Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 chân trời Bài 1: Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 chân trời sáng tạo Bài 1: Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 1: HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ LỊCH SỬ ĐƯỢC CON NGƯỜI NHẬN THỨC
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Ý nào dưới đây không thuộc nhiệm vụ của Sử học?
- Cung cấp tri thức về hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học.
- Truyền bá những giá trị, truyền thống tốt đẹp của lịch sử, giáo dục tình yêu quê hương. đất nước....
- Dự báo về tương lai của đất nước, nhân loại,...
- Đề ra những chính sách phù hợp để phát triển đất nước.
Câu 2: Nhận thức lịch sử là gì?
- Là những mô tả của con người về quá khứ đã qua.
- Là những hiểu biết của con người về quá khứ, được tái hiện hoặc trình bày theo những cách khác nhau.
- Là những công trình nghiên cứu lịch sử.
- Là những lễ hội lịch sử — văn hoá được phục dựng.
Câu 3: Phân loại theo hình thức, sử liệu không bao gồm loại nào sau đây?
- Sử liệu truyền miệng.
- Sử liệu hiện vật.
- Sử liệu chữ viết.
- Sử liệu gốc.
Câu 4: Sử liệu được phân chia theo nhiều cách, gồm:
- Căn cứ vào hình thức, đặc điểm.
- Căn cứ vào niên đại, tính chất.
- Căn cứ vào hình thức, tính chất.
- Căn cứ vào đặc điểm, niên đại.
Câu 5: Hai nhiệm vụ cơ bản của công tác chuẩn bị sử liệu:
- Thống kê danh mục sử liệu, sưu tầm sử liệu.
- Sưu tầm sử liệu, xử lí thông tin sử liệu.
- Thống kê danh mục sử liệu, xử lí thông tin sử liệu.
- Sưu tầm sử liệu đọc sử liệu.
Câu 6: So với hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử có đặc điểm gì?
- Nhận thức lịch sử luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử.
- Nhận thức lịch sử không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử.
- Nhận thức lịch sử thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử.
- Nhận thức lịch sử độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử.
Câu 7: Hai phương pháp lịch sử và logic giống nhau điểm nào?
- Tính trừu tượng, tính quy luật, hướng vận động và phát triển.
- Mối quan hệ tác động qua lại của sự vật đối với các nhân tố khác.
- Chung mục tiêu là tái hiện, khắc hoặc bức tranh chân thực của quá khứ.
- Quá trình phát triển từ thấp đến cao.
Câu 8: Phát biểu nào không đúng về phương pháp sử học?
- Phương pháp logic giúp ta nhận thức được bản chất, quy luật hay khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng đó.
- Phương pháp liên ngành là sử dựng kĩ thuật nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác.
- Phương pháp đồng đại là tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự kiện diễn ra khác mốc thời gian.
- Phương pháp lịch sử nghiên cứu sự vật hiện tượng theo các giai đoạn phát triển cụ thể của nó.
Câu 9: Khi em soi gương, đâu là nhận thức lịch sử?
- Hình ảnh của em ở trong gương
- Cái gương.
- Sự vật xung quanh.
- Máy ảnh.
Câu 10: Các viên quan chép sử trong câu chuyện Thôi Trữ giết vua sẵn sàng đón nhận cái chết để bảo vệ nguyên tắc nào khi phản ánh lịch sử?
- Khách quan.
- Trung thực.
- Khách quan, trung thực.
- Nhân văn, tiến bộ.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
D |
B |
D |
C |
B |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
B |
C |
C |
A |
C |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đâu là câu trả lời chính xác nhất về phương pháp lịch sử?
- là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển của nó.
- là phương pháp nghiên cứu mối liên hệ biện chứng bên trong của các sự vật , hiện tượng.
- là tìm hiểu mối liên hệ giữa nhận vật, sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian trước sau.
- vận dụng phương pháp kĩ thuật nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác.
Câu 2: Ý nào dưới đây không thuộc nhiệm vụ của Sử học?
- Cung cấp tri thức về hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học.
- Truyền bá những giá trị, truyền thống tốt đẹp của lịch sử, giáo dục tình yêu quê hương. đất nước....
- Dự báo về tương lai của đất nước, nhân loại,...
- Đề ra những chính sách phù hợp để phát triển đất nước.
Câu 3: Phân loại theo hình thức, sử liệu không bao gồm loại nào sau đây?
- Sử liệu truyền miệng.
- Sử liệu hiện vật.
- Sử liệu chữ viết.
- Sử liệu gốc.
Câu 4: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu lịch sử?
- Khách quan.
- Trung thực.
- Nhân văn, tiến bộ.
- Vì người lao động.
Câu 5: Ý nào dưới đây không thuộc chức năng của Sử học?
- Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.
- Rút ra bản chất của các quá trình lịch sử, phát hiện quy luật vận động và phát triển của chúng.
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.
Câu 6: Phát biểu nào không đúng về nguyên tắc cơ bản của Sử học?
- Khách quan là nguyên tắc quan trọng nhất của Sử học.
- Khách quan tái hiện hiện thực lịch sử dựa trên những thông tin đáng tin cây
- Nhân văn, tiến bộ Giúp con người hiểu rõ về quá khứ, rút ra những bài học hữu ích trong cuộc sống.
- Nhân văn, tiến bộ không góp phần bảo vệ hòa bình, xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.
Câu 7: Phát biểu nào đúng về phương pháp đồng đại?
- là tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự kiện nhân vật, quá trình lịch sử diễn ra trong cùng một thời gian.
- là phương pháp nghiên cứu mối liên hệ biện chứng bên trong của các sự vật, hiện tượng.
- là tìm hiểu mối liên hệ giữa các nhân vật.
- Vận dụng pháp kĩ thuật nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác.
Câu 8: Tại sao giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử luôn có khoảng cách?
- Con người không thể nhận thức và tái hiện hoàn toàn đầy đủ hiện thực lịch sử.
- Mất quá nhiều thời gian để thực hiện.
- Tốn nhiều vật chất tiền bạc, công sức.
- Không ai muốn lại quá khứ đầy đau thương.
Câu 9: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác (19/12/1946) – Bản chụp lưu tại bảo tàng Hồ Chí Minh thuộc loại sử liệu nào?
- Sử liệu trực tiếp và sử liệu chữ viết.
- Sử liệu gián tiếp và sử liệu chữ viết.
- Sử liệu trực tiếp và sử liệu hiện vật.
- Sử liệu gián tiếp và sử liệu truyền miệng.
Câu 10: Khi em soi gương, đâu là nhận thức lịch sử?
- Hình ảnh của em ở trong gương
- Cái gương.
- Sự vật xung quanh.
- Máy ảnh.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
A |
D |
D |
D |
C |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
D |
A |
A |
A |
A |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1: Sử học có những nguyên tắc cơ bản nào? Ý nghĩa của việc nắm vững những nguyên tắc đó.
Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích lời phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Hội Sử học (1988).” Lịch sử chỉ xảy ra duy nhất có một lần, nhưng do nhiều người viết và viết lại nhiều lần. Dù ở thời điểm nào, nhà sử học cũng phải thật trung thực, khách quan”.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
* Sử học có các nguyên tắc cơ bản sau: - Nguyên tắc khách quan: khi nghiên cứu, tìm hiểu các sự kiện lịch sử phải dựa vào các nguồn sử liệu. - Nguyên tắc trung thực: nhà sử học cản trung thực, tôn trọng những gì đã diễn ra, không xuyên tạc, thêm bớt hoặc làm sai lệch hiện thực lịch sử. - Nguyên tắc tiến bộ: từ thấu hiểu quá khứ, Sử học hưởng đến phục vụ cuộc sống con người, góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ. * Ý nghĩa của các nguyên tắc cơ bản: - Định hưởng việc nghiên cứu cho nhà sử học: bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, ... - Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ lẽ phải, ủng hộ quan điểm khoa học tiến bộ và nhân văn. |
3 điểm 3 điểm |
Câu 2 (4 điểm) |
- Lịch sử chỉ diễn ra một lần duy nhất, dòng chảy thời gian ấy sẽ không lặp lại. - Sử học cần phải dựa vào các nguồn tư liệu để khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác. => Tóm lại, ở bất cứ giai đoạn thời điểm nào, thì sự trung thực và khách quan của nhà sử học là yếu tố rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử. |
1 điểm 1 điểm 2 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1: Tính khách quan của hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử được thể hiện như thế nào?
Câu 2: Lịch sử “là quá trình tương tác không ngừng giữa nhà sử học và sự thật lịch sử, là cuộc đối thoại không bao giờ dứt giữa hiện tại và quá khứ” (Ha- lết-ca).
Em hiểu quan điểm trên như thế nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
Tính khách quan của hiện thực và nhận thức lịch sử: - Hiện thực lịch sử có trước, nhận thức lịch sử có sau. Hiện thực lịch sử là duy nhất và không thể thay đổi. Hiện thực lịch sử luôn khách quan, không phụ thuộc vào nhận thức của con người. Nhận thức lịch sử rất đa dạng và có thể thay đổi theo thời gian và nhận thức của con người. Nhận thức lịch sử vừa có tính khách quan, vừa mang tính chủ quan của mỗi người. Sở dĩ nhận thức lịch sử có tính chủ quan là do mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận, phương pháp nghiên cứu,... |
2,5 điểm 3,5 điểm |
Câu 2 (4 điểm) |
Lịch sử là “quá trình tương tác không ngừng giữa nhà sử học và sự thật lịch sử, là cuộc đối thoại không bao giờ dứt giữa hiện tại và quá khứ” (Ét-uốt Ha-lét Ca) được hiểu là: - Để nhận thức được lịch sử cần có sự tương tác không ngừng giữa nhà sử học. - Cần có sự tương tác giữa hiện tại với quá khứ. |
2 điểm 2 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Một số phương pháp cơ bản trong nghiên cứu lịch sử là gì?
- Phương pháp lịch sử, phương pháp lô-gích.
- Phương pháp lịch đại và phương pháp đồng đại.
- Phương pháp liên ngành và phương pháp lịch sử.
- Gồm các phương pháp lịch sử lô-gích, lịch đại, đồng đại, liên ngành.
Câu 2: Hiện thực lịch sử là gì?
- Là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ của loài người.
- Là những gì đã xảy ra trong quá khứ mà con người nhận thức được.
- Là khoa học tìm hiểu về quá khứ.
Câu 3: Tại sao giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử luôn có khoảng cách?
- Con người không thể nhận thức và tái hiện hoàn toàn đầy đủ hiện thực lịch sử.
- Mất quá nhiều thời gian để thực hiện.
- Tốn nhiều vật chất tiền bạc, công sức.
- Không ai muốn lại quá khứ đầy đau thương.
Câu 4: Khi em soi gương, đâu là nhận thức lịch sử?
- Hình ảnh của em ở trong gương
- Cái gương.
- Sự vật xung quanh.
- Máy ảnh.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Hãy cho biết lịch sử là gì?
Câu 2: Sử học có những nguyên tắc cơ bản nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
D |
A |
A |
A |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người. - Lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ. - Lịch sử là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người. |
1 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
- Nguyên tắc khách quan: khi nghiên cứu, tìm hiểu các sự kiện lịch sử phải dựa vào các nguồn sử liệu, phải khôi phục lại hiện thực lịch sử một cách khách quan. - Nguyên tắc trung thực: nhà sử học cản trung thực, tôn trọng những gì đã diễn ra, không xuyên tạc, thêm bớt hoặc làm sai lệch hiện thực lịch sử. - Nguyên tắc tiến bộ: từ thấu hiểu quá khứ, Sử học hưởng đến phục vụ cuộc sống con người, góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ. |
1 điểm 1 điểm 1 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Lịch sử là “quá trình tương tác không ngừng giữa nhà sử học và sự thật lịch sử, là cuộc đối thoại không bao giờ dứt giữa hiện tại và quá khứ" (Et-uôt Ha-ét Ca). Em hiểu về quan điểm này thế nào?
- Phản ánh lịch sử là gì.
- Phản ánh mối quan hệ giữa nhà sử học và hiện thực lịch sử.
- Phản ánh mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại.
- Để nhận thức được lịch sử cần có sự tương tác không ngừng giữa nhà sử học, giữa hiện tại với quá khứ.
Câu 2: Khai thác Tư liệu 3 (tr.8), điểm giống nhau trong nội dung 2 tấm bia là:
- Cùng phản ánh về một sự kiện: cuộc hành trình đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.
- Cùng đề cập đến những nhân vật lịch sử: Ma-gien-lăng, La-pu-la-pu.
- Cả 2 phương án trên đều đúng.
- Cả 2 phương án trên đều sai.
Câu 3: Hai phương pháp lịch sử và logic giống nhau điểm nào?
- Tính trừu tượng, tính quy luật, hướng vận động và phát triển.
- Mối quan hệ tác động qua lại của sự vật đối với các nhân tố khác.
- Chung mục tiêu là tái hiện, khắc hoặc bức tranh chân thực của quá khứ.
- Quá trình phát triển từ thấp đến cao.
Câu 4: Khi em soi gương, đâu là nhận thức lịch sử?
- Hình ảnh của em ở trong gương
- Cái gương.
- Sự vật xung quanh.
- Máy ảnh.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Hãy trình bày nguồn sử liệu của Sử học.
Câu 2: G. M. Cla-đen-ni-ớt - nhà sử học người Đức thế kỉ XVIII cho rằng"Đòi hỏi người viết sử phải tự đặt mình vào vị thế của người không tôn giáo, không tổ quốc, không gia đình, thì đó là một sai lầm lớn, vì họ đang đòi hỏi những điều không thể". Quan điểm này nên được hiểu thế nào cho đúng?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
D |
C |
C |
A |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
- Nguồn sử liệu sơ cấp: Là sử liệu được tạo ra đầu tiên, gần nhất hoặc gắn liền với thời gian xuất hiện của các sự kiện. - Nguồn sử liệu thứ cấp: Là sử liệu được tạo ra sau thời điểm xuất hiện của các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu, thường là những công trình, tác phẩm, bài báo nghiên cứu về hiện thực lịch sử. |
1,5 điểm 1,5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Quan điểm trên của nhà sử học người Đức có thể hiểu là tính khách quan, trung thực trong nghiên cứu lịch sử có ý nghĩa tương đối vì hiện thực lịch sử là độc lập và khác quan nhưng nhận thức lịch sử lại mang lại tính chủ quan của con người khi nghiên cứu. Mỗi người sẽ có một quan điểm, một cách tiếp cận hiện thực lịch sử khác nhau. |
2 điểm 1 điểm |