Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 4: Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền tây

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 4: Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền tây. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –

CHỢ NỔI – NÉT VĂN HOÁ SÔNG NƯỚC MIỀN TÂY

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Bài đọc này là thuộc thể loại gì?

         A. Văn bản thông tin

         B. Phóng sự

         C. Kí sự

         D. Truyện ngắn

Câu 2: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Câu nào sau đây có chứa trích dẫn?

         A. Khi cần “bẹo” nhiều mặt hàng hơn, thì họ buộc thêm một cây sào ngang trên hai cây sào dựng đứng và treo buộc nhiều thức hàng trên cây sào ngang ấy.

         B. Riêng các cô gái bán đồ ăn thức uống thì thường “bẹo hàng” bằng lời rao: “Ai ăn chè đậu đen; nước dừa đường cát hôn…? Ai ăn bánh bò hôn…?

         C. Đó là những cách thu hút khách bằng mắt.

         D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Đâu không phải là một chợ nổi được đề cập trong bài đọc?

         A. Cái Răng (Cần Thơ)

         B. Trà Ôn (Vĩnh Long)

         C. Cái Bè (Tiền Giang)

         D. Hoàng Than (Long An)

Câu 4: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Yếu tố miêu tả trong bài đọc không được thể hiện qua câu nào sau đây?

         A. Miền Tây có nhiều chợ nổi.

         B. Người buôn bán trên chợ nổi nhóm họp bằng xuồng.

         C. Những chiếc xuồng con len lói khéo léo giữa hàng trăm ghe thuyền mà hiếm khi có va quệt xảy ra.

         D. Tuy là chợ họp trên sông, nhưng các chủng hàng, mặt hàng rất phong phú.

Câu 5: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Yếu tố biểu cảm được thể hiện qua câu nào trong bài đọc?

         A. Những tiếng rao mời mọc nơi chợ nổi, nghe sao mà lảnh lót, thiết tha!

         B. Đặc biệt là lối rao hàng bằng “cây bẹo”.

         C. Người bán hàng dùng một cây sào tre dài, cắm dựng đứng trên ghe xuồng, rồi treo cao các thứ hàng hoá – chủ yếu là trái cây…

         D. Từ đây, nông sản, thuỷ sản trong vùng sẽ theo các thương lái xuôi ngược, toả đi khắp Đồng bằng sông Cửu Long và khắp cả nước.

Câu 6: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Đâu không phải là một đề mục trong bài đọc?

         A. Những khu chợ sầm uất trên sông

         B. Sự quan tâm của chính quyền

         C. Những cách rao mời độc đáo

         D. Dư âm chợ nổi.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Trình bày giá trị nội dung của tác phẩm

Câu 2 (2 điểm): Trình bày giá trị nghệ thuật của tác phẩm

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
Đáp ánADDCCB

2. Tự luận

Câu hỏiNội dungBiểu điểm

Câu 1

(2  điểm)

 - Văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin về chợ nổi - một hình thức buôn bán độc đáo mới lạ thú vị của người miền Tây, đồng thời thể hiện vai trò quan trọng của chợ nổi trong việc lưu giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa miền Tây.2

Câu 2

(2  điểm)

 - Văn bản có sử dụng kết hợp phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh).  - Kết hợp giữa phương thức thuyết minh và miêu tả, tự sự.

 - Ngôn từ rõ ràng, mạch lạc. - Ngôn từ rõ ràng, mạch lạc.

2

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Các câu trích dẫn trong bài đọc có tác dụng gì?

         A. Cho người đọc một ví dụ rõ ràng về cách người bán mời chào.

         B. Cho người đọc cảm nhận được tinh thần nơi đây.

         C. Cho người đọc hiểu thêm về chợ nổi.

         D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Yếu tố địa danh trong bài đọc có tác dụng gì?

         A. Yếu tố địa danh không được đề cập đến.

         B. Cho người đọc hình dung được quang cảnh của các địa danh.

         C. Cho người đọc biết về một số chợ nổi nổi tiếng và vị trí của nó.

         D. Giúp người đọc mở rộng tầm mắt.

Câu 3: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Yếu tố miêu tả trong bài đọc có tác dụng gì?

         A. Giúp người đọc tiên đoán về khả năng phát triển trong tương lai của chợ nổi.

         B. Khiến người đọc háo hức đến chợ nổi thăm quan.

         C. Gợi cho người đọc về đặc điểm tính chất của chợ nổi và các hoạt động ở đó.

         D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Yếu tố biểu cảm trong bài đọc có tác dụng gì?

         A. Bộc lộ cách nhìn của người viết bài.

         B. Tạo sự hài hoà về yếu tố miêu tả và yếu tố biểu cảm trong bài đọc.

         C. Thể hiện cảm xúc của người viết bài, giúp người đọc có thêm hình dung về chợ nổi.

         D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Đề mục trong bài đọc có tác dụng gì?

         A. Nêu lên chủ đề của phần đó, giúp người đọc tiện theo dõi.

         B. Xác lập bố cục cho văn bản.

         C. Nêu lên sự đánh giá khách quan của người viết về các đặc điểm của chợ nổi.

         D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong bài đọc là gì?

         A. Biểu đồ sản lượng buôn bán ở chợ nổi.

         B. Hình ảnh chợ nổi.

         C. Số liệu về chợ nổi.

         D. Các câu văn.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Trong bài sử dụng những phương tiện phi ngôn ngữ nào? Em hãy trình bày và nêu tác dụng của chúng

Câu 2 (2 điểm): Cách “bẹo hàng” của người miền Tây giống và khác gì so với cách rao hàng rong của người miền Bắc?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
Đáp ánDBDDDB

2. Tự luận

Câu hỏiNội dungBiểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

 Phương tiện phi ngôn ngữ: Hình ảnh

 - Hình minh họa trong bài giữ vai trò quan trọng. Nó giúp cụ thể hóa lời thuyết minh trong văn bản. Từ đó, giúp văn bản trở nên hấp dẫn và thuyết phục hơn

2

Câu 2

(2 điểm)

* Giống nhau:

 + “Bẹo hàng” của người miền Tây và cách rao hàng rong của người miền Bắc đều là cách để bán hàng, nhằm thu hút khách tới mặt hàng mà mình bán  + Có dùng âm thanh để rao bán

* Khác nhau:

 + Người miền Tây dùng “cây bẹo” và âm thanh để rao bán hàng, “cây bẹo” thường di chuyển trên sông. Còn người miền Bắc dùng âm thanh là lời của người bán hàng để rao bán và xe (gánh) hàng được di chuyển liên tục đến từng con phố, từng xóm, làng.  + Trong cách dùng âm thanh rao hàng, người miền Tây không chỉ dùng lời rao mà còn dùng các loại kèn để thu hút khách.  Còn người miền Bắc thường chỉ dùng lời rao bán.

2

=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Đọc mở rộng theo thể loại - Chợ nổi - Nét văn hóa sông nước miền tây

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay