Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 chân trời Bài 18: Văn minh Đại Việt

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 chân trời sáng tạo Bài 18: Văn minh Đại Việt. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 18:  VĂN MINH ĐẠI VIỆT

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Thiết chế chính trị thời Lý – Trần có đặc trưng nào sau đây?

  1. Tập quyền thân dân.
  2. Quan liêu.
  3. Chuyên chế.
  4. Phân quyền.

Câu 2: Thiết chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền ở Việt Nam đạt đến đỉnh cao vào thời nào sau đây?

  1. Thời Đinh – Tiền Lê,
  2. Thời Lý.
  3. Thời Trần.
  4. Thời Lê sơ.

Câu 3: Cư dân Đại Việt không đạt được những thành tựu nào sau đây trong nông nghiệp?

  1. Cải tiến kĩ thuật thâm canh lúa nước.
  2. Mở rộng diện tích canh tác.
  3. Du nhập và cải tạo các giống cây từ bên ngoài.
  4. Chiếm 30% thị phần xuất khẩu gạo ở khu vực.

Câu 4: Để khuyến khích nghề nông phát hiện nghi lễ nào sau đây?

  1. Lễ Tịch điền.
  2. Lễ cúng cơm mới.
  3. Lễ cầu mùa.
  4. Lễ đâm trâu.

Câu 5: Văn minh Đại Việt là những sáng tạo vật chất và tinh thần của cộng đồng dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam thời kì nào sau đây?

  1. Thời kì Bắc thuộc
  2. Thời kì phong kiến độc lập (từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX).
  3. Từ đầu Công nguyên đến giữa thế kỉ XIX.
  4. Từ khi nhà nước đầu tiên xuất hiện đến giữa thế kỉ XIX.

Câu 6: Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Làng Sinh (Thừa Thiên Huế) là những làng nghề nổi tiếng trong lĩnh vực nào?

  1. Đúc đồng.
  2. Điêu khắc gỗ.
  3. Gốm sứ.
  4. Tranh dân gian.

Câu 7: Chữ Quốc ngữ ra đời xuất phát từ nhu cầu nào sau đây?

  1. Truyền đạo.
  2. Giáo dục.
  3. Sáng tác văn học.
  4. Sử dụng trong cung đình.

Câu 8: “Đại Việt sử ký toàn thư, Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí” là những công trình thuộc thời nào?

  1. Thời Lý
  2. Thời Trần
  3. Thời Lê sơ
  4. Thời Nguyễn

Câu 9: Câu nào sau đây là đúng?

  1. Thiết chế chính trị được các triều đại phong kiến Đại Việt xây dựng trên cơ sở tiếp thu mô hình chính trị của Trung Quốc và Ấn Độ.
  2. Văn minh Đại Việt phát triển dựa trên nền nông nghiệp lúa nước và văn hoá xóm làng.
  3. Một trong những điểm nổi bật của văn minh Đại Việt là có nhiều phát minh khoa học, kĩ thuật có ảnh hưởng thế giới.
  4. Trong kỉ nguyên Đại Việt, kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đều được coi trọng, đề cao.

Câu 10: Sự ra đời của văn học chữ Nôm là một biểu hiện của:

  1. Sự sáng tạo, tiếp biến văn hoá của người Việt Nam.
  2. Ảnh hưởng của quá trình truyền bá đạo Công giáo đến Việt Nam.
  3. Sự phát triển của văn minh Đại Việt thời Lý – Trần.
  4. Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đến Việt Nam trên phương diện ngôn ngữ.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

D

D

A

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

A

C

B

A

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Thiết chế chính trị thời Lý – Trần có đặc trưng nào sau đây?

  1. Tập quyền thân dân.
  2. Quan liêu.
  3. Chuyên chế.
  4. Phân quyền.

Câu 2: Để khuyến khích nghề nông phát hiện nghi lễ nào sau đây?

  1. Lễ Tịch điền.
  2. Lễ cúng cơm mới.
  3. Lễ cầu mùa.
  4. Lễ đâm trâu.

Câu 3: Văn minh Đại Việt là những sáng tạo vật chất và tinh thần của cộng đồng dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam thời kì nào sau đây?

  1. Thời kì Bắc thuộc
  2. Thời kì phong kiến độc lập (từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX).
  3. Từ đầu Công nguyên đến giữa thế kỉ XIX.
  4. Từ khi nhà nước đầu tiên xuất hiện đến giữa thế kỉ XIX.

Câu 4: Đặc trưng nổi bật của văn minh Đại Việt thời Mạc là:

  1. Kinh tế hướng ngoại.
  2. Kinh tế hướng nội.
  3. Độc tôn Nho giáo.
  4. Tính thống nhất.

Câu 5: Văn minh Đại Việt thời Nguyễn có đặc điểm nổi bật nào sau đây?

  1. Tính đa dạng.
  2. Tính thống nhất.
  3. Tính bản địa.
  4. Tính vùng miền.

Câu 6: Chữ Quốc ngữ ra đời xuất phát từ nhu cầu nào sau đây?

  1. Truyền đạo.
  2. Giáo dục.
  3. Sáng tác văn học.
  4. Sử dụng trong cung đình.

Câu 7: Cục Bách tác là tên gọi của:

  1. Các xưởng thủ công của Nhà nước.
  2. Cơ quan quản lí việc đắp đê.
  3. Các đồn điền sản xuất nông nghiệp.
  4. Cơ quan biên soạn lịch sử.

Câu 8: Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam không có loại hình nào sau đây?

  1. Múa rối.
  2. Ca trú.
  3. Kịch nói.
  4. Chèo.

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập của nhân dân Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX là một cơ sở để văn minh Đại Việt phát triển.
  2. Văn minh sông Hồng, văn minh Chăm-pa và văn minh Phù Nam là cội nguồn của văn minh Đại Việt.
  3. Đặc trưng của văn minh Đại Việt thời nhà Nguyễn là tính thống nhất.
  4. Văn minh Đại Việt thời Lê sơ đạt được những thành tựu rực rỡ trên cơ sở “tam giáo đồng nguyên".

Câu 10: Thương nghiệp Việt Nam thời kì Đại Việt phát triển do nguyên nhân chủ quan nào sau đây?

  1. Các chính sách trọng thương của nhà nước phong kiến.
  2. Hoạt động tích cực của thương nhân nước ngoài.
  3. Sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp.
  4. Sức ép từ các nước lớn buộc triều đình Đại Việt phải mở cửa.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

A

B

A

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

A

C

D

C

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1: Trình bày những thành tựu tiêu biểu về giáo dục của văn minh Đại Việt.

Câu 2: Hãy chứng minh, văn minh Đại Việt đã tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh Trung Hoa về thể chế chính trị.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Những thành tựu về giáo dục:

- Hệ thống giáo dục được mở rộng, chủ yếu nhằm đào tạo đội ngũ quan lại cho bộ máy chính quyền.

- Từ thời Trần thành lập Quốc học viện cho con em quan lại học tập.

- Có lớp học tư nhân ở các làng xã. Từ thời Lê sơ, con em bình dân cũng được đi học, đi thi, hệ thống trường học mở rộng trên cả nước.

– Thi cử được tổ chức chính quy và trải qua 3 vòng thi (Hương, Hội, Dinh) và có hình thức vinh danh.

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

Câu 2

(4 điểm)

* Về thể chế chính trị

- Tổ chức bộ máy chính quyền đứng đầu là vua, dưới vua có các tể tướng, tướng quân.

- Thể chế quân chủ của Đại Việt có những nét tiếp thu theo cách của Trung Hoa.

2 điểm

2 điểm

ĐỀ 2

Câu 1: Em hãy phân tích ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam.

Câu 2: Hãy chứng minh, văn minh Đại Việt đã tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh Trung Hoa về chữ viết.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

+ Khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo bền bỉ của nhân dân Đại Việt.

+ Những thành tựu đạt đã chứng minh sự phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá trong các thời kì lịch sử; góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh dân tộc, giúp Đại Việt giành thắng lợi trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

+ Thành tựu của văn minh Đại Việt đạt được trong gần mười thế kỉ là nền tảng để Việt Nam đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1,5 điểm

3 điểm

1,5 điểm

Câu 2

(4 điểm)

* Về chữ viết:

- Chữ Hán của Trung Hoa du nhập vào nước ta thời Bắc thuộc, được dân tộc ta làm cơ sở để sáng tạo ra chữ Nôm.

- Chữ Hán còn chi phối lớn trong hệ thống văn học nghệ thuật và đời sống văn hoá Đại Việt.

2 điểm

2 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Thiết chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền ở Việt Nam đạt đến đỉnh cao vào thời nào sau đây?

  1. Thời Đinh – Tiền Lê,
  2. Thời Lý.
  3. Thời Trần.
  4. Thời Lê sơ.

Câu 2: Văn minh Đại Việt thời Nguyễn có đặc điểm nổi bật nào sau đây?

  1. Tính đa dạng.
  2. Tính thống nhất.
  3. Tính bản địa.
  4. Tính vùng miền.

Câu 3: Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Làng Sinh (Thừa Thiên Huế) là những làng nghề nổi tiếng trong lĩnh vực nào?

  1. Đúc đồng.
  2. Điêu khắc gỗ.
  3. Gốm sứ.
  4. Tranh dân gian.

Câu 4: Các bia đá được dựng ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) thể hiện chính sách nào của Vương triều Lê sơ?

  1. Đề cao giáo dục, khoa cử.
  2. Coi trọng nghề thủ công chạm khắc.
  3. Phát triển các loại hình văn hoá dân gian.
  4. Quan tâm đến biên soạn lịch sử.
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Văn minh Đại Việt tồn tại và phát triển trong thời gian nào?

Câu 2: Hãy chứng minh, văn minh Đại Việt đã tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh Trung Hoa về giáo dục - khoa cử.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

B

D

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Văn minh Đại Việt tồn tại và phát triển trong thời gian từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.

Văn minh Đại Việt tồn tại và phát triển gắn liền với chính quyền họ Khúc, Dương và các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng, Tây Sơn, Nguyễn.

1 điểm

2 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Về giáo dục, khoa cử:

- Chế độ khoa cử được tổ chức một cách quy củ. Chẳng hạn, thời nhà Trần có tất cả 14 khoa thị lấy đỏ 282 người đại khoa, có học vị Thái học sinh.

- Tầng lớp Nhỏ sĩ ngày một phát triển, trong đó có những gương mặt nổi bật đều là những nhân tài của đất nước như Le Van Hưu, Đoàn Như Hải, Nguyễn Trung Ngạn, Chu Văn An,...

1,5 điểm

1,5 điểm

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Thiết chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền ở Việt Nam đạt đến đỉnh cao vào thời nào sau đây?

  1. Thời Đinh – Tiền Lê,
  2. Thời Lý.
  3. Thời Trần.
  4. Thời Lê sơ.

Câu 2: Đặc trưng nổi bật của văn minh Đại Việt thời Mạc là:

  1. Kinh tế hướng ngoại.
  2. Kinh tế hướng nội.
  3. Độc tôn Nho giáo.
  4. Tính thống nhất.

Câu 3: Làng nghề gốm Chu Đậu ở:

  1. Hải Dương
  2. Bắc Giang
  3. Nam Định
  4. Hà Nội

Câu 4: Các bia đá được dựng ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) thể hiện chính sách nào của Vương triều Lê sơ?

  1. Đề cao giáo dục, khoa cử.
  2. Coi trọng nghề thủ công chạm khắc.
  3. Phát triển các loại hình văn hoá dân gian.
  4. Quan tâm đến biên soạn lịch sử.
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy trình bày những thành tựu tiêu biểu về nông nghiệp của nền văn minh Đại Việt.

Câu 2: Hãy chứng minh, văn minh Đại Việt đã tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh Trung Hoa về tư tưởng.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

A

A

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Thời văn minh Đại Việt, nhà nước thực hiện nhiều chính sách quan tâm phát triển nông nghiệp như đáp để, tổ chức khai hoang, thực hiện chế độ “quan điển, chính sách “ngụ binh ư nông”, miền giảm thuế, nghiêm cấm giết trâu, bò, cay Tịch điển,...

- Trong triều đình có nhiều chức quan quản lý, giám sát như Hà để sử, Khuyến nông sử, ...

2 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

* Về tư tưởng Nho giáo:

- Nho giáo ra đời ở Trung Hoa, do Khổng Tử sáng lập.

- Đến thời nhà Lê sơ, Nho giáo trở thành tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị xây dựng Văn Miếu.

- Đại Việt tiếp thu chế độ giáo dục, khoa cử của Trung Hoa như: giáo dục theo tư tưởng Nho giáo.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay