Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 9: Văn bản đất nước
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 9:Văn bản đất nước. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: ĐẤT NƯỚC
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.
Câu 1: Bài thơ “Đất nước” được đưa vào tập thơ nào dưới đây?
- A. Dòng sông trong xanh.
- B. Tia nắng.
- C. Người chiến sĩ.
- D. Bài thơ Hắc Hải.
Câu 2: Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây là gì?
“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
…
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về”
- A. Mùa thu đất nước trong hoài niệm của nhà thơ.
- B. Hình ảnh đất nước kháng chiến đau thương mà anh dũng, tình nghĩa.
- C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
- D. Cả hai đáp án trên đều sai.
Câu 3: Giá trị nội dung của bài thơ Đất nước là gì? Tích vào những đáp án đúng.
- A. Nhân dân ta làm ra đất nước.
- B. Đất nước được cảm nhận trong chiều dài của những năm tháng kháng chiến, chiến đấu và chiến thắng, trong không gian rộng lớn.
- C. Cảm xúc, suy tư: đất nước gần gũi, thiêng liêng, trang trọng, vĩ đại và anh hùng.
- D. B và C đều đúng.
Câu 4: Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ “Đất nước”?
- A. Nhịp điệu, hình ảnh thơ sáng tạo.
- B. Ngôn ngữ thơ lắng đọng, cô đúc.
- C. Sử dụng sáng tạo, phong phú các biện pháp tu từ.
- D. Các chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo.
Câu 5: Bức tranh mùa thu trong hoài niệm được tác giả tái hiện như thế nào?
- A. Bức tranh mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng của mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn.
- B. Cảnh sắc thu đẹp nhưng tĩnh lặng, vắng bóng người, vắng cả âm thanh. Cảnh vật bình dị, dân dã, khung cảnh ấy thường hiển hiện mỗi độ thu về trên những làng quê, đi vào tâm thức con người.
- C. Không gian thu tĩnh lặng như sự tĩnh lặng trong tâm hồn nhà thơ
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Hai câu thơ sau được hiểu như thế nào?
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều”
- A. Đất nước chìm trong máu và nước mắt.
- B. Đất nước bật lên nỗi căm hờn.
- C. Đất nước vùng lên giành lấy chiến thắng vinh quang, chói lọi.
- D. Tất cả các đáp án trên.
II. Tự luận
Câu 1. (2 điểm) Nhan đề Đất nước gợi cho em suy nghĩ gì?
Câu 2. (2 điểm) Mùa thu Hà Nội trong quá khứ hiện lên như thế nào trong 7 dòng đầu của bài thơ?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | C | A | D | D | A | A |
2. Tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | Nhan đề của bài phần nào thể hiện cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Nó là lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nghĩ về đất nước theo chiều dài lịch sử, tầm cao của giống nòi, quyết chiến đấu và hi sinh để bảo vệ và xây dựng đất nước | 2,0 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của tác giả là một bức tranh chân thực khi mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội, những nét đẹp mà chỉ khi người người ta ở lâu ở một vùng đất nào đó, người ta mới cảm nhận được nó. Mùa thu Hà Nội đẹp như vậy nhưng lại man mác buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội. | 1,0 điểm 1,0 điểm |
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Bỗng đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ, rồi đến chuông cầu nguyện buổi trưa. Cùng lúc đó, tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ… Thầy Ha-men đứng dậy trên bục, người tái nhợt. Chưa bao giờ tôi cảm thấy lớn lao đến thế. - Các bạn, - thầy nói - hỡi các bạn, tôi… tôi… Nhưng cái gì đó khiến thầy nghẹn ngào, không nói được hết câu… Rồi thầy đứng đó, đầu dựa vào tường, và chẳng nói, giơ tay ra hiệu cho chúng tôi: “Kết thúc rồi… đi đi thôi!”
(Trích Buổi học cuối cùng – An-Phông-Xơ-Đô-Đê)
Câu 1: Đoạn văn đề cập đến nội dung gì?
- A. Buổi học cuối cùng của cậu bé Phrang trước khi chuyển đến ngôi trường mới
- B. tình cảnh lớp học hiện tại
- C. buổi chia tay của lớp
- D. buổi học cuối cùng
Câu 2: Trong đoạn văn trên cậu bé Phrang cảm nhận như thế nào?
- A. choáng váng
- B. lo sợ
- C. giận dữ
- D. bùi ngùi
Câu 3: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
- A. miêu tả
- B. biểu cảm
- C. tự sự
- D. thuyết minh.
Câu 4: Buổi học cuối cùng thuộc thể loại gì?
- A. Tiểu thuyết
- B. Tùy bút
- C. Truyện ngắn
- D. Tản văn
Câu 5: Điều nào nói đúng tâm trạng thầy giáo Ha - men trong buổi hôm đó?
- A. Bình tĩnh và tự tin
- B. Xúc động và nghẹn ngào
- C. Bình thường như những buổi học khác
- D. Tức tối, căm phẫn
Câu 6: Văn bản Buổi học cuối cùng được kể theo ngôi kể thứ mấy?
- A. Ngôi thứ nhất
- B. Ngôi thứ hai
- C. Ngôi thứ ba
- D. Ngôi kể thay đổi linh hoạt
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Nêu thể loại, xuất xứ, PTBĐ và ngôi kể của tác phẩm
Câu 2: (3 điểm) Phân tích ngắn về nhân vật Phrăng.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | D | D | C | D | B | A |
2. Tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (1 điểm) | - Thể loại: Truyện ngắn. - Hoàn cảnh sáng tác: Là một truyện ngắn trong tuyển tập truyện “ Truyện kể ngày thứ hai” - PTBĐ: Tự sự - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất | 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | – Vốn ham chơi và không thích học hành mấy, thế nên thường đến lớp rất trễ, hay lẻn vào lớp những khi lớp ồn ào và thầy giáo thì không để ý. => Ban đầu Phrăng còn lo sợ bị thầy Ha-men đánh đòn vì tội tới muộn. Nhưng khi nhận thức được sự khác lạ của lớp học và nghe lời phát biểu từ tốn của thầy Ha-men trên bục giảng Phrăng choáng váng và giận dữ, bừng tỉnh một sự thật rằng Pháp thua trận => Việc không nhớ được bài cũ đã khiến lòng Phrăng trào lên biết bao cảm xúc hối hận và xấu hổ vì đã không học tiếng Pháp một cách nghiêm túc thay vì ham hố rong chơi. | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,75 điểm 0,75 điểm |
=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Văn bản - Đất nước