Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 5: Thị mầu lên chùa

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 5: Thị mầu lên chùa. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT

THỊ MẦU LÊN CHÙA

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trích truyện trong chèo được khai thác từ đâu?

  • A. Từ truyền thuyết.
  • B. Từ thần thoại
  • C. Từ ca dao, dân ca
  • D. Từ truyện cổ tích và truyện Nôm

Câu 2: Thị Kính mấy lần kêu oan với Sùng bà?

  • A. Hai
  • B. Ba
  • C. Bốn
  • D. Năm

Câu 3: Nghệ thuật chèo được hình thành từ thế kỷ bao nhiêu

  • A. I
  • B. II
  • C. IX
  • D. X

Câu 4: Dòng nào sau đây nhận định đúng nhất về chèo?

  • A. Chèo là loại kịch hát, múa dân gian.
  • B. Chèo kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu.
  • C. Chèo nảy sinh và được phổ biến rất rộng rãi ở Bắc Bộ
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 5: Giá trị nội dung của đoạn trích “Thị Mầu lên chùa” là?

  • A. Đoạn trích thể hiện thành công hình ảnh Thị Mầu với tính cách lẳng lơ, buông thả, cho thấy đặc trưng của nhân vật này qua lời nói, cử chỉ và hành động đối với tiểu Kính Tâm
  • B. Đoạn trích phần nào cho thấy niềm cảm thông, thương cảm với thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ và ngợi ca trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của họ
  • C. Cả A và B
  • D. Không có giá trị về mặt nội dung

Câu 6: Hành động của Thị Mầu: xông ra nắm tay chú tiểu và trêu ghẹo, cho thấy Thị Mầu là người như thế nào?

  • A. Ngoan hiền
  • B. Lễ phép
  • C. Lẳng lơ, không đoan chính
  • D. Dịu dàng

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nêu giá trị nội dung của văn bản ?

Câu 2 (2 điểm): Giá trị nghệ thuật của tác phẩm là gì ?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
Đáp ánDDDDCC

2. Tự luận

Câu hỏiNội dungBiểu điểm

Câu 1

(2  điểm)

 - Thể hiện cá tính riêng, dám vượt qua khuôn khổ vốn có của Nho Giáo để bày tỏ và thể hiện mình, Thị Mầu như đại diện cho bao nỗi khát vọng của người phụ nữ xưa  - Đồng thời khẳng định phẩm chất liêm chính của Tiểu Kính2

Câu 2

(2  điểm)

 - Ngôn ngữ, hành động, lời thoại thể hiện đặc sắc trong vở chèo  - Những câu hát tập trung thể hiện tính cách nhân vật2

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Giá trị nghệ thuật của đoạn trích là?

  • A. Ngôn từ mang những nét đặc trưng của sân khấu chèo
  • B. Nghệ thuật kịch đặc sắc, tình huống hấp dẫn
  • C. Từ ngữ dân gian giản dị, mộc mạc
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Đoạn trích “Thị Mầu lên chùa” được trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính, kể về việc?

  • A. Thị Mầu mang bầu
  • B. Thị Kính và Thị Mầu đi chơi
  • C. Thị Mầu lên chùa ve vãn tiểu Kính Tâm
  • D. Kính Tâm làm việc

Câu 3: Nhân vật chú tiểu được hình dung là người như thế nào?

  • A. Là một người không đàng hoàng
  • B. Là một người hay trêu hoa
  • C. Là một người đường hoàng, ngay thẳng
  • D. Là một người lươn lẹo

Câu 4: Sự ve vãn không có kết quả, Thị Mầu chuyển qua lời ca trong điệu hát không còn ngọt ngào với chú tiểu. Thể hiện rõ ý định gì của Thị Mầu?

  • A. Thể hiện sự tán tỉnh, lả lơi, không quan tâm đến việc vào lễ Phật, khát khao yêu đương của Thị Mầu.
  • B. Thể hiện rõ sự dịu dàng, lễ phép
  • C. Thể hiện được các đặc tính của Thị Mầu
  • D. Thể hiện được sự ngoan ngoãn

Câu 5: Lời kêu oan của Thị Kính với ai mới nhận được sự cảm thông, thấu hiểu?

  • A. Sùng bà
  • B. Chồng
  • C. Cha
  • D. Thiện Sĩ

Câu 6: Ý nào sau đây nhận định đúng nhất về nội dung của chèo?

  • A. Chú ý giới thiệu những mẫu mực về đạo đức hoặc tài năng để mọi người noi theo.
  • B. Cảm thông với số phận bi kịch của người lao động, người phụ nữ, đề cao phẩm chất và tài năng của họ.
  • C. Châm biếm, đả kích trực tiếp và mạnh mẽ những điều bất công, xấu xa trong xã hội phong kiến.
  • D. Tất cả đều đúng.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2điểm): Tình huống truyện có gì đặc sắc ?

Câu 2 (2điểm): Những hành động và ngôn ngữ của Thị Mầu được miêu tả như thế nào ?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
Đáp ánDCCACD

2. Tự luận

Câu hỏiNội dungBiểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

 - Tình huống truyện đặc sắc lôi cuốn hấp dẫn:  + Truyện được tạo ra với những tình huống đặc sắc, không gian hấp dẫn và gây cuốn hút.  + Những tình tiết trong truyện mang tính đột phá và gây tò mò cho người đọc.  + Cảm xúc được kích thích mạnh mẽ và kéo người đọc vào câu chuyện.2

Câu 2

(2 điểm)

 - Hành động của Thị Mầu: xông ra nắm tay chú tiểu  - Ngôn ngữ thể hiện Thị Mầu: của người lẳng lơ, thấy chú tiểu đẹp thì mê, mà mê thì ghẹo, mà ghẹo thì ghẹo tới nơi tới chốn. Thị mầu ghẹo tiểu được diễn tả bằng chính hai điệu hát “Cấm giá” và “Bình thảo”2

=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Văn bản 1- Thị màu lên chùa

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay