Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 chân trời Bài 10: Văn minh Tây Âu thời Phục hưng

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 chân trời sáng tạo Bài 10: Văn minh Tây Âu thời Phục hưng. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 10:  VĂN MINH TÂY ÂU THỜI PHỤC HƯNG

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Phong trào Văn hoá Phục hưng đã đạt được những thành tựu rực rỡ về mọi mặt, đặc biệt là lĩnh vực:

  1. khoa học tự nhiên.
  2. kiến trúc và xây dựng.
  3. văn học và nghệ thuật.
  4. triết học và lịch sử..

Câu 2: Tôn giáo nào sau đây đã chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội châu Âu nửa đầu thời kì trung đại?

  1. Phật giáo.
  2. Hồi giáo.
  3. Nho giáo.
  4. Cơ Đốc giáo.

Câu 3: Điểm tiến bộ của thể chế dân chủ ở Hy Lạp cổ đại so với chế độ chuyên chế trung ương tập quyền ở phương Đông cổ đại là gì?

  1. Công dân A-ten (Athens) được quyền lựa chọn người quản lí nhà nước.
  2. Tất cả Công dân của A-ten có quyền bầu chọn người quản lí nhà nước.
  3. Công dân của thành thị có quyền bầu ra người quản lí nhà nước.
  4. Công dân nam từ 18 tuổi được quyền bầu chọn người quản lí nhà nước.

Câu 4:  Cơ sở tư tưởng chính thống của giai cấp phong kiến ở châu Âu thời trung đại là giáo lí:

  1. đạo Ki-tô.
  2. đạo Phật.
  3. đạo Hồi.
  4. đạo Nho.

Câu 5: Những tiến bộ của khoa học - kĩ thuật giúp con người thoát khỏi tình trạng lạc hậu và nhận thức được bản chất của thế giới là:

  1. nội dung của phong trào Văn hoá Phục hưng.
  2. nguyên nhân ra đời phong trào Văn hoá Phục hưng.
  3. hậu quả của nền văn hoá Phục hưng.
  4. bản chất của nền văn hoá Phục hưng.

Câu 6: Điểm giống nhau giữa tầng lớp nông dân công xã ở phương Đông cổ đại với tầng lớp nô lệ ở xã hội phương Tây cổ đại là gì?

  1. Lực lượng đông đảo nhất và là lực lượng sản xuất chính của xã hội.
  2. Lực lượng đông đảo nhất và không có vai trò quan trọng trong xã hội.
  3. Lực lượng thiểu số và không có vai trò quan trọng trong xã hội.
  4. Lực lượng đông đảo nhất và phải đóng thuế cho nhà nước.

Câu 7: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân xuất hiện của phong trào Văn hoá Phục hưng?:

  1. Giáo lí đạo Ki-tô, tư tưởng của chế độ phong kiến mang những quan điểm lỗi thời.
  2. Giai cấp tư sản có thể lực về kinh tế nhưng lại chưa có địa vị xã hội tương ứng.
  3. Con người bước đầu có những nhận thức khoa học về bản chất của thế giới.
  4. Sự xuất hiện trào lưu Triết học Ánh sáng đã tạo tiền đề cho phong trào.

Câu 8: Nội dung nào sau đây là đúng?

  1. Đến đầu thế kỉ XVI, nhiều hình thức tổ chức sản xuất mới xuất hiện ở Tây Âu, ngoại trừ phường hội
  2. Đến đầu thế kỉ XVI, nhiều hình thức tổ chức sản xuất mới xuất hiện ở Tây Âu, ngoại trừ công trường thủ công
  3. Đến đầu thế kỉ XVI, nhiều hình thức tổ chức sản xuất mới xuất hiện ở Tây Âu, ngoại trừ công ti thương mại
  4. Đến đầu thế kỉ XVI, nhiều hình thức tổ chức sản xuất mới xuất hiện ở Tây Âu, ngoại trừ đồn điện, trang trại

Câu 9: Ai là tác giả của tác phẩm kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét?:

  1. Đan-tê A-li-ghê-ri.
  2. Uy-li-am Sếch-xpia
  3. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.
  4. Mi-quen-đơ Xéc-van-téc.

Câu 10: Một trong những danh hoạ kiệt xuất của thời kì Phục hưng ở Tây Âu là

  1. Lê-ô-na đơ Vanh-xi.
  2. Ga-li-lê-ô Ga-li-lê
  3. Ni-cô-lai Cô-péc-ních.
  4. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

D

D

A

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

D

A

B

A

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Phong trào Văn hoá Phục hưng không chỉ có vai trò tích cực là phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến mà còn là một cuộc cách mạng:

  1. tiến bộ vĩ đại.
  2. dân chủ tư sản.
  3. xã hội.
  4. tư sản.

Câu 2: Một trong những ý nghĩa quan trọng của phong trào Văn hóa Phục hưng là:

  1. đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
  2. mở đường cho văn minh Tây Âu phát triển.
  3. củng cố quyền lực của Giáo hội Cơ Đốc giáo.
  4. đưa giai cấp tư sản Tây Âu lên nắm chính quyền.

Câu 3: Những tiến bộ của khoa học - kĩ thuật giúp con người thoát khỏi tình trạng lạc hậu và nhận thức được bản chất của thế giới là:

  1. nội dung của phong trào Văn hoá Phục hưng.
  2. nguyên nhân ra đời phong trào Văn hoá Phục hưng.
  3. hậu quả của nền văn hoá Phục hưng.
  4. bản chất của nền văn hoá Phục hưng.

Câu 4: Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hoá, khoa học thiên tài được mệnh danh là những người

  1. vĩ đại.
  2. thông minh.
  3. xuất chúng.
  4. khổng lồ.

Câu 5: Ph. Ăng-ghen nhận định “Văn hoá Phục hưng” là:

  1. một cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại.
  2. một cuộc tấn công lên trời.
  3. cuộc cách mạng về chính trị.
  4. cuộc đấu tranh về văn hoá, tư tưởng.

Câu 6: Tại sao phong trào Văn hoá Phục hưng được đánh giá là một“Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”?

  1. Tạo ra sự biến đổi căn bản trong nhận thức của người châu Âu thời đó.
  2. Mở ra những vùng đất mới, những con đường mới và những dân tộc mới.
  3. Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.
  4. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu..

Câu 7: Ý không phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào nông dân Đức là?

  1. Báo hiệu sự khủng hoảng, suy vong của chế độ phong kiến
  2. Minh chứng cho khí phách anh hung của nông dân Đức
  3. Chứng tỏ nông dân là lực lượng đi đầu trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến ở Đức
  4. Phủ nhận vai trò của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến

Câu 8: Điểm giống nhau giữa tầng lớp nông dân công xã ở phương Đông cổ đại với tầng lớp nô lệ ở xã hội phương Tây cổ đại là gì?

  1. Lực lượng đông đảo nhất và là lực lượng sản xuất chính của xã hội.
  2. Lực lượng đông đảo nhất và không có vai trò quan trọng trong xã hội.
  3. Lực lượng thiểu số và không có vai trò quan trọng trong xã hội.
  4. Lực lượng đông đảo nhất và phải đóng thuế cho nhà nước.

Câu 9: Phong trào Văn hóa Phục hưng khởi đầu ở quốc gia nào?

  1. Pháp.
  2. Hà Lan.
  3. I-ta-li-a.
  4. Anh.

Câu 10: Ai là tác giả của tác phẩm kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét?:

  1. Đan-tê A-li-ghê-ri.
  2. Uy-li-am Sếch-xpia
  3. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.
  4. Mi-quen-đơ Xéc-van-téc.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

B

A

D

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

D

A

C

B

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1: Em hiểu như thế nào về phong trào Văn hóa Phục hưng?

Câu 2: Em hãy nêu những điểm tiến bộ trong các thành tựu về triết học và tư tưởng của phong trào Văn hóa Phục hưng?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- “Phong trào văn hóa Phục hưng” là phong trào văn hóa mới của giai cấp tư sản Tây Âu thời trung đại trên cơ sở phục hồi những giá trị, thành tựu của nền văn minh Hy Lạp, Rô-ma thời cổ đại.

- Phong trào văn hóa Phục hưng bùng nổ là kết quả của sự vận động thay đổi về nhiều mặt trong xã hội Tây Âu.

- Phong trào bắt đầu từ Italia cuối thế kỉ XIV rồi lan sang các nước Tây Âu.

3 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

Câu 2

(4 điểm)

+ Các triết gia theo trường phái duy vật công kích triết học kinh viện, chủ nghĩa duy tâm, hướng tới tách triết học ra khỏi thần học. Người mở đầu cho trường phái này là Francis Baycon.

+ Chủ nghĩa nhân văn (Humanisme) là một tư tưởng cách mạng, đã lên án, đả kích giai cấp phong kiến, chống các quan điểm phản khoa học; đề cao tự do cá nhân và giá trị chân chính của con người; bày tỏ tinh thần dân tộc, …

2 điểm

2 điểm

ĐỀ 2

Câu 1: Em hiểu như thế nào về phong trào Văn hóa Phục hưng?

Câu 2: Em hãy trình bày bối cảnh kinh tế dẫn đến phong trào Văn hóa Phục hưng?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- “Phong trào văn hóa Phục hưng” là phong trào văn hóa mới của giai cấp tư sản Tây Âu thời trung đại trên cơ sở phục hồi những giá trị, thành tựu của nền văn minh Hy Lạp, Rô-ma thời cổ đại.

- Phong trào văn hóa Phục hưng bùng nổ là kết quả của sự vận động thay đổi về nhiều mặt trong xã hội Tây Âu.

- Phong trào bắt đầu từ Italia cuối thế kỉ XIV rồi lan sang các nước Tây Âu.

3 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

Câu 2

(4 điểm)

- Bối cảnh về kinh tế:

+ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần hình thành.

+ Sự ra đời và phát triển của thành thị thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế hàng hóa, mở rộng thị trường.

+ Thế kỷ XIV-XV, kỹ thuật có nhiều cải tiến, công trường thủ công tư bản chủ nghĩa tập trung, nên sản xuất được mở rộng.

+ Các cuộc phát kiến địa lý cũng tạo tiền đề biến đổi sâu sắc kinh tế - xã hội Tây Âu.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Bản chất của phong trào Văn hoá Phục hưng là

  1. Cuộc cách mạng về xã hội để xác lập sự thống trị của giai cấp tư sản.
  2. Cuộc đấu tranh kinh tế của quần chúng nhân dân với giai cấp tư sản.
  3. Cuộc đấu tranh giữa hệ tư tưởng phong kiến và quyền lực của Giáo hội.
  4. Cuộc cách mạng tư tưởng của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến.

Câu 2: Văn hoá Phục hưng (thế kỉ XIV - XVII) có nghĩa là khôi phục lại:

  1. toàn bộ nền văn hoá cổ đại, sáng tạo nền văn hoá mới của giai cấp tư sản.
  2. văn hoá Hy Lạp - La Mã và sáng tạo nền văn hoá mới của giai cấp tư sản.
  3. nền văn hoá phong kiến và sáng tạo nền văn hoá mới của giai cấp tư sản.
  4. đặc trưng văn hoá châu Âu, sáng tạo nền văn hoá mới của giai cấp tư sản.

Câu 3: Nội dung nào sau đây là đúng?

  1. Đến đầu thế kỉ XVI, nhiều hình thức tổ chức sản xuất mới xuất hiện ở Tây Âu, ngoại trừ phường hội
  2. Đến đầu thế kỉ XVI, nhiều hình thức tổ chức sản xuất mới xuất hiện ở Tây Âu, ngoại trừ công trường thủ công
  3. Đến đầu thế kỉ XVI, nhiều hình thức tổ chức sản xuất mới xuất hiện ở Tây Âu, ngoại trừ công ti thương mại
  4. Đến đầu thế kỉ XVI, nhiều hình thức tổ chức sản xuất mới xuất hiện ở Tây Âu, ngoại trừ đồn điện, trang trại

Câu 4: Ai là tác giả của tác phẩm kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét?:

  1. Đan-tê A-li-ghê-ri.
  2. Uy-li-am Sếch-xpia
  3. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.
  4. Mi-quen-đơ Xéc-van-téc.
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Em hãy trình bày bối cảnh xã hội dẫn đến phong trào Văn hóa Phục hưng?

Câu 2: Em hãy nêu những điểm tiến bộ trong các thành tựu về triết học và tư tưởng của phong trào Văn hóa Phục hưng?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

B

A

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

+ Thời trung đại. Tây Âu chìm đắm trong đêm trường trung cổ với sự thống trị của thần quyền và vương quyền.

+ Tầng lớp tư sản ra đời đấu tranh chống lại tư tưởng bảo thủ của Giáo hội và giai cấp phong kiến đang cản trở sự phát triển của xã hội.

=> Như vậy, phong trào văn hóa Phục hưng bùng nổ là kết quả của sự vận động thay đổi về nhiều mặt trong xã hội Tây Âu.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

+ Các triết gia theo trường phái duy vật công kích triết học kinh viện, chủ nghĩa duy tâm, hướng tới tách triết học ra khỏi thần học. Người mở đầu cho trường phái này là Francis Baycon.

+ Chủ nghĩa nhân văn (Humanisme) là một tư tưởng cách mạng, đã lên án, đả kích giai cấp phong kiến, chống các quan điểm phản khoa học; đề cao tự do cá nhân và giá trị chân chính của con người; bày tỏ tinh thần dân tộc,…

1,5 điểm

1,5 điểm

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1:  Cơ sở tư tưởng chính thống của giai cấp phong kiến ở châu Âu thời trung đại là giáo lí:

  1. đạo Ki-tô.
  2. đạo Phật.
  3. đạo Hồi.
  4. đạo Nho.

Câu 2: Trong phong trào Văn hoá Phục hưng, giai cấp tư sản chủ trương:

  1. khôi phục tinh hoa văn hoá phương Tây và xây dựng nền văn hoá mới.
  2. khôi phục tinh hoa văn hoá Hy Lạp, La Mã, xây dựng nền văn hoá mới.
  3. phục hưng nền văn hoá phong kiến, xây dựng nền văn hoá mới.
  4. phục hưng văn hoá phương Đông, xây dựng nền văn hoá mới.

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử dẫn tới sự xuất hiện của phong trào Văn hóa Phục hưng ở Tây Âu?

  1. Sự xuất hiện và ảnh hưởng của trào lưu Triết học Ánh sáng.
  2. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở Tây Âu.
  3. Tư tưởng bảo thủ của Giáo hội cản trở xã hội phát triển.
  4. Sự tồn tại và thống trị của chế độ quân chủ chuyên chế.

Câu 4: Đôn Ki-hô-tê là tác phẩm văn học nổi tiếng của tác giả nào?:

  1. Ra-bơ-le.
  2. Xéc-van-téc.
  3. Bô-ca-xi-ô.
  4. Pê-trác-ca.
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Phong trào Văn hóa Phục hưng ra đời sớm nhất ở đâu? Vì sao?

Câu 2: Em hãy trình bày những thành tựu tiêu biểu trong lĩnh vực thiên văn học của phong trào Văn hóa Phục hưng?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

B

A

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Phong trào Văn hóa Phục hưng ra đời sớm nhất ở I-ta-li-a, vì:

– Từ thế kỉ XIV, I-ta-li-a có nền kinh tế hàng hóa phát triển, có đời sống đô thị phồn thịnh với những thành thị tự do, quan hệ tư bản chủ nghĩa chiếm địa vị thống trị, phát triển như những quốc gia riêng biệt

– I-ta-li-a là quê hương của La Mã, nơi đã sản sinh ra nền văn hóa xãn lạn và để lại những giá trị văn hóa lớn trong lịch sử loài người.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

- Thiên văn học:

+ Thiên văn học có nhiều thành tựu quan trọng, đặt nền móng cho thiên văn học hiện đại.

+ Thành tựu tiêu biểu là: N. Cô-péc-ních với thuyết Nhật tâm; G. Ga-li-lê với thành tựu cải tiến kính thiên văn, cải tiến la bàn, nghiên cứu về chuyển động học,…

1,5 điểm

1,5 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay