Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 7 kết nối Bài 6: Giới thiệu về liên kết hoá học

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Hoá học) kết nối tri thức Bài 6: Giới thiệu về liên kết hoá học. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 6: GIỚI THIỆU VỀ LIÊN KẾT HÓA HỌC

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Nguyên tử khí hiếm có (1)……… ngoài cùng (2)………”

  1. (1) một hay nhiều electron; (2) bền vững.
  2. (1) lớp electron; (2) trơ.
  3. (1) lớp electron; (2) bền vững.
  4. (1) một hay nhiều electron; (2) trơ.

Câu 2: Nguyên tử của các nguyên tố khác có thể đạt được lớp electron ngoài cùng của khí hiếm bằng cách

  1. Tạo thành các chất khí.
  2. Tạo thành hỗn hợp.
  3. Tạo thành liên kết hóa học.
  4. Tạo thành mạng tinh thể.

Câu 3: Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử khí hiếm chứa

  1. 8 electron (trừ He chứa 2 electron).
  2. 10 electron (trừ He chứa 2 electron).
  3. 8 electron (trừ Ne chứa 2 electron).
  4. 10 electron (trừ Ne chứa 2 electron).

Câu 4: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Nguyên tử của các nguyên tố khác có xu hướng tham gia các (1)…….. để đạt được lớp electron ngoài cùng giống (2)…… bằng cách (3)………. các electron”

  1. (1) liên kết hóa học; (2) khí hiếm; (3) liên kết chặt chẽ.
  2. (1) mạng tinh thể; (2) khí hiếm; (3) liên kết chặt chẽ.
  3. (1) mạng tinh thể; (2) khí hiếm; (3) nhường, nhận hay dùng chung.
  4. (1) liên kết hóa học; (2) khí hiếm; (3) nhường, nhận hay dùng chung.

Câu 5: Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi

  1. Lực hút giữa các ion mang điện tích trái dấu.
  2. Lực hút giữa các ion mang điện tích cùng dấu.
  3. Lực đẩy giữa các ion mang điện tích trái dấu.
  4. Lực đẩy giữa các ion mang điện tích cùng dấu.

Câu 6: Kim loại Mg khi phản ứng với phi kim tạo thành ion . Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Mg

  1. 1.
  2. 2.
  3. 6.
  4. 8.

Câu 7: Phi kim O khi phản ứng với kim loại tạo thành ion . Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử O

  1. 2.
  2. 6.
  3. 8.
  4. 4.

Câu 8: Trong các ion , , , , , . Số ion dương là

  1. 4.
  2. 3.
  3. 2.
  4. 1.

Câu 9: Phân tử methane gồm một nguyên tử carbon liên kết với bốn nguyên tử hydrogen. Khi hình thành liên kết cộng hóa trị trong methane, nguyên tử carbon góp chung bao nhiêu electron với mỗi nguyên tử hydrogen

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.

Câu 10: Cho hợp chất HNO3. Chọn đáp án sai

  1. Trong hợp chất HNO3 có liên kết ion.
  2. Hợp chất HNO3 tạo thành từ 3 nguyên tử.
  3. Trong hợp chất HNO3 có liên kết cộng hóa trị.
  4. Hợp chất HNO3 tạo thành từ 3 nguyên tố.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

C

A

D

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

A

A

A

B

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Điền vào chỗ trống

“Các hợp chất ion như muối ăn,… là (1)…….. ở điều kiện thường, khó bay hơi, khó nóng chảy và khi tan trong nước tạo thành dung dịch (2)……..”

  1. (1) chất rắn; (2) không màu.
  2. (1) chất rắn; (2) dẫn được điện.
  3. (1) chất lỏng; (2) dẫn được điện.
  4. (1) chất lỏng; (2) không màu.

Câu 2: Chọn đáp án đúng. Sự hình thành liên kết ion trong phân tử muối ăn

  1. Nguyên tử natri (Na) nhường một electron ở lớp ngoài cùng cho nguyên tử chlorine (Cl) để tạo thành ion dương có vỏ bền vững giống vỏ nguyên tử khí hiếm Ar.
  2. Nguyên tử Cl nhận vào lớp electron ngoài cùng một electron của nguyên tử Na để tạo thành ion âm có vỏ bền vững giống vỏ nguyên tử khí hiếm Ne. 
  3. Hai ion được tạo thành mang điện tích ngược dấu.
  4. Hai ion được tạo thành hút nhau để hình thành mạng tinh thể trong tinh thể muối ăn.

Câu 3: Khi kim loại tác dụng với phi kim, nguyên tử kim loại nhường electron để trở thành

  1. Ion âm.
  2. Ion dương.
  3. Khí hiếm.
  4. Chất trơ.

Câu 4: Khi kim loại tác dụng với phi kim, nguyên tử phi kim nhận electron để trở thành

  1. Ion dương.
  2. Chất tinh khiết.
  3. Khí hiếm.
  4. Ion âm.

Câu 5: Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng

  1. Lực hút tĩnh điện.
  2. Một hay nhiều cặp electron dùng chung.
  3. Một cặp electron dùng chung.
  4. Lực hút giữa các proton.

Câu 6: Nguyên tử thuộc nguyên tố Na có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Để đạt được lớp electron ngoài cùng giống khí hiếm, nguyên tử thuộc nguyên tố Na phải nhường đi bao nhiêu electron

  1. 4.
  2. 1.
  3. 3.
  4. 7.

Câu 7: Tại sao Helium được sử dụng để bơm vào khí cầu thay thế cho hydrogen

  1. Helium nhẹ hơn không khí.
  2. Helium là khí trơ, rất khó cháy hay nổ.
  3. Hydrogen là chất khí dễ cháy nổ.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Nguyên tử thuộc nguyên tố H có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Để đạt được lớp electron ngoài cùng giống khí hiếm, nguyên tử thuộc nguyên tố H phải nhận bao nhiêu electron

  1. 7.
  2. 3.
  3. 1.
  4. 9.

Câu 9: Phân tử ammonia (NH3) gồm một nguyên tử nitrogen liên kết với ba nguyên tử hydrogen. Có bao nhiêu cặp electron dùng chung trong phân tử ammonia

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.

Câu 10: Trong phân tử H2SO4 có mấy cặp electron dùng chung

  1. 6.
  2. 2.
  3. 8.
  4. 4.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

C

B

D

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

D

C

C

A

 

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Trình bày sự hình thành liên kết trong phân tử muối ăn.

Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao nước có khả năng tạo liên kết ion trong một số trường hợp?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Nguyên tử sodium (Na) nhường một electron ở lớp ngoài cùng cho nguyên tử chlorine (Cl) để tạo thành ion dương Na+ có lớp vỏ bền vững giống vỏ nguyên tử khí hiếm Ne.

-       Nguyên tử Cl nhận vào lớp electron ngoài cùng một electron của nguyên tử Na để tạo thành ion âm Cl- có vỏ bền vững giống vỏ nguyên tử khí hiếm Ar.

-       Hai ion được tạo thành mang điện tích trái dấu hút nhau tạo thành liên kết ion trong phân tử muối ăn.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

-       Trong trường hợp của nước (H2O), liên kết chủ yếu là liên kết cộng hóa trị, không phải liên kết ion. Liên kết cộng hóa trị xảy ra khi nguyên tử Hydro (H) chia sẻ electron với nguyên tử oxy (O), tạo ra phân tử nước.

-       Trong một số trường hợp đặc biệt, như khi nước tác động với một chất khác, nó có thể tạo ra liên kết ion tạm thời. Khi nước tương tác với một chất có khả năng tạo ion, nước có thể làm cho các ion dương và âm tách ra, kết quả là tạo ra liên kết ion tạm thời.

-       Tuy nhiên, trong điều kiện thông thường, liên kết chủ yếu trong nước vẫn là liên kết cộng hóa trị. Điều này dẫn đến tính chất đặc trưng của nước như tính chất hòa tan tốt và tính chất phân cực.

1.3 điểm

1.3 điểm

1.3 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Trình bày sự hình thành phân tử hydrogen và phân tử oxygen.

Câu 2 ( 4 điểm). Mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử khí chlorine, khí nitrogen.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Sự hình thành phân tử hydrogen:

+       Mỗi nguyên tử H có một electron ở lớp ngoài cùng.

+       Để có cấu trúc electron bền vững của khí hiếm Ne, khi hình thành phân tử hydrogen, hai nguyên tử H đã liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử H góp chung 1 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung.

-       Sự hình thành phân tử oxygen

+       Mỗi nguyên tử O có 6 electron ở lớp ngoài cùng.

+       Để có cấu trúc electron bền vững của khí hiếm Ne, khi hình thành phân tử oxygen, hai nguyên tử O đã liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử O góp chung 2 electron để tạo thành 2 cặp electron dùng chung.

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

-       Mỗi nguyên tử Cl có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Để có cấu trúc electron bền vững của khí hiếm Ar, khi hình thành phân tử chlorine, hai nguyên tử Cl đã liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử Cl góp chung 1 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung

-       Mỗi nguyên tử N có 5 electron ở lớp ngoài cùng. Để có cấu trúc electron bền vững của khí hiếm Ne, khi hình thành phân tử oxygen, 2 nguyên tử N đã liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử N góp chung 3 electron tạo thành 3 cặp electron dùng chung

2 điểm

2 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chất cộng hóa trị là

  1. Các chất chứa ít nhất một liên kết cộng hóa trị.
  2. Các chất chỉ chứa liên kết cộng hóa trị.
  3. Các chất có cấu trúc mạng tinh thể.
  4. Các chất hydrogen, carbon dioxide, oxygen,...

Câu 2: Điền vào chỗ trống

“Các (1)……… có thể là chất khí, chất lỏng hay (2)……… Các chất cộng hóa trị thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi (3)………..”

  1. (1) chất cộng hóa trị; (2) chất rắn; (3) cao.
  2. (1) chất cộng hóa trị; (2) chất rắn; (3) thấp.
  3. (1) hợp chất ion; (2) chất rắn; (3) thấp.
  4. (1) hợp chất ion; (2) chất rắn; (3) cao.

Câu 3: Nguyên tử thuộc nguyên tố Cl có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Để đạt được lớp electron ngoài cùng giống khí hiếm, nguyên tử thuộc nguyên tố Cl phải nhận bao nhiêu electron

  1. 3.
  2. 1.
  3. 2.
  4. 4.

Câu 4: Dãy gồm các chất cộng hóa trị

  1. NaCl, KBr, N2, HCl.
  2. HCl, CaO, K2O, H2.
  3. LiF, CO, CuO, O2.
  4. NH3, C2H6, O2, Br2.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu khái niệm ion và liên kết ion.

Câu 2: Trình bày sự hình thành phân tử nước.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

B

B

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

-       Nguyên tử trung hòa về điện, khi nguyên tử nhường hay nhận electron, nó trở thành phần tử mang điện gọi là ion.

-       Điện tích của ion được viết phía trên, bên phải của kí hiệu hóa học.

-       Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Khi hình thành phân tử nước, hai nguyên tử H đã liên kết với 1 nguyên tử O bằng cách nguyên tử O góp chung với mỗi nguyên tử H một electron tạo thành cặp electron dùng chung.

3 điểm


 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chọn đáp án sai. Sự hình thành phân tử hydrogen

  1. Mỗi nguyên tử H có 2 electron ở lớp ngoài cùng.
  2. Hai nguyên tử H đã liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử H góp chung 1 electron tạo thành một cặp electron dùng chung.
  3. Hai nguyên tử H liên kết với nhau để có cấu trúc bền vững của khí hiếm He.
  4. Hydrogen là chất khí.

Câu 2: Chọn đáp án đúng. Sự hình thành phân tử oxygen

  1. Mỗi nguyên tử O có 5 electron ở lớp ngoài cùng.
  2. Hai nguyên tử O đã liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử O góp chung 2 electron tạo thành hai cặp electron dùng chung.
  3. Hai nguyên tử O liên kết với nhau để có cấu trúc bền vững của khí hiếm He.
  4. Oxygen là chất lỏng.

Câu 3: Chọn đáp án sai

  1. Ion là phần tử mang điện.
  2. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.
  3. Trừ khí hiếm, nguyên tử các nguyên tố khác thường có xu hướng kết hợp với nhau bằng các liên kết hóa học.
  4. Lớp electron ngoài cùng của các nguyên tử khí hiếm đều chứa 8 electron.

Câu 4: Trong các ion , , , , , . Số ion âm là

  1. 2.
  2. 5.
  3. 4.
  4. 3.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Trình bày cấu trúc electron bền vững của khí hiếm.

Câu 2. Các liên kết hóa học được hình thành như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

B

D

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

-       Ở điều kiện thường, các khí hiếm tồn tại dưới dạng đơn nguyên tử bền vững, khó bị biến đổi hóa học. Lớp electron ngoài cùng của chúng chứa 8 electron (trừ He chứa 2 electron).

-       Nguyên tử của các nguyên tố khác có xu hướng tham gia liên kết hóa học để đạt được lớp electron ngoài cùng giống khí hiếm bằng cách nhường, nhận hay dùng chung electron.

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Nguyên tử của các nguyên tố khác có xu hướng tham gia liên kết hóa học để đạt được lớp electron ngoài cùng giống khí hiếm bằng cách nhường, nhận hay dùng chung các electron

3 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay