Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 chân trời Bài 8: Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 chân trời sáng tạo Bài 8: Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 8:  VĂN MINH ẤN ĐỘ CỔ TRUNG ĐẠI

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cư dân bản địa của Ấn Độ cổ đại đã xây dựng nền văn minh đầu tiên với dấu tích được khai quật ở Mô-hen-giô Đa-rô và Ha-ráp-pa khi nào?

  1. Khoảng từ TNK IV đến TNK II TCN
  2. Khoảng từ TNK III đến TNK I TCN
  3. Khoảng từ TNK II đến TNK I TCN
  4. Khoảng từ TNK III đến TNK II TCN

Câu 2: Dòng sông“Mẹ” linh thiêng trong tâm thức người Ấn, nơi văn minh Ấn Độ phát triển là:

  1. Sông Ấn.
  2. Sông Hằng.
  3. Sông Ya-mu-na (Yamuna).
  4. Sông Ba-gma-ty (Bagmati).

Câu 3: Giá trị ưu việt và tính nhân văn của văn minh Ấn Độ thể hiện qua việc lan toả giá trị văn minh bằng con đường:

  1. Chính trị.
  2. Quân sự.
  3. Chiến tranh.
  4. Hoà bình.

Câu 4: Chế độ phong kiến Ấn Độ phát triển thịnh đạt dưới thời vương triều nào?

  1. Vương triều A-ri-a.
  2. Vương triều Ha-ráp-pa.
  3. Vương triều Hồi giáo Đê-li.
  4. Vương triều Hồi giáo Mô-gôn.

Câu 5: Nền văn minh Ấn Độ cổ đại khởi nguồn trên lưu vực:

  1. Sông Ấn.
  2. Sông Hằng.
  3. Sông Ma-hi (Mahi).
  4. Sông Gom-ty (Gomti).

Câu 6: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về Hin-đu giáo?

  1. Chỉ thờ thần Si-va và thần Vis-nu.
  2. Chỉ thờ ba thần Bra-ma, Si-va và Vis-nu.
  3. Chủ yếu thờ ba thần Bra-ma, Vis-nu và Si-va.
  4. Chỉ thờ bốn thần Bra-ma, Si-va, Vis-nu và Inđra.

Câu 7: Nhận định nào sau đây là đúng về chế độ đẳng cấp Vác-na ở Ấn Độ cổ đại?

  1. Đẳng cấp Vai-si-a bao gồm những lực lượng xã hội như tăng lữ - quý tộc.
  2. Đẳng cấp Vai-si-a bao gồm những lực lượng xã hội như vương công – vũ sĩ
  3. Đẳng cấp Vai-si-a bao gồm những lực lượng xã hội như nông dân, thợ thủ công, thương nhân.
  4. Đẳng cấp Vai-si-a bao gồm những lực lượng xã hội như nô lệ

Câu 8: Ý kiến nào sau đây là đúng?

  1. Hin-đu giáo được hình thành trên cơ sở của tôn giáo Cô Đốc giáo.
  2. Hin-đu giáo được hình thành trên cơ sở của tôn giáo Hồi giáo.
  3. Hin-đu giáo được hình thành trên cơ sở của tôn giáo Phật giáo.
  4. Hin-đu giáo được hình thành trên cơ sở của tôn giáo Bà La Môn giáo.

Câu 9: Tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ là

  1. Bà La Môn giáo.
  2. Hin-đu giáo.
  3. Phật giáo.
  4. Hồi giáo.

Câu 10: Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất của Ấn Độ thời kì cổ đại là:

  1. Sa-ki-a Mu-ni và Vê-đa.
  2. Tai-giơ Ma-han và La Ki-la.
  3. Ra-ma-y-a-na và Kha-giu-ra-hô.
  4. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

B

D

D

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

A

D

A

D

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đặc điểm nổi bật của văn hoá Ấn Độ cổ - trung đại là có tính

  1. Hiện thực, uyển chuyển, sinh động.
  2. Hiện thực, mang đậm màu sắc tôn giáo.
  3. Dân tộc, thể hiện rõ quan điểm sống.
  4. Quốc tế, phong cách nghệ thuật độc đáo.

Câu 2: Ấn Độ là cái nôi của những tôn giáo lớn nào dưới đây?:

  1. Phật giáo, Đạo giáo.
  2. Phật giáo, Hin-đu giáo.
  3. Thiên Chúa giáo, Hồi giáo.
  4. Phật giáo, Hồi giáo.

Câu 3: Đạo Hin-đu - một tôn giáo lớn ở Ấn Độ được hình thành trên cơ sở

  1. Giáo lí của đạo Phật.
  2. Tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn.
  3. Giáo lí của đạo Hồi.
  4. Giáo lí của Thiên Chúa giáo.

Câu 4: Giá trị ưu việt và tính nhân văn của văn minh Ấn Độ thể hiện qua việc lan toả giá trị văn minh bằng con đường:

  1. Chính trị.
  2. Quân sự.
  3. Chiến tranh.
  4. Hoà bình.

Câu 5: Dân cư chủ yếu ở phía Nam Ấn Độ thời kì cổ đại là

  1. người Ha-ráp-pa.
  2. người A-ri-a.
  3. người Hung Nô.
  4. người Đra-vi-đi-an.

Câu 6: Ý kiến nào sau đây là đúng?

  1. Hin-đu giáo được hình thành trên cơ sở của tôn giáo Cô Đốc giáo.
  2. Hin-đu giáo được hình thành trên cơ sở của tôn giáo Hồi giáo.
  3. Hin-đu giáo được hình thành trên cơ sở của tôn giáo Phật giáo.
  4. Hin-đu giáo được hình thành trên cơ sở của tôn giáo Bà La Môn giáo.

Câu 7: Nhận định nào sau đây là đúng về chế độ đẳng cấp Vác-na ở Ấn Độ cổ đại?

  1. Đẳng cấp Vai-si-a bao gồm những lực lượng xã hội như tăng lữ - quý tộc.
  2. Đẳng cấp Vai-si-a bao gồm những lực lượng xã hội như vương công – vũ sĩ
  3. Đẳng cấp Vai-si-a bao gồm những lực lượng xã hội như nông dân, thợ thủ công, thương nhân.
  4. Đẳng cấp Vai-si-a bao gồm những lực lượng xã hội như nô lệ

Câu 8: Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ cổ - trung đại?:

  1. Thể chế nhà nước dân chủ chủ nô.
  2. Nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa.
  3. Nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ ven sông.
  4. Dân cư đa dạng về chủng tộc và tộc người.

Câu 9: Phật giáo phát triển rực rỡ và trở thành quốc giáo ở Ấn Độ dưới triều vua

  1. A-sô-ca.
  2. A-co-ba (Akabar).
  3. Sha Gia-han (Shah Jahan).
  4. Ba-bơ (Babur).

Câu 10: Phát minh chữ số tự nhiên và số 0 là thành tựu của quốc gia nào sau đây?:

  1. Ai Cập.
  2. Ấn Độ.
  3. Trung Quốc.
  4. Lưỡng Hà.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

B

B

D

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

A

A

A

B

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1: Điều kiện tự nhiên và dân cư ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành văn minh Ấn Độ cổ- trung đại.

Câu 2: Tạo sao nghệ thuật Ấn Độ lại chịu ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Ấn Độ nằm ở Nam Á, ba mặt giáp biển, thuận lợi cho giao thương và giao lưu văn hóa. 

- Phía bắc có dãy Himalaya. Đồng bằng hạ lưu có thung lũng sông Ấn và sông Hằng.

- Cư dân bản địa Ấn Độ sinh sống trên lưu vực sông Ấn, từ khoảng thiên niên kỉ III đến thiên niên kỉ II TCN. Được gọi là người Ha-ráp-pan.

- Các thời kì sau, người A-ri-a, người Đra-vi-đi-an, ... đến Ấn Độ cư trú, tạo nên quá trình hỗn chủng, sự đa dạng tộc người.

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

Câu 2

(4 điểm)

- Nghệ thuật Ấn Độ cổ đại hầu hết đều phục vụ một tôn giáo nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó mà thể hiện. Có thể chia ra ba dòng nghệ thuật: Hinđu giáo, Phật giáo, Hồi giáo.

- Tuy nhiên vì bắt nguồn từ cuộc sống thực tế nên tính hiện thực vẫn thể hiện rất rõ rệt, ví dụ tượng nhiều tay nhiều đầu là phỏng theo tư thế của các đội múa trong đền và cung đình.

2 điểm

2 điểm

ĐỀ 2

Câu 1: Điều kiện tự nhiên và dân cư ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành văn minh Ấn Độ cổ- trung đại.

Câu 2:

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Ấn Độ nằm ở Nam Á, ba mặt giáp biển, thuận lợi cho giao thương và giao lưu văn hóa. 

- Phía bắc có dãy Himalaya. Đồng bằng hạ lưu có thung lũng sông Ấn và sông Hằng.

- Cư dân bản địa Ấn Độ sinh sống trên lưu vực sông Ấn, từ khoảng thiên niên kỉ III đến thiên niên kỉ II TCN. Được gọi là người Ha-ráp-pan.

- Các thời kì sau, người A-ri-a, người Đra-vi-đi-an,… đến Ấn Độ cư trú, tạo nên quá trình hỗn chủng, sự đa dạng tộc người.

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

Câu 2

(4 điểm)

- Thiên niên kỉ III TCN, Ấn Độ đã hình thành nhà nước, có trung tâm đô thị và thành lũy kiên cố.

- Từ giữa thiên niên kỉ II đến giữa thiên niên kỉ I TCN: thời kì văn minh sông Hằng của người A-ri-a, còn gọi là thời kì Vê-đa.

- Từ thế kỉ IV: chế độ phong kiến xác lập và phát triển thịnh đạt ở giai đoạn vương triều Hồi giáo Mô-gôn.

- Thời kì trung đại ở Ấn Độ kết thúc với sự xâm lược và cai trị của thực dân Anh (giữa thế kỉ XIX).

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chế độ phong kiến Ấn Độ phát triển thịnh đạt dưới thời vương triều nào?

  1. Vương triều A-ri-a.
  2. Vương triều Ha-ráp-pa.
  3. Vương triều Hồi giáo Đê-li.
  4. Vương triều Hồi giáo Mô-gôn.

Câu 2: Nền văn minh Ấn Độ cổ đại khởi nguồn trên lưu vực:

  1. Sông Ấn.
  2. Sông Hằng.
  3. Sông Ma-hi (Mahi).
  4. Sông Gom-ty (Gomti).

Câu 3: Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Ấn Độ cổ đại là

  1. sử thi Đăm-săn.
  2. sử thi Ra-ma-ya-na
  3. sử thi I-li-át.
  4. sử thi Ô-đi-xê.

Câu 4: Tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ là

  1. Bà La Môn giáo.
  2. Hin-đu giáo.
  3. Phật giáo.
  4. Hồi giáo.
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy trình bày các thành tựu về chữ viết của văn minh Ấn Độ cổ trung đại.

Câu 2: Những thành tựu của văn minh Ấn Độ cổ trung đại có ý nghĩa như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

A

B

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Chữ viết đầu tiên của Ấn Độ là loại kí tự cổ, khắc trên hơn 3.000 con dấu được tìm thấy ở di chỉ văn minh sông Ấn.

- Tiếp theo là chữ cổ Brami, cơ sở để xây dựng chữ Phạn, còn gọi là chữ Xan-xcrit, chữ viết chính thức của Ấn Độ từ thế kỉ V TCN đến thế kỉ X.

- Về sau, chữ Hin-đi được sáng tạo và trở thành chữ viết chính thức hiện nay của Ấn Độ.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

- Những di sản vật thể và phi vật thể của nền văn minh này đã minh chứng cho sức sáng tạo phi thường, biểu đạt tâm hồn và trí tuệ phong phú của cư dân trong quá khứ, tạo nên bản sắc và niềm tự hào của dân tộc Ấn.

- Các thành tố văn minh Ấn Độ lan tỏa trong khu vực bằng “con đường hoà bình”, ảnh hưởng sâu rộng trên cơ tầng văn hoá bản địa bằng chính những giá trị ưu việt và nhân văn của nó.

1,5 điểm

1,5 điểm

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khoảng thế kỉ VI TCN, tôn giáo nào ra đời ở Ấn Độ có ảnh hưởng đến Đông Nam Á?

  1. Phật giáo.
  2. Ấn Độ giáo.
  3. Đạo Hồi.
  4. Bà La Môn giáo.

Câu 2: Văn hoá truyền thống Ấn Độ ảnh hưởng rõ nét nhất ở khu vực nào?:

  1. Đông Bắc Á.
  2. Trung Đông.
  3. Đông Nam Á.
  4. Tây Á.

Câu 3: Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Ấn Độ cổ đại là

  1. sử thi Đăm-săn.
  2. sử thi Ra-ma-ya-na
  3. sử thi I-li-át.
  4. sử thi Ô-đi-xê.

Câu 4: Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất của Ấn Độ thời kì cổ đại là:

  1. Sa-ki-a Mu-ni và Vê-đa.
  2. Tai-giơ Ma-han và La Ki-la.
  3. Ra-ma-y-a-na và Kha-giu-ra-hô.
  4. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy trình bày các thành tựu về văn học của văn minh Ấn Độ cổ trung đại.

Câu 2: Nếu được đến Ấn Độ du lịch, em mong muốn tham quan di sản văn hóa nào nhất? Vì sao?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

C

B

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Tác phẩm cổ xưa nhất là kinh Vê-đa, có 4 tập, là pho thần thoại sinh động của người A-ri-a.

- Bộ sử thi đồ sộ Ma-ha-bha-ra-ta là bộ sử thi lớn nhất, được coi là “bách khoa toàn thư về đời sống xã hội, tư tưởng, tôn giáo của Ấn Độ cổ đại.

- Bộ sử thi Ra-ma-y-a-na nói về mối tình đẹp nhưng đầy trắc trở giữa hoàng tử Ra-ma với nàng Xi-ta trong cuộc chiến bảo vệ cái thiện, diệt trừ cái ác.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

- Nếu được du lịch Ấn Độ, em mong muốn tham quan lăng Ta-giơ Ma-han.

+ Lăng Ta-giơ Ma-han là công trình tiêu biểu nhất dưới thời Mô-gôn, được xây dựng vào thế kỉ XVII.

+ Ta-giơ Ma-han được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa thế giới với nhận định đây là “kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới”. Công trình vĩ đại này đã ghi dấu thời kì vàng son của một nền văn minh phương Đông rực rỡ và cổ xưa.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay