trình bày. Trong quá trình tìm hiểu khiến thức ở các nhóm khác, HS có thể đặt câu hỏi cho nhóm đó để nhóm đó giải đáp. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đưa ra đánh giá, nhận xét. GV đánh giá dựa trên: + Cách trình bày poster và thuyết trình của mỗi nhóm. + Cách giải đáp các câu hỏi mà GV hỏi HS ở nhóm khác đặt ra trong quá trình xem tranh (poster) - GV tổng kết kiến thức rồi sau đó chuyển sang nội dung mới. a. Tìm hiểu về trọng lực. - HS đọc thông tin SGK, đưa ra kết luận về trọng lực - Nêu các đặc điểm của của trọng lực. - Đưa ra một số điểm cần ghi nhớ: - Nhắc lại cách biểu diễn trọng lực. b. Tìm hiểu về lực ma sát - Đưa ra khái niệm lực ma sát.
- Giới thiệu các loại lực ma sát và đặc điểm của chúng đặc biệt là lưu ý về sự phụ thuộc độ lớn của lực ma sát trượt
- Cách biểu diễn :
- Ứng dụng của lực ma sát.
c. Tìm hiểu lực căng dây. - Đưa ra khái niệm lực căng dây.
- Nêu nhanh những đặc điểm của lực căng dây và đưa ra lưu ý.
- Nhắc lại cách biểu diễn lực căng dây.
d. Tìm hiểu lực đẩy Archimedes. - Nêu nhanh khái niệm và đặc điểm của lực đẩy Archimedes rồi đưa ra lưu ý về điểm đặt của lực đẩy Archimedes.
=> GV yêu cầu HS lấy ví dụ minh họa cho mỗi loại lực đã nêu ở trên. | 1. Trọng lực - Lực làm cho vật rơi chính là lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên vật, còn được gọi là trọng lực . Theo biểu thức 10.1 của định luật II Newton ta có: (11.1) Trong đó: là gia tốc rơi tự do của vật. - Từ các đặc điểm của gia tốc , ta suy ra được các đặc điểm của trọng lực : + Trọng lực là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật. + Trọng lực có: Điểm đặt tại một vị trí đặc biệt gọi là trọng tâm. Hướng vào tâm Trái Đất. Độ lớn P = m.g. Lưu ý: - Khi một vật đứng yên trên mặt đất, trọng lượng của vật bằng độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật. - Vị trí của trọng tâm phụ thuộc vào sự phân bố khối lượng của vật, có thể nằm bên trong vật hoặc bên ngoài vật. - Trọng tâm có vai trò quan trọng trong sự cân bằng của các vật.
2. Lực ma sát Khái niệm: Lực ma sát là lực xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật. Có tác dụng chống lại xu hướng thay đổi vị trí tương đối giữa hai bề mặt. Các loại lực ma sát: - Giới thiệu các loại lực ma sát và đặc điểm của chúng (SGK). - Lưu ý về sự phụ thuộc độ lớn của lực ma sát trượt: + Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ chuyển động của vật. + Phụ thuộc vào vật liệu và tính chất của hai bề mặt tiếp xúc. + Độ lớn: F= Với là hệ số ma sát trượt, phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của bề mặt hai vật tiếp xúc, không có đơn vị. Thường thì được mặc định đối với từng loại vật liệu. - Nêu ứng dụng ở SGK trang 68. 3. Lực căng dây. Khái niệm: Lực căng dây chính là lực đàn hồi của dây tạo ra (Khái niệm lực đàn hồi sẽ được học ở bài 23)
4. Lực đẩy Archimedes
Ví dụ: + Thả cái bút thì cái bút luôn có xu hướng rơi hướng xuống đất là do cái bút chịu tác dụng của trọng lực. + Khi kéo cái ghế trượt trên mặt sàn nhà, lúc này giữa chân ghế và mặt sàn nhà xuất hiện lực ma sát trượt. + Khi xe ô tô đồ chơi lăn trên mặt đường thì giữa mặt đường và bánh xe ô tô sẽ xuất hiện lực ma sát lăn. + Tủ gỗ nằm bất động khi bị người đẩy (trong trường hợp, lực của người đẩy nhỏ hơn trọng lực tác dụng lên tủ gỗ) + Khi ta neo đậu thuyền bè bằng dây, thì lúc này trên dây sẽ xuất hiện lực căng dây. + Để vận chuyển gỗ đi xa, người ta vận dụng sự nổi của gỗ để thả gỗ trôi theo dòng nước chảy. (Gỗ nổi do lực đẩy của nước). |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Vật lí 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất