Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 7 kết nối Bài 7: Hoá trị và công thức hoá học

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Hoá học) kết nối tri thức Bài 7: Hoá trị và công thức hoá học. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 7: HÓA TRỊ VÀ CÔNG THỨC HÓA HỌC

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Công thức hóa học của một chất là cách biểu diễn chất bằng (1)……… của nguyên tố kèm theo (2)……… ở chân (3)………….. kí hiệu hóa học”

  1. (1) kí hiệu hóa học; (2) chỉ số; (3) bên trái.
  2. (1) kí hiệu hình học; (2) chỉ số; (3) bên phải.
  3. (1) kí hiệu hóa học; (2) chỉ số; (3) bên phải.
  4. (1) kí hiệu hình học; (2) chỉ số; (3) bên trái.

Câu 2: Công thức hóa học C chỉ

  1. Carbon kim cương.
  2. Carbon than chì.
  3. Cả hai đáp án A, B.
  4. Tất cả đáp án đều sai.

Câu 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Một số (1)…….. có phân tử gồm hai hay ba nguyên tử liên kết với nhau thì thêm (2)…….. này ở chân bên phải (3)…….. ta được công thức hóa học của đơn chất phi kim đó”

  1. (1) Phi kim; (2) chỉ số; (3) kí hiệu hóa học.
  2. (1) Khí hiếm; (2) chỉ số; (3) kí hiệu hóa học.
  3. (1) Khí hiếm; (2) chỉ số; (3) kí hiệu hình học.
  4. (1) Phi kim; (2) chỉ số; (3) kí hiệu hóa học.

Câu 4: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Công thức hóa học của hợp chất gồm kí hiệu hóa học của những (1)…… tạo ra hợp chất kèm theo (2)……… ở chân bên phải kí hiệu hóa học. Chỉ số là những (3)……., cho biết số (4)……… của mỗi nguyên tố trong phân tử hợp chất. Chỉ số bằng 1 thì không ghi”

  1. (1) nguyên tố; (2) chỉ số; (3) số nguyên; (4) nguyên tử.
  2. (1) nguyên tử; (2) chỉ số; (3) số nguyên; (4) nguyên tố.
  3. (1) nguyên tố; (2) chỉ số; (3) số thực; (4) nguyên tử.
  4. (1) nguyên tử; (2) chỉ số; (3) số nguyên; (4) nguyên tử.

Câu 5: Hóa trị là

  1. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
  2. Số electron dùng chung của mỗi nguyên tố trong hợp chất.
  3. Con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
  4. Số electron dùng chung của mỗi nguyên tử trong hợp chất.

Câu 6: Đơn chất chlorine bao gồm các phân tử chứa hai nguyên tử chlorine. Công thức hóa học của đơn chất chlorine là

  1. Cl2.
  2. Cl2.
  3. Cl.
  4. .

Câu 7: Một phân tử của hợp chất carbon dioxide chứa một nguyên tử carbon và hai nguyên tử oxygen. Công thức hóa học của hợp chất carbon dioxide là

  1. CO2.
  2. CO2.
  3. CO2.
  4. CO2.

Câu 8: Sắt là một kim loại. Công thức hóa học của đơn chất sắt là

  1. Fe2.
  2. Fe.
  3. Fe.
  4. Fe2.

Câu 9: Biết hợp chất ethane tạo bởi hai nguyên tố carbon và hydrogen. Phần trăm khối lượng của C, H trong phân tử lần lượt là 80%, 20% và khối lượng phân tử của hợp chất là 30 amu. Xác định công thức hóa học của ethane

  1. C2H6.
  2. CH4.
  3. C2H4.
  4. C3H6.

Câu 10: Hợp chất FexO3 có khối lượng 160 amu. Hợp chất của Fe có hóa trị tương ứng với nhóm nguyên tử NO3

  1. Fe2(NO)3.
  2. Fe(NO)2.
  3. Fe(NO)3.
  4. Fe3NO.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

C

D

A

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

D

C

A

C

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chọn đáp án sai

  1. Trong chất cộng hóa trị, hóa trị của nguyên tố được xác định bằng số cặp electron dùng chung của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tử khác.
  2. Hóa trị của nguyên tố (khác H và O) được xác định từ hóa trị của O.
  3. H luôn có hóa trị I.
  4. O luôn có hóa trị II.

Câu 2: Công thức hóa học cho biết

  1. Các nguyên tố hóa học tạo ra chất.
  2. Số nguyên hay tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố hóa học có trong phân tử.
  3. Khối lượng phân tử của chất.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Phát biểu quy tắc hóa trị

  1. Trong công thức hóa học của hợp chất ba nguyên tố, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
  2. Trong công thức hóa học của hợp chất hai nguyên tố, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
  3. Trong công thức hóa học của hợp chất từ hai nguyên tố trở lên, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
  4. Trong công thức hóa học của hợp chấthai hoặc ba nguyên tố, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

Câu 4: Chọn đáp án đúng

  1. Quy tắc hóa trị được vận dụng chủ yếu cho các hợp chất hữu cơ.
  2. Hóa trị của nhóm nguyên tố được xác định tương tự như hóa trị của nguyên tố.
  3. Quy tắc hóa trị không được vận dụng cho các hợp chất vô cơ.
  4. Trong phân tử carbon dioxide (CO2), nguyên tử C liên kết được với hai nguyên tử O nên có hóa trị II.

Câu 5: Cho hợp chất hai nguyên tố AxBy, biết A có hóa trị a, B có hóa trị b. Quy tắc hóa trị được biểu diễn thành

  1. x.b = y.a.
  2. x.a = y.b.
  3. x.y = a.b.
  4. 2.x.b = y.a.

Câu 6: Công thức hóa học của nước là H2O. Chọn đáp án sai

  1. Một phân tử nước có 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử O.
  2. Phân tử nước có khối lượng 16 amu.
  3. Phân tử nước được tạo thành từ hai nguyên tố hydrogen và oxygen.
  4. Trong phân tử nước có 2 cặp electron dùng chung.

Câu 7: Công thức hóa học của sodium hydroxide là NaOH. Chọn đáp án đúng

  1. Phân tử sodium hydroxide được tạo thành từ bốn nguyên tử.
  2. Phân tử sodium hydroxide có khối lượng 39 amu.
  3. Một phân tử sodium hydroxide có 1 nguyên tử N, 1 nguyên tử a, 1 nguyên tử O, 1 nguyên tử H.
  4. Phân tử sodium hydroxide được tạo thành từ ba nguyên tố.

Câu 8: Công thức hóa học của sulfuric acid là H­2SO4 Chọn đáp án sai

  1. Phân tử sulfuric acid có khối lượng 98 amu.
  2. Một phân tử sulfuric acid có 2 nguyên tử H, 4 nguyên tử SO.
  3. Phân tử sulfuric acid được tạo thành từ 3 nguyên tố.
  4. Phân tử sulfuric acid được tạo thành từ 7 nguyên tử.

Câu 9: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi hai nguyên tố X và Y. Biết hóa trị của X là I, số hiệu nguyên tử của X là 19 và nguyên tử Y có khối lượng 35.5 amu

  1. FI.
  2. NaCl.
  3. FCl.
  4. KCl.

Câu 10: Hóa trị của lưu huỳnh trong hợp chất nào sau đây lớn nhất

  1. H2S.
  2. SO3.
  3. Al2S3.
  4. SO2.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

D

B

B

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

D

B

D

B

 

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu ý nghĩa của công thức hóa học và cách tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hóa học.

Câu 2 ( 4 điểm). Xác định hóa trị của Ba trong hợp chất BaO.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Công thức hóa học cho biết:

+       Các nguyên tố hóa học tạo nên chất.

+       Số nguyên tử hay tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố hóa học có trong phân tử.

+       Khối lượng phân tử của chất.

-       Cách tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hóa học:

+       Bước 1: Tính khối lượng phân tử hợp chất.

+       Bước 2: Tính phần trăm khối lượng các nguyên tố trong hợp chất:

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Gọi hóa trị của Ba trong hợp chất là a

Vì O có hóa trị II nên ta có biểu thức:

a × 1 = II × 1 ⇒ a = II

Vậy trong hợp chất BaO, hóa trị của Ba là II, hóa trị của O là II.

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu cách viết công thức hóa học.

Câu 2 ( 4 điểm). Đường glucose có công thức hóa học là C6H12O6 cho biết điều gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Công thức hóa học của đơn chất:

+       Đối với các đơn chất được tạo thành từ nguyên tố kim loại, khí hiếm và một số phi kim thì kí hiệu hóa học của nguyên tố được coi là công thức hóa học.

+       Một số phi kim có phân tử gồm hai hay ba nguyên tử liên kết với nhau thì thêm chỉ số này ở chân bên phải kí hiệu hóa học.

-       Công thức hóa học của hợp chất:

+       Công thức hóa học của hợp chất gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố tạo ra hợp chất kèm theo chỉ số ở chân bên phải kí hiệu hóa học.

+       Chỉ số là những số nguyên, cho biết số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong hợp chất, chỉ số bằng 1 thì không ghi.

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Đường glucose có công thức hóa học là C6H12O6 cho biết:

-       Glucose được tạo thành từ ba nguyên tố là C, H, O.

-       Trong một phân tử glucose có 6 nguyên tử C, 12 nguyên tử H, 6 nguyên tử O.

-       Khối lượng phân tử của glucose là:72 + 12 + 96 = 180 amu.

1.3 điểm

1.3 điểm

1.3 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Công thức tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất

  1. .
  2. .
  3. .

Câu 2: Biết một phân tử magnesium oxide chứa một nguyên tử magnesium và một nguyên tử oxygen. Viết công thức hóa học của magnesium oxide

  1. MgO.
  2. MnO.
  3. MgO.
  4. MnO.

Câu 3: Biết một phân tử copper sulfate chứa một nguyên tử copper, một nguyên tử sulfur và bốn nguyên tử oxygen. Viết công thức hóa học của copper sulfate

  1. CuSO4.
  2. CuSO4.
  3. CuSO4.
  4. CuSO4.

Câu 4: Nguyên tử Fe có hóa trị II trong công thức nào

  1. Fe.
  2. Fe2O3.
  3. FeCl3.
  4. FeO.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu cách lập công thức hóa học của hợp chất theo phần trăm các nguyên tố.

Câu 2: Trong phân tử nước, hóa trị và số nguyên tử tham gia liên kết của H và O như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

A

A

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Các bước xác định:

-       Bước 1: Đặt công thức hóa học cần tìm (công thức tổng quát);

-       Bước 2: Tính khối lượng phân tử của hợp chất

-       Bước 3: Lập biểu thức tính phần trăm nguyên tố có trong hợp chất. Xác định số nguyên tử của mỗi nguyên tố và viết công thức hóa học cần tìm.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Trong phân tử nước, hóa trị và số nguyên tử tham gia liên kết của H và O như sau:

Nguyên tố

H

O

Hóa trị

I

II

Số nguyên tử

2

1

Tích hóa trị và số nguyên tử

I × 1 = II × 1

3 điểm


 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nhóm nguyên tử nitrate (NO3) có hóa trị

  1. II.
  2. I.
  3. IV.
  4. III.

Câu 2: Biết Na hóa trị I, O hóa trị II. Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Na và O là

  1. Na2O.
  2. NaO2.
  3. NaO.
  4. NaO2.

Câu 3: Biết Al hóa trị III, nhóm nguyên tử SO4 hóa trị II. Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Al và nhóm nguyên tử SO4

  1. Al2(SO4)3.
  2. Al3(SO4)4.
  3. Al3(SO4)2.
  4. Al3(SO4)2.

Câu 4: Ta có hợp chất CrO. Vậy hợp chất của nhóm nguyên tử NO3 với Cr có hóa trị tương ứng là

  1. CrNO3.
  2. CrNO2.
  3. Cr(NO3)2.
  4. Cr2NO3
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Nêu cách lập công thức hóa học của hợp chất khi biết hóa trị.

Câu 2. Nêu một số ví dụ về công thức hóa học của đơn chất chỉ có một kí hiệu hóa học.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

A

A

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Các bước xác định:

-       Bước 1: Đặt công thức hóa học cần tìm (công thức tổng quát)

-       Bước 2: Lập biểu thức tính dựa vào quy tắc hóa trị, chuyển thành tỉ lệ các chỉ số nguyên tử.

-       Bước 3: Xác định số nguyên tử (những số nguyên đơn giản nhất, có tỉ lệ tối giản) và viết công thức hóa học cần tìm.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Ví dụ: 

-       Với phi kim phân tử thường có hai nguyên tử. Ví dụ: N2, H2, Cl2, O2,...

-       Với kim loại và một số phi kim, kí hiệu hóa học của nguyên tố được coi là công thức hóa học của đơn chất. Ví dụ: Na, K, Ba, Fe, C, S, P,...

1.5 điểm

1.5 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay