Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 11 cánh diều Bài 26: Kinh tế Trung Quốc

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 11 cánh diều Bài 26: Kinh tế Trung Quốc. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 11 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 26: KINH TẾ TRUNG QUỐC

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các ngành Trung Quốc hiện nay không phải đứng đầu thế giới bà

  1. luyện thép, luyện nhôm.
  2. sản xuất tấm pin mặt trời.
  3. thiết bị bay không người lái.
  4. thiết bị trong khai khoáng.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp Trung Quốc?

  1. Các ngành công nghiệp đều có tốc độ tăng trưởng nhanh.
  2. Dẫn đầu thế giới trong các ngành luyện thép, luyện nhôm.
  3. Các sản phẩm thiết bị công nghệ cao phát triển rất nhanh.
  4. Tập trung ở phần phía tây lãnh thổ, thưa thớt ở phía đông.

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về công nghiệp của Trung Quốc?

  1. Công nghiệp hàng không vũ trụ được đầu tư mạnh và có hệ thống, phát triển không chỉ nhằm mục đích huỷ diệt các nước đối địch mà còn để thực hiện tham vọng làm bá chủ vũ trụ.
  2. Từ năm 2003, Trung Quốc đã phóng thành công các tàu vũ trụ Thần Châu lên quỹ đạo của Trái Đất và đặc biệt vào tháng 6 – 2021, Trung Quốc đã phóng thành công tàu Thần Châu 12 để đưa người lên xây dựng trạm vũ trụ Thiên Cung.
  3. Trung Quốc thực hiện nhiều chuyến thám hiểm Mặt Trăng, sao Hoả và nhiều thiên thể khác.
  4. Nhiều sản phẩm công nghệ của Trung Quốc chiếm phần lớn thị phần toàn cầu như điện thoại thông minh, camera giám sát, máy tính cá nhân, máy điều hoà không khí,...

Câu 4: Đâu không phải thành tựu mà cải cách kinh tế mang lại cho Trung Quốc?

  1. Quy mô GDP của Trung Quốc tăng nhanh và liên tục, trở thành nước có quy mô GDP đứng thứ 2 thế giới (năm 2020), sau Hoa Kỳ.
  2. Cơ cấu GDP ngày càng chuyển dịch theo hướng hiện đại.
  3. Liên tục trong nhiều năm, nền kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng cao và ổn định.
  4. Năm 2020, Trung Quốc đã trở thành quốc gia thu hút FDI hàng đầu; sở hữu các thiết bị điện tử - công nghệ, hàng không – vũ trụ mạnh mẽ nhất thế giới.

Câu 5: Ngành chế tạo máy bay có phát triển ở trung tâm công nghiệp nào?

  1. Bắc Kinh
  2. Thượng Hải
  3. Quảng Châu
  4. Trùng Khánh

Câu 6: Điều kiện thuận lợi nhất để Trung Quốc phát triển mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là

  1. nguyên liệu phong phú, dân cư đông đúc.
  2. dân cư đông đúc, máy móc hiện đại.
  3. máy móc hiện đại, nguyên liệu dồi dào.
  4. nguyên liệu dồi dào, nơi phân bố rộng

Câu 7: Điều kiện thuận lợi nhất để Trung Quốc phát triển công nghiệp luyện kim đen là

  1. kĩ thuật hiện đại.
  2. lao động đông đảo.
  3. nguyên liệu dồi dào.
  4. nhu cầu rất lớn.

Câu 8: Theo Niên giám thống kê Trung Quốc, 213.6 triệu tấn gạo là:

  1. Sản lượng lúa gạo năm 2020
  2. Lượng lúa gạo xuất khẩu năm 2020
  3. Lượng lúa gạo nhập khẩu năm 2020
  4. Chêch lệch sản lượng lúa gạo của 2021 và 2022

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về Trung Quốc?

  1. Năm 1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đất nước bắt đầu tiến hành thực hiện một số chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội như cải cách ruộng đất, cải tạo công thương, quốc hữu hoá tư liệu sản xuất,...
  2. Đến cuối thập niên 70 của thế kỉ XX, Trung Quốc tiến hành cải cách, mở cửa với chính sách 4 hiện đại hoá: công nghiệp, nông nghiệp, khoa học – kĩ thuật và quốc phòng.
  3. Một số biện pháp cụ thể của chính sách cải cách những năm cuối thập niên 70 là: vận hành nền kinh tế tư bản chủ nghĩa; thúc đẩy tư tưởng Mao; đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học – kĩ thuật; chú trọng phát triển các ngành dịch vụ cùng những kế hoạch phù hợp với từng lĩnh vực kinh tế,...
  4. Nhờ chính sách cải cách những năm cuối thập niên 70 kinh tế Trung Quốc đã đạt được nhiều kết quả tiêu biểu.

Câu 10: Ngành nào sau đây không được chú trọng phát triển trong chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc?

  1. Chế tạo máy.
  2. Điện từ.
  3. Hóa dầu.
  4. Luyện kim.

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ngành nào phát triển mạnh ở hầu hết các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc?

  1. Nhiệt điện
  2. Khai thác than
  3. Cơ khí
  4. Điện tử - tin học

Câu 2: Dưới đây là sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc năm 2020. Ý nào không đúng?

  1. Than: 39 tỉ tấn
  2. Điện: Gần 8 tỉ kWh
  3. Năng lượng tái tạo: 863 tỉ kWh
  4. Ô tô: 20 triệu chiếc

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về nông nghiệp của Trung Quốc?

  1. Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Bắc và Đông Bắc, lúa mì trồng chủ yếu ở đồng bằng Hoa Trung và Hoa Nam.
  2. Ngành chăn nuôi được quan tâm và phát triển, chiếm khoảng 35,9% trong cơ cấu nông nghiệp.
  3. Các vật nuôi chủ yếu ở Trung Quốc là lợn, bò, cừu, gia cầm,...
  4. Năm 2020, Trung Quốc có đàn lợn hơn 406 triệu con, chiếm hơn 1/2 đàn lợn của thế giới. Lợn, bò và gia cầm chủ yếu được nuôi ở các vùng đồng bằng; cừu được nuôi chủ yếu ở các vùng Đông Bắc, Hoa Bắc và phía tây.

Câu 4: Nhân vật sau đây là ai?

  1. Mao Trạch Đông
  2. Đặng Tiểu Bình
  3. Giang Trạch Dân
  4. Tập Cận Bình

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về công nghiệp của Trung Quốc?

  1. Ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 37.8% cơ cấu GDP năm 2020.
  2. Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng hàng đầu và tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế Trung Quốc.
  3. Ngành công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao, GDP công nghiệp năm 2020 tăng gần gấp đôi so với năm 2010.
  4. Nhiều sản phẩm công nghiệp có sản lượng đứng đầu thế giới như dầu khí, năng lượng xanh, máy bay,....

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về giao thông vận tải của Trung Quốc?

  1. Năm 2020, Trung Quốc đã xây dựng được mạng lưới đường ô tô và đường sắt phát triển bậc nhất thế giới, đặc biệt là đường cao tốc có chiều dài trên 160 nghìn km, dài nhất thế giới.
  2. Đối với ngành hàng không, Trung Quốc có vị trí cao trên thế giới với hơn 230 sân bay.
  3. Một số sân bay lớn như Đại Hưng (Bắc Kinh), Hàng Châu (Chiết Giang), Hồng Công,...
  4. Ngành hàng hải của Trung Quốc rất phát triển với một số cảng biển lớn như Tây Tạng, Ürümqi, Thành Đô,...

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng về công nghiệp của Trung Quốc?

  1. Cơ cấu ngành công nghiệp của Trung Quốc chuyển dịch theo hướng cách mạng xã hội hoá, hướng tới mục tiêu “Thịnh vượng chung”.
  2. Các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học – kĩ thuật chiếm tỉ trọng cao, đóng góp đáng kể vào thành công của quốc gia này trên thị trường công nghệ và lĩnh vực hàng không vũ trụ.
  3. Công nghiệp sản xuất ô tô của Trung Quốc phát triển rất nhanh, chiếm hơn 32% tổng số ô tô được sản xuất toàn cầu.
  4. Ô tô sử dụng năng lượng mới là sản phẩm có mức tăng trưởng bình quân cao, dần trở thành thế mạnh của Trung Quốc so với thế giới.

Câu 8: Điều kiện thuận lợi nhất để Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng là

  1. kĩ thuật hiện đại.
  2. lao động dồi dào.
  3. khoáng sản phong phú.
  4. nhu cầu rất lớn.

Câu 9: Chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc tập trung phát triển các ngành có thể

  1. tăng nhanh năng suất và đáp ứng nhu cầu ở mức cao hơn của người dân.
  2. đáp ứng nhu cầu ở mức cao hơn của người dân và tạo ra sản lượng lớn.
  3. tạo ra sản lượng lớn và đáp ứng nhu câu ở mức bình thường của dân cư.
  4. đáp ứng nhu cầu ở mức bình thường của người dân và sản phẩm tốt hơn.

Câu 10: Các ngành được Trung Quốc tập trung phát triển trong chính sách công nghiệp mới bao gồm

  1. chế tạo máy, luyện kim, hóa dầu, sản xuất ô tô, xây dựng.
  2. chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô, xây dựng.
  3. chế tạo máy, điện tử, chế biến thực phẩm, dệt - may, xây dựng.
  4. chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô, dệt – may

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Trình bày đặc điểm chung phát triển kinh tế của Trung Quốc

Câu 2 (4 điểm). Trình bày vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Phân tích nguyên nhân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.

Câu 2 (4 điểm). Vì sao sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc lại chủ yếu tập trung ở miền Đông?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Năm 2020, ngành dịch vụ thu hút bao nhiêu % lao động trong nền kinh tế của Trung Quốc?

  1. 25%
  2. 47.3%
  3. 75.2%
  4. 93.7%

Câu 2. Đâu không phải thương hiệu điện tử của Trung Quốc?

  1. Huawei
  2. Oppo
  3. Panasonic
  4. Xiaomi

Câu 3. Các trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở:

  1. Vùng phương bắc
  2. Vùng duyên hải phía đông
  3. Vùng miền Tây
  4. Khắp cả nước

Câu 4. Câu nào sau đây không đúng về ngành dịch vụ của Trung Quốc?

  1. Trung Quốc là cường quốc thương mại của thế giới.
  2. Năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước khoảng 5 400 tỉ USD.
  3. Về ngoại thương, xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và chiếm khoảng 34.7% giá trị xuất khẩu toàn cầu.
  4. Hệ thống giao thông vận tải trở thành động lực quan trọng giúp phát triển kinh tế xã hội đất nước.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Chứng minh Trung Quốc có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp khai thác, luyện kim

Câu 2 (2 điểm): Trình bày những nét đặc trưng về sự phát triển của các ngành du lịch ở Trung Quốc

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Quy mô GDP của Trung Quốc năm 2020 là bao nhiêu?

  1. Khoảng 1 600 tỉ USD
  2. Khoảng 6 000 tỉ USD
  3. Khoảng 14 700 tỉ USD
  4. Khoảng 25 100 tỉ USD

Câu 2. Dịch vụ của Trung Quốc là ngành:

  1. Có tốc độ phát triển chậm và chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu GDP.
  2. Có tốc độ phát triển chậm nhưng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
  3. Có tốc độ phát triển nhanh nhưng chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu GDP.
  4. Có tốc độ phát triển nhanh và chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.

Câu 3. Câu nào sau đây không đúng về ngành dịch vụ của Trung Quốc?

  1. Trung Quốc cũng là nước có hệ thống thông tin, viễn thông phát triển nhờ trình độ khoa học – công nghệ không ngừng được nâng cao.
  2. Trung Quốc là quốc gia đi đầu về công nghệ 3G+ và đã xây dựng được mạng lưới 3G+ lớn nhất thế giới, số điện thoại trung bình trên 100 dân cao nhất trên thế giới.
  3. Với tài nguyên du lịch đa dạng, Trung Quốc chú trọng đầu tư phát triển nên du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
  4. Năm 2019, quốc gia này đã đón hơn 31.9 triệu lượt khách quốc tế với doanh thu từ du lịch quốc tế khoảng 131.2 tỉ USD.

Câu 4. Câu nào sau đây không đúng về nông nghiệp của Trung Quốc?

  1. Công cuộc cải cách nông nghiệp của Trung Quốc được thực hiện với quy mô lớn từ cuối năm 1978 với những chính sách như giao đất, tự chủ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh khoa học - kĩ thuật và ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp,...
  2. Ngành trồng trọt là ngành chủ yếu trong nông nghiệp Trung Quốc.
  3. Năm 2020, ngành trồng trọt chiếm khoảng 84.1% giá trị tổng sản lượng của ngành nông nghiệp.
  4. Trong cơ cấu ngành trồng trọt, cây lương thực giữ vị trí quan trọng, sản lượng đứng đầu thế giới, nhất là lúa gạo và lúa mì
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Trung Quốc và Việt Nam có mỗi quan hệ giữa hai nước láng giềng và có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, chính trị. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nền kinh tế của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vì vậy quốc gia này đã tái mở cửa. Theo em, điều này có ảnh hưởng tạo ra những cơ hội và thách thức gì cho Việt Nam?

Câu 2 (2 điểm): Trình bày những nét đặc trưng về sự phát triển của các ngành bưu chính viễn thông ở Trung Quốc

 

=> Giáo án Địa lí 11 cánh diều Bài 26: Kinh tế Trung Quốc

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay