Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Văn bản 1- Thị màu lên chùa

Giáo án tiết: Văn bản 1- Thị màu lên chùa sách ngữ văn 10 chân trời. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của ngữ văn 10 chân trời. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Văn bản 1- Thị màu lên chùa

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

Ngày soạn: …/…/….

Ngày dạy: …/…/….

Bài 5. NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG (CHÈO/TUỒNG)

…………………………………………………..

Môn: Ngữ văn 10 - Lớp: …….

Số tiết:  9 tiết

 MỤC TIÊU CHUNG BÀI 5

- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản chèo hoặc tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền.

- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản. Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản; nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong văn bản chèo/ tuồng.

- Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản chèo/ tuồng đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm.

-  Nhận biết tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, sơ, biểu đồ, sơ đồ,...

- Viết được bản nội quy hoặc bản hướng dẫn ở nơi công cộng.

- Biết thảo luận vé một vấn đề có những ý kiến khác nhau; đưa ra được những căn cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó.

- Trân trọng và có ý thức phát huy các giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống.

 

THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU

TIẾT…: VĂN BẢN 1. THỊ MÀU LÊN CHÙA

_____Trích chèo Quan Âm Thị Kính____

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản chèo hoặc tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền.

- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản. Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản; nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong văn bản chèo/ tuồng.

- Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản chèo/ tuống đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, thẩm mĩ.

  1. Năng lực riêng biệt

- Năng lực phân tích và đánh giá được một số yếu tố về nội dung, đề tài, tích truyện, nhân vật, lời thoại, chủ đề….

- Năng lực cảm nhận, phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa thể hiện trong kịch bản chèo.

  1. Phẩm chất:

- Trân trọng văn hóa truyền thống dân tộc.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập, kết nối những bài học trước đó huy động tri thức nền và trải nghiệm của HS.
  3. Nội dung: Kiến thức, vốn sống của HS có liên quan bài học.
  4. Sản phẩm: Chia sẻ của HS cảm nhận về Thị Mầu.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi:

  1. Bạn đã bao giờ nghe nói đến thành ngữ "Oan Thị Kính" chưa? Bạn hiểu nghĩa của thành ngữ này như thế nào?
 
  

  1. Quan sát hình ảnh dưi đây trong vở chèo Quan Âm Thị Kính và dự đoán tính cách, thái độ hai nhân vật.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, nhớ lại kiến thức và trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp về những hiểu biết, cảm nhận của bản thân.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- GV bổ sung và giải thích thêm về hai câu hỏi:

  1. Thiện Sỹ là chồng của Thị Kính. Một lần đọc sách mệt, chàng ngủ thiếp đi từ lúc nào. Thấy trên cằm chàng có sợi râu mọc ngược, nghĩ là điềm gở. Nhân lúc chồng đang ngủ, Thị Kính dùng dao cắt sợi râu đó đi. Giật mình thức giấc, chẳng hiểu thực hư ra sao, chàng lu loa rằng vợ dùng dao định giết mình. Thế là nàng mang tội tầy đình, bị chồng ruồng bỏ, xã hội lên án. Nỗi oan này, nàng không sao giãi bày được. Oan ức, đau khổ quá, nàng cắt tóc giả trai đi tu. Những tưởng nhờ nơi cửa Phật để cõi lòng được bằng an, và được yên phận với những tháng ngày còn lại, nhưng nào có được như thế. Với vai chú tiểu, Thị Kính đã làm say lòng Thị Mầu lẳng lơ. Bao lần tán tỉnh, nhưng Thị Mầu không sao làm siêu lòng “chú tiểu”. Bỗng nhiên, Thị Mầu bụng mang dạ chửa, vu vạ cho “chú tiểu” ăn nằm với chị. Một lần nữa, Thị Kính mang tội, bị đuổi ra khỏi chùa. Suốt mấy năm ròng, Thị Kính bồng bế đứa con Thị Mầu đi xin từng giọt sữa và chịu bao tai tiếng nhục nhã. Cho đến khi nàng chết, sự thật mới sáng rõ. Dẫu rằng, nàng được về cõi Niết bàn, nhưng nỗi oan của nàng là một cái gì đó quá nặng nề với người đời.

à “Oan Thị Kính” là thành ngữ được dùng để so sánh với những nỗi oan khuất cùng cực mà không giãy bày được.

  1. Đưa ra lời dự đoán về tính cách nhân vật qua hình ảnh:

+ Thị Mầu: tính cách mưu mô, xảo quyệt; thái độ vui vẻ khi đạt được mục đích của mình.

       + Thị Kính: tính cách hiền lành, chấp nhận số phận; thái độ cam chịu.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong tiết học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu một trích đoạn nội tiếng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính, đó là Thị Mầu lên chùa.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn

  1. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Nghệ thuật truyền thống. Nắm được các khái niệm về một số yếu tố của thơ về từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp đối, chủ thể trữ tình.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài Nghệ thuật truyền thống (chèo/tuồng).
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Nghệ thuật truyền thống (chèo/tuồng).
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 1 HS đọc chủ đề của Bài học số 5  (Nghệ thuật truyền thống (chèo/tuồng)) trước lớp.

- GV đặt câu hỏi cho HS: Theo các em, nội dung của chủ đề Bài 5. Nghệ thuật truyền thống (chèo/tuồng) là gì?.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: Trong bài học này, các em sẽ được tìm hiểu thể loại văn bản thông tin tổng hợp qua chủ đề Nghệ thuật truyền thống (chèo/tuồng).

1. Giới thiệu bài học

- Chủ đề Nghệ thuật truyền thống (chèo/tuồng) bao gồm các văn bản chèo, tuồng.

- Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ đề:

Tên văn bản

Thể loại

Thị Mầu lên chùa

Chèo

Huyện Trìa xử án

Tuồng

Đàn ghi-ta phím lõm  trong dàn nhạc cải lương

 

Xã trưởng – mẹ Đốp

Chèo

Huyện trìa, Đề hầu, thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến

Tuồng

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD BÀI 1: TẠO LẬP THẾ GIỚI (THẦN THOẠI)

Giáo án ngữ văn 10 chân trời bài 1: Thần trụ trời (Thần thoại Việt Nam)
Giáo án ngữ văn 10 chân trời bài 1: Ôn tập

GIÁO ÁN WORD BÀI 2: SỐNG CÙNG KÍ ỨC CỦA CỘNG ĐỒNG (SỬ THI)

GIÁO ÁN WORD BÀI 3: GIAO CẢM VỚI THIÊN NHIÊN (THƠ)

Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Ôn tập bài 3 - Giao cảm với thiên nhiên

GIÁO ÁN WORD BÀI 4: NHỮNG DI SẢN VĂN HÓA (VĂN BẢN THÔNG TIN)

Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Ôn tập bài 4 - Những di sản văn hóa

GIÁO ÁN WORD BÀI 5: NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG (CHÈO/TUỒNG)

Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I

GIÁO ÁN WORD BÀI 6: NÂNG NIU KỈ NIỆM (THƠ)

Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Ôn tập bài 6 - Nâng niu kỉ niệm

GIÁO ÁN WORD BÀI 7: ANH HÙNG VÀ NGHỆ SĨ (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN- TÁC GIẢ NGUYỄN TRÃI)

GIÁO ÁN WORD BÀI 8: ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI (TRUYỆN)

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 1: TẠO LẬP THẾ GIỚI (THẦN THOẠI)

Giáo án điện tử ngữ văn 10 chân trời tiết: Văn bản 2 - Prô-mê-tê và loài người
Giáo án điện tử ngữ văn 10 chân trời tiết: Ôn tập bài 1- Tạo lập thế giới

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 2: SỐNG CÙNG KÍ ỨC CỦA CỘNG ĐỒNG (SỬ THI)

Giáo án điện tử ngữ văn 10 chân trời tiết: Ôn tập bài 3

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 4: NHỮNG DI SẢN VĂN HÓA (VĂN BẢN THÔNG TIN)

Giáo án điện tử ngữ văn 10 chân trời tiết: Ôn tập bài 4

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 5: NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG (CHÈO/TUỒNG)

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 6: NÂNG NIU KỈ NIỆM (THƠ)

Giáo án điện tử ngữ văn 10 chân trời tiết: Ôn tập trang 28

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 7: ANH HÙNG VÀ NGHỆ SĨ (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN- TÁC GIẢ NGUYỄN TRÃI)

Giáo án điện tử ngữ văn 10 chân trời tiết: Ôn tập trang 58

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 8: ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI (TRUYỆN)

Chat hỗ trợ
Chat ngay