Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 7 kết nối Bài 3: Nguyên tố hoá học

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Hoá học) kết nối tri thức Bài 3: Nguyên tố hoá học. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 7 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 3. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Số hiệu nguyên tử là

  1. Tổng số hạt trong nguyên tử.
  2. Số neuton trong hạt nhân nguyên tử.
  3. Số proton trong hạt nhân nguyên tử.
  4. Tổng số hạt trong hạt nhân nguyên tử.

Câu 2: Chọn đáp án đúng

  1. Số hiệu nguyên tử là số neutron trong hạt nhân.
  2. Nhiều nguyên tố hóa học có thể có cùng một số hiệu nguyên tử.
  3. Mỗi nguyên tố hóa học chỉ có duy nhất một số hiệu nguyên tử.
  4. Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố luôn có số neutron bằng nhau.

Câu 3: Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học có cùng

  1. Số proton.
  2. Số neutron.
  3. Tổng số hạt trong nguyên tử.
  4. Tổng số hạt trong hạt nhân nguyên tử.

Câu 4: Đến nay con người đã tìm ra bao nhiêu nguyên tố hóa học

  1. 20.
  2. 1 000 000.
  3. 94.
  4. 118.

Câu 5: Cho mô hình nguyên tử helium, hãy chọn đáp án đúng

  1. Nguyên tử Helium luôn có 4 proton trong hạt nhân.
  2. Số hiệu của nguyên tử Helium là 2.
  3. Nguyên tử Helium luôn có 3 electron.
  4. Tổng số hạt trong nguyên tử Helium luôn bằng 6.

Câu 6: Cho mô hình nguyên tử carbon, chọn đáp án sai

  1. Nguyên tử Carbon luôn có 6 proton trong hạt nhân.
  2. Số hiệu nguyên tử của Carbon là 6.
  3. Nguyên tử Carbon có 6 electron.
  4. Nguyên tử Carbon luôn có 6 neutron trong hạt nhân.

Câu 7: Cho mô hình nguyên tử oxygen. Hãy điền vào chỗ trống

“Số proton trog nguyên tử của nguyên tố oxygen luôn bằng (1)…..

Khối lượng xấp xỉ của nguyên tử oxygen trong hình vẽ là (2)…..”

  1. (1) 4, (2) 16.
  2. (1) 4, (2) 18.
  3. (1) 8, (2) 16.
  4. (1) 8, (2) 18.

Câu 8: So sánh khối lượng của nguyên tử sodium và nguyên tử helium

  1. Nguyên tử sodium nặng hơn nguyên tử helium.
  2. Nguyên tử sodium nhẹ hơn nguyên tử helium.
  3. Nguyên tử sodium nặng bằng nguyên tử helium.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố X khối lượng gấp 7 lần của nguyên tử nguyên tố hidro. Đó là nguyên tử nguyên tố nào, cho biết số proton của nguyên tử đó

  1. Helium, 4.
  2. Lithum, 7.
  3. Lithium, 3.
  4. Helium, 7.

Câu 10: Cho khối lượng xấp xỉ của nguyên tử nguyên tố X là 39. Biết rằng tổng số hạt nguyên tử là 58. Xác định nguyên tố đó và cho biết số neutron

  1. Kali, 19.
  2. Kali, 20.
  3. Kali, 21.
  4. Kali, 18.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

C

A

D

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

C

A

C

B

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Carbon và oxygen là các

  1. Nguyên tố hóa học.
  2. Hợp chất.
  3. Hỗn hợp.
  4. Nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

Câu 2: Chọn đáp án sai

  1. Tên gọi của các nguyên tố hóa học được đặt theo các cách khác nhau.
  2. Một số nguyên tố hóa học mới dược tìm thấy gần đây như thiếc (tin), chì (lead), bohrium,…
  3. Ngày nay, tên gọi của các nguyên tố được quy định dùng thống nhất trên toàn thế giới theo IUPAC.
  4. Một số nguyên tố hóa học đã được biết đến từ thời cổ xưa như vàng (gold), bạc (silver), sắt (iron),…

Câu 3: Kí hiệu của nguyên tố hydrogen là

  1. Hn.
  2. Hy.
  3. H.
  4. D.

Câu 4:  Kí hiệu của nguyên tố oxygen là

  1. Ox.
  2. O.
  3. On.
  4. X.

Câu 5: Chì và oxygen có tính chất khác nhau vì chì là nguyên tố kim loại còn oxygen là nguyên tố

  1. Hợp chất.
  2. Đơn chất.
  3. Khí hiếm.
  4. Phi kim.

Câu 6: Điền vào chỗ trống

“Oxyen trong tự nhiên chứa các nguyên tử oxygen cùng có 8 (1)……. trong hạt nhân nhưng có số neutron (2)…….”

  1. (1) neuton, (2) giống nhau.
  2. (1) proton, (2) khác nhau.
  3. (1) neutron, (2) khác nhau.
  4. (1) proton, (2) giống nhau.

Câu 7: Cho hai nguyên tử X (8p, 8n) và Y (8p, 9n). Chọn đáp án sai

  1. Nguyên tử X và Y là hợp chất.
  2. Nguyên tử X và Y thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
  3. Nguyên tử X và Y cùng có 8 proton.
  4. Nguyên tử X và Y cùng có 8 electron.

Câu 8: Cho hai nguyên tử X (1p, 0n) và Y (1p, 1n). Chọn đáp án đúng

  1. Nguyên tử X và Y cùng có 1 electron.
  2. Nguyên tử X nặng hơn nguyên tử Y.
  3. Nguyên tử X không tồn tại do không có neutron.
  4. Nguyên tử X và Y thuộc hai nguyên tố hóa học.

Câu 9: Cho điện tích hạt nhân của nguyên tử X là 20+. X thuộc nguyên tố hóa học nào, cho biết kí hiệu hóa học

  1. Oxygen, O.
  2. Calcium, Ca
  3. Phosphorus, Ph.
  4. Oxygen, Ox.

Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố X khối lượng gấp 8 lần số hiệu nguyên tử của helium. Đó là nguyên tử nguyên tố nào, cho biết số proton của nguyên tử đó

  1. Oxygen, 8.
  2. Lithum, 7.
  3. Sulfur, 16.
  4. Copper, 64.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

B

C

B

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

A

A

B

A

 

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Ta nên cung cấp đủ các nguyên tố hóa học nào để cây phát triển khỏe mạnh?

Câu 2 ( 4 điểm). Hãy giải thích tại sao các loại nguyên tử mà trong hạt nhân cùng có một proton nhưng có thế có số neutron khác nhau: không có neutron, có một hoặc hai neutron đều thuộc về một nguyên tố hóa học là hydrogen.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Để cây sinh trưởng và phát triển tốt ta cần cung cấp cho cây các nguyên tố dinh dưỡng được chia thành hai nhóm:

-       Nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu là chất mà cây trồng nhất thiết phải được cung cấp đầy đủ khi trồng cây, trong giai đoạn nuôi cây và nếu thiếu các dưỡng chất thiết yếu cây trồng sẽ không hoàn thành được chu kỳ sống, hoặc bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

-       Chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm 16 nguyên tố: carbon (C), hydrogen (H), oxygen (O), nitrogen (N), phosphorus (P), potassium (K), calcium (Ca), magnesium (Mg), sulfur (S), iron (Fe), zinc (Zn), copper (Cu), manganese (Mn), boron (B), molybdenum (Mo), chorine (Cl).

-       Nhóm chất dinh dưỡng có lợi là chất mà nếu không có nó cây vẫn có thể sinh trưởng phát triển một cách bình thường, nhưng nếu được bổ sung thêm sẽ làm cây sinh trưởng phát triển thuận lợi hơn, tốt hơn và đem lại giá trị cao hơn cho từng nhóm nông sản. Thông thường, những chất này cây cần với lượng rất ít và có thể gọi là nhóm siêu vi lượng.

-       Chất siêu vi lượng gồm: cobalt (Co), sodium (Na), aluminium (Al), nickel (Ni), vanadium (V)  và các nguyên tố đất hiếm (lanthanum, cerium, praseodymium, samarium, europium, gadolinium, terbium, dysprosium, thulium...).

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Theo khái niệm về nguyên tố hóa học: những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

⇒ Những nguyên tử có cùng một proton nhưng khác nhau số neutron đều thuộc về một nguyên tố hóa học hydrogen.

2 điểm

2 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Nguyên tố hóa học được ký hiệu như thế nào?

Câu 2 ( 4 điểm). Cho hình sau, nêu sự khác nhau về cấu tạo giữa 3 nguyên tử hydrogen. Vì sao các nguyên tử trong hình đều là 1 nguyên tố hóa học?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Mỗi nguyên tố hóa học có một kí hiệu hóa học riêng. Kí hiệu hóa học được quy định dùng thống nhất trên toàn thế giới.

-       Kí hiệu hóa học gồm một hoặc hai chữ cái có trong tên gọi của nguyên tố, trong đó chữ cái đầu được viết ở dạng in hoa và chữ cái sau viết thường.

-       Một số nguyên tố có kí hiệu hóa học không xuất phát từ tên gọi theo IUPAC mà xuất phát từ tên Latin của nguyên tố.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

-       Ba nguyên tử hydrogen có số neutron khác nhau. Nguyên tử hdrogen thứ nhất không có neutron. Nguyên tử hydrogen thứ hai có 1 neutron. Nguyên tử hydrogen thứ ba có 2 neutron.

-       Khi các nguyên tử có cùng số hạt proton trong hạt nhân người ta nói các nguyên tử đó thuộc cùng một nguyên tố hóa học. 3 nguyên tử trong hình đã cho đều có 1 proton trong hạt nhân nên thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

2 điểm

2 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nguyên tử Helium có khối lượng là

  1. 1 amu.
  2. 2 amu.
  3. 3 amu.
  4. 4 amu.

Câu 1: Nguyên tử Lithium có khối lượng là

  1. 6 amu.
  2. 7 amu.
  3. 8 amu.
  4. 9 amu.

Câu 2: Những nguyên tố có kí hiệu hóa học gồm 2 chữ cái

  1. Hydrogen, lithium, sodium.
  2. Helium, lithium, nitrogen.
  3. Helium, lithium, sodium.
  4. Hydrogen, lithium, nitrogen.

Câu 3: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử gấp 5 lần số hiệu nguyên tử của nguyên tố Lithium. Đó là nguyên tử nguyên tố nào, cho biết kí hiệu hóa học.

  1. Fluorine, Fl.
  2. Phosphorus, P.
  3. Phosphorus, Ps.
  4. Neon, Ne.

Câu 4: Trong tự nhiên có hai loại nguyên tử đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học là Ne (Z=10). Một loại là các nguyên tử Ne có khối lượng nguyên tử là 20 amu và loại còn lại là các nguyên tử Ne có khối lượng nguyên tử là 22 amu. Hạt nhân của hai loại nguyên tử này có số neutron lần lượt là

  1. 10 và 13.
  2. 9 và 13.
  3. 20 và 22.
  4. 10 và 12.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu tên gọi và kí hiệu của nguyên tố hóa học.

Câu 2: Đến nay đã tìm được bao nhiêu nguyên tố hóa học? Mỗi nguyên tố hóa học có tính chất riêng biệt là do đâu?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

C

B

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

-       Một số nguyên tố hóa học đã được biết đến từ thời cổ xưa như vàng (gold), bạc (silver), sắt (iron), thủy ngân (mercury), thiếc (tin), đồng (copper), chì (lead). Trong khi đó lại có nhiều nguyên tố mới được tìm thấy gần đây như rutherfordium, bohrium, ... Tên gọi của các nguyên tố được đặt theo các cách khác nhau.

-       Ngày nay, tên gọi của các nguyên tố được quy định dùng thống nhất trên thế giới theo IUPAC (Liên minh Quốc tế về Hóa học cơ bản và Hóa học ứng dụng).

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Đến nay, con người đã tìm ra 118 nguyên tố hóa học. Mỗi nguyên tố hóa học có tính chất riêng biệt do được tạo thành từ các nguyên tử có số proton xác định.

3 điểm


 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nguyên tố hóa học không có trong cơ thể người

  1. Chì.
  2. Sắt.
  3. Oxygen.
  4. Hydrogen.

Câu 2: Tên Latin của nguyên tố hóa học có kí hiệu hóa học Na là

  1. Sodium.
  2. Natrium.
  3. Natri.
  4. Solnium.

Câu 3: Nguyên tố có trong thành phần không khí

  1. Carbon. Nitrogen, sodium.
  2. Carbon, vàng, bạc
  3. Oxygen, vàng, bạc.
  4. Oxygen, nitrogen, hidrogen.

Câu 4: So sánh khối lượng của nguyên tử copper và nguyên tử oxygen

  1. Nguyên tử copper nặng gấp 4 lần nguyên tử oxygen.
  2. Nguyên tử oxygen nặng gấp 4 lần nguyên tử copper.
  3. Nguyên tử copper nặng bằng nguyên tử oxygen.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Nêu khái niệm nguyên tố hóa học, số hiệu nguyên tử.

Câu 2. Thiếu hụt nguyên tố hóa học nào là nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ? Nêu biện pháp khắc phục.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

B

D

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

-       Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Số proton trong hạt nhân chính là số hiệu nguyên tử, mỗi nguyên tố hóa học chỉ có duy nhất một số hiệu nguyên tử.

-       Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học có thể có số neutron khác nhau.

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Iodine là nguyên tố giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người, là nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển thể chất, tinh thần và giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng. Vì vậy cần bổ sung lượng iodine cần thiết cho cơ thể bằng cách sử dụng muối iodine, các thực phẩm giàu iodine như rong biển, cá biển,…

3 điểm

=> Giáo án KHTN 7 kết nối bài 3: Nguyên tố hóa học (3 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay