Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 chân trời Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực và ngành nghề hiện đại

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 chân trời sáng tạo Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực và ngành nghề hiện đại. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 4:  SỬ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC, NGÀNH NGHỀ HIỆN ĐẠI

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các ngành công nghiệp văn hóa có vai trò như thế nào đối với Sử học?

  1. Tri thức, giá trị về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người được quảng bá.
  2. Giá trị và truyền thống lịch sử-văn hóa được củng cố, truyền lại cho thế hệ sau.
  3. Đóng góp một phần kinh phí để đầu tư cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị của các công trình lịch sử- văn hóa.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Vai trò của sử học trong sự phát triển công nghiệp văn hoá là gì?:

  1. Cung cấp tri thức, ý tưởng, cảm hứng sáng tạo cho công nghiệp văn hoá
  2. Cung cấp nguồn nhân lực cho công nghiệp văn hoá.
  3. Cung cấp nguồn tài chính cho công nghiệp văn hoá
  4. Cung cấp nguồn đề tài cho công nghiệp văn hoá.

Câu 3: Công nghiệp văn hóa là lĩnh vực gì?:

  1.  Sản xuất và phân phối hàng hóa dựa trên sự khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể 
  2. Khai thác, quảng cáo những sản phẩm lịch sử văn hóa. 
  3. Quảng cáo, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể thông qua công nghệ.
  4. Cả ba phương án trên đều đúng. 

Câu 4: Nhiệm vụ nào sau đây là nhiệm vụ thường xuyên và và quan trọng hàng đầu trong công tác quản lí di sản của mỗi quốc gia?:

  1. Bảo quản, tu bổ
  2. Bảo vệ, bảo quản
  3. Tu bổ, phục hồi
  4. Bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi

Câu 5:  Di sản văn hoá là những sản phẩm tinh thần, vật chất, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có giá trị

  1. lịch sử, văn hoá, khoa học.
  2. khoa học, kinh tế, chính trị.
  3. kinh tế, giáo dục, văn hoá.
  4. khoa học, kinh tế, văn hoá.

Câu 6:  Tại sao nghiên cứu lịch sử phải kết hợp kiến thức và phương pháp liên ngành?

  1. Giúp cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử một cách toàn diện, sâu sắc, hiệu quả và khoa học về từng lĩnh vực của đời sống xã hội.
  2. Nhà sử học mới có thể hiểu đúng và ngày càng đầy đủ hơn về quá khứ của loài người.
  3. Sử học là ngành khoa học nghiên cứu về toàn bộ đời sống của loài người trong quá khứ, trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học, giáo dục,...
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 7: Hoạt động bảo tồn di sản đảm bảo những đặc điểm gì?

  1. Đảm bảo tính nguyên trạng, “yếu tố gốc cấu thành di tích”, tính xác thực, tính toàn vẹn, giá trị nổi bật.
  2. Đảm bảo tính nguyên trạng, giá trị nổi bật mà di tích lịch sử văn hóa vốn có.
  3. Hiện vật, di tích cần được làm mới, tu bổ để hiện vật không bị mai một, xuống cấp.
  4. đảm bảo di tích hiện vật còn nguyên vẹn, chưa được tu bổ.

Câu 8: Phương án nào là vai trò của Sử học đối với lĩnh vực Kiến trúc?

  1. Cung cấp ý tưởng sáng tạo, nguồn đề tài, dữ liệu,... cho sự ra đời và thành công của một số tác phẩm kiến trúc.
  2. Cung cấp cơ sở khoa học, ý tưởng sáng tạo,... cho các phần mềm và các trò chơi giải trí.
  3. Cung cấp ý tưởng sáng tạo, lịch sử, văn hoá, nguồn đề tài, dữ liệu,... cho sự ra đời và thành công của ngành nghề thủ công mỹ nghệ
  4. Cung cấp ý tưởng sáng tạo, lịch sử, văn hoá, nguồn đề tài, dữ liệu cho sự phát triển của du lịch, văn hoá

Câu 9: Tỉnh nào dẫn đầu cả nước về phát triển du lịch?

  1. Quảng Ninh
  2. Hà Nội
  3. Hồ Chí Minh
  4. Đà Nẵng

Câu 10: Đâu là di sản văn hóa thiên nhiên?

  1. Phố cổ Hội An
  2. Vinh Hạ Long
  3. Thành nhà Hồ
  4. Thánh địa Mỹ Sơn

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

A

A

D

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

A

C

A

B

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Điểm khác của công nghiệp văn hoá so với các ngành công nghiệp khác là gì?:

  1. Sản phẩm tạo ra có tính hàng hoá, có giá trị kinh tế vượt trội.
  2. Đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
  3. Các sản phẩm được tạo ra trên cơ sở khai thác và phát huy giá trị của di sản văn hoá.
  4. Có sự đóng góp quan trọng của máy móc và công nghệ hiện đại.

Câu 2: Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá là hoạt động:

  1. tìm kiếm, lưu giữ và bảo vệ các giá trị di sản.
  2. phát triển và lan toả các giá trị di sản.
  3. lưu giữ, bảo vệ và lan tỏa các giá trị của di sản.
  4. quy hoạch, lưu giữ và bảo vệ các di sản.

Câu 3: Vai trò của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là

  1. Góp phần quan trọng nhất vào việc hạn chế cũng như khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và của con người.
  2. Di sản được tái tạo, giữ gìn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  3. Góp phần phát triển đa dạng sinh học, làm tăng giá trị của khoa học di sản.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 4: Nhiệm vụ nào sau đây là nhiệm vụ thường xuyên và và quan trọng hàng đầu trong công tác quản lí di sản của mỗi quốc gia?

  1. Bảo quản, tu bổ
  2. Bảo vệ, bảo quản
  3. Tu bổ, phục hồi
  4. Bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi.

Câu 5: Sử học có vai trò với ngành công nghiệp văn hóa như thế nào?:

  1. Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng sáng tạo cho các ngành công nghiệp văn hóa.
  2. Sử học giúp phục dựng lại di sản văn hóa.
  3. Sử học cung cấp những tư liệu khảo cổ học để phục dựng các công trình kiến trúc.
  4.  Sử học cung cấp những thành tựu nghiên cứu về lịch sử- văn hóa cho ngành công nghiệp văn hóa.

Câu 6:  Tại sao nghiên cứu lịch sử phải kết hợp kiến thức và phương pháp liên ngành?

  1. Giúp cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử một cách toàn diện, sâu sắc, hiệu quả và khoa học về từng lĩnh vực của đời sống xã hội.
  2. Nhà sử học mới có thể hiểu đúng và ngày càng đầy đủ hơn về quá khứ của loài người.
  3. Sử học là ngành khoa học nghiên cứu về toàn bộ đời sống của loài người trong quá khứ, trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học, giáo dục,...
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 7: Phát biểu nào không đúng sau đây?

  1. Vai trò của Sử học đối với các ngành công nghiệp văn hóa là cung cấp những thông tin liên quan đến ngành.
  2. Vai trò của sử học là nghiên cứu , đề xuất chiến lược phát triển bền vững.
  3. Tác động của ngành công nghiệp Văn hóa đối với sử học là thúc đẩy kinh tế phát triển.
  4. Tác động của ngành công nghiệp Văn hóa đối với sử học là góp phần giao lưu và phát huy các giá trị lịch sử.

Câu 8: Hoạt động bảo tồn di sản đảm bảo những đặc điểm gì?

  1. Đảm bảo tính nguyên trạng, “yếu tố gốc cấu thành di tích”, tính xác thực, tính toàn vẹn, giá trị nổi bật.
  2. Đảm bảo tính nguyên trạng, giá trị nổi bật mà di tích lịch sử văn hóa vốn có.
  3. Hiện vật, di tích cần được làm mới, tu bổ để hiện vật không bị mai một, xuống cấp.
  4. đảm bảo di tích hiện vật còn nguyên vẹn, chưa được tu bổ.

Câu 9: Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng không nhằm mục đích nào dưới đây?

  1. Phát huy giá trị di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã hội.
  2. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
  3. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.
  4. Góp phần biến đổi những giá trị văn hoá xưa, làm cơ sở phát triển văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.

Câu 10: Khai thác thông tin về Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới Tràng An cho thấyĐể xác định giá trị của danh thắng này, các nhà khoa học đã dựa vào phương pháp, kết quả nghiên cứu của những ngành nào?

  1. Địa chất học, Cổ sinh học, sử học, Khảo cổ học,...
  2. Văn học, Triết học, Tâm lí học.
  3. Toán học, Hoá học, Vật lí.
  4. Khảo cổ học, Toán học, Hoá học.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

C

D

D

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

C

A

D

A

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1: Hãy phân tích vai trò của Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

Câu 2: Giả sử có một công trình thuộc di sản văn hóa đã xuống cấp nghiêm trọng, cần được bảo tồn. Có hai quan điểm:

- Xây công trình tương tự với kiến trúc quy mô và hiện đại hơn trên nền di tích cũ.

- Bảo tồn nguyên trạng di tích.

Nếu được giao nhiệm vụ tư vấn để bảo tồn di tích đó, ý kiến của em thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Giá trị của một di sản thường được thể hiện ở nhiều khía cạnh: lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mĩ thuật, … Vì vậy, việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu của Sử học với tư cách là một khoa học có tính liên ngành đóng vai trò quan trọng.

Kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh đời sống hiện tại.

3 điểm

3 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Nếu được giao nhiệm vụ thì em sẽ bảo tồn nguyên trạng di tích để giữ gìn sự ban đầu trùng tu nhưng không phá đi những sự vốn có của nó.

=> Thể hiện tôn trọng di sản cũng như những người đi trước đã tạo ra nó.

2 điểm

2 điểm

ĐỀ 2

Câu 1: Hãy cho biết chất liệu lịch sử-văn hóa có vai trò như thế nào trong các lĩnh vực cụ thể?

Câu 2: Theo em, có thể và nên làm gì để bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của di sản văn hóa?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Chất liệu lịch sử và văn hóa đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, trong lịch sử, việc hiểu biết sâu rộng về các giá trị lịch sử và văn hóa là rất quan trọng để nghiên cứu và diễn giải các sự kiện và hành vi.

- Trên lĩnh vực như nhân học, giá trị văn hóa và thực hành đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu biết về các xã hội khác nhau.

- Trong tâm lý học, giá trị văn hóa ảnh hưởng đến hành vi và quyết định của con người. Trong marketing, các giá trị văn hóa được sử dụng để hiểu sở thích của người tiêu dùng và điều chỉnh chiến lược tiếp thị phù hợp.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Theo em, để bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của di sản ta có thể:

- Một là, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Hai là, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về di sản.

- Ba là, phát huy vai trò của cộng đồng.

- Bốn là, tận dụng vai trò của các nhà khoa học, chuyên gia, phản biện xã hội trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Vai trò của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là

  1. Góp phần quan trọng nhất vào việc hạn chế cũng như khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và của con người.
  2. Di sản được tái tạo, giữ gìn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  3. Góp phần phát triển đa dạng sinh học, làm tăng giá trị của khoa học di sản.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 2:  Di sản văn hoá là những sản phẩm tinh thần, vật chất, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có giá trị

  1. lịch sử, văn hoá, khoa học.
  2. khoa học, kinh tế, chính trị.
  3. kinh tế, giáo dục, văn hoá.
  4. khoa học, kinh tế, văn hoá.

Câu 3: Phát biểu nào không đúng sau đây?

  1. Vai trò của Sử học đối với các ngành công nghiệp văn hóa là cung cấp những thông tin liên quan đến ngành.
  2. Vai trò của sử học là nghirn cứu , đề xuất chiến lược phát triển bền vững.
  3. Tác động của ngành công nghiệp Văn hóa đối với sử học là thúc đẩy kinh tế phát triển.
  4. Tác động của ngành công nghiệp Văn hóa đối với sử học là góp phần giao lưu và phát huy các giá trị lịch sử.

Câu 4: Đâu là di sản văn hóa thiên nhiên?

  1. Phố cổ Hội An
  2. Vinh Hạ Long
  3. Thành nhà Hồ
  4. Thánh địa Mỹ Sơn
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy cho biết công nghệ văn hóa bao gồm những ngành nào?

Câu 2: Sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa có vai trò thế nào trong việc quảng bá tri thức và bảo tồn truyền thống lịch sử, giá trị văn hóa dân tộc của nhân loại?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

A

C

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Công nghiệp hóa bao gồm: quảng cáo, kiến trúc, phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mĩ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; truyền hình và phát thanh; du lịch văn hóa.  

Tất cả các ngành nghề đề cần sử dụng những chất liệu của lịch sử-văn hóa trong quá trình phát triển.

2 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Khu công nghiệp văn hóa phát triển đồng nghĩa với việc các thành tựu của Sử học, những tri thức, giá trị về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam được quảng bá, lan tỏa rộng rãi dưới nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn.

Mặt khác, sự phát triển của công nghiệp văn hóa đã đóng góp một nguồn lực vật chất đáng kể để tái đầu tư cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị của các công trình lịch sử-văn hóa.

1,5 điểm

1,5 điểm

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hoạt động bảo tồn di sản phải đảm bảo những đặc điểm gì?:

  1.  Đảm bảo tính nguyên trạng, “yếu tố gốc cấu thành di tích”, “tính xác thực, “tính toàn vẹn”, “giá trị nổi bật” 
  2. Đảm bảo tính nguyên trạng, “giá trị nổi bật”, mà di tích lịch sử -văn hóa vốn có. 
  3. Hiện vật, di tích cần được làm mới, tu bổ để hiện vật không bị mai một, xuống cấp.
  4. Đảm bảo di tích hiện vật còn nguyên vẹn, chưa được tu bổ. 

Câu 2: Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá không phải là hoạt động

  1. tiến hành xây mới các di tích, hiện đại hoá di tích.
  2. đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc.
  3. đem lại hiệu quả thiết thực phát triển kinh tế, xã hội.
  4. hình thành ý thức trách nhiệm với cộng đồng xã hội và thế hệ mai sau.

Câu 3: Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể có đóng góp gì?:

  1. Giữ hiện vật nguyên vẹn và làm tăng giá trị của hiện vật.
  2. Tái hiện lại những di sản lịch sử văn hóa 
  3. Hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người. 
  4. Tu bổ, phục dựng những di sản văn hóa bị xuống cấp. 

Câu 4: Khai thác thông tin về Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới Tràng An cho thấy Để xác định giá trị của danh thắng này, các nhà khoa học đã dựa vào phương pháp, kết quả nghiên cứu của những ngành nào?

  1. Địa chất học, Cổ sinh học, sử học, Khảo cổ học,...
  2. Văn học, Triết học, Tâm lí học.
  3. Toán học, Hoá học, Vật lí.
  4. Khảo cổ học, Toán học, Hoá học.
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy phân tích vai trò của Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

Câu 2: Hãy cho biết công nghệ văn hóa bao gồm những ngành nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

A

C

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Giá trị của một di sản thường được thể hiện ở nhiều khía cạnh: lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mĩ thuật, ... Vì vậy, việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu của Sử học với tư cách là một khoa học có tính liên ngành đóng vai trò quan trọng.

Kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh đời sống hiện tại.

1,5 điểm

1,5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Công nghiệp hóa bao gồm: quảng cáo, kiến trúc, phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mĩ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; truyền hình và phát thanh; du lịch văn hóa.  

Tất cả các ngành nghề đề cần sử dụng những chất liệu của lịch sử-văn hóa trong quá trình phát triển.

2 điểm

1 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay