Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 9: Văn bản hịch tướng sĩ
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 9: Văn bản hịch tướng sĩ. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: HỊCH TƯỚNG SĨ
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.
Câu 1: Trần Quốc Tuấn nêu gương các trung thần nghĩa sĩ ngay trong phần đầu nhằm mục đích gì?
- A. Ca ngợi các trung thần nghĩa sĩ đã lưu danh sử sách, để lại tiếng thơm muôn đời.
- B. Giáo dục lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ.
- C. Khích lệ, động viên tướng sĩ, nêu cao tỉnh thần ái quốc, quyết tâm đánh thắng quân xâm lược.
- D. Cả ba đáp án trên.
Câu 2: Hình ảnh, từ ngữ sau thể hiện thái độ gì của tác giả: "tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù."
- A. Thái độ khoan nhượng.
- B. Thái độ căm thù quân giặc.
- C. Thể hiện sự quyết tâm.
- D. Thể hiện sự thất vọng đối với binh sĩ.
Câu 3: Tác giả thể hiện giọng điệu thế nào khi bày tỏ lòng trung với chủ, với nước?
- A. Giọng điệu tha thiết.
- B. Giọng điệu đanh thép.
- D. Giọng điệu ngọt ngào.
Câu 4: Những từ ngữ nào dưới đây thể hiện thái độ khinh thường, căm phẫn trước những hành động ngang nhiên của giặc?
- A. Thân dê chó, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn.
- B. Lưỡi cú diêu, thân dê chó, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng.
- C. Lưỡi cú diều, thân dê chó, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn.
- D. Lưỡi cú diều, thân dê chó, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn, nuốt gan uống máu quân thù.
Câu 5: Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để vạch trần bản chất tham lam, hống hách của giặc?
- A. Ẩn dụ, nhân hóa.
- B. Nhân hóa, hoán dụ.
- C. Ẩn dụ, so sánh.
- D. Nhân hóa, so sánh.
Câu 6: "...chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng." Những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên là gì?
- A. Sử dụng ngôn ngữ từ ước lệ giàu hình ảnh có giá trị biểu cảm.
- B. Nghệ thuật phóng đại.
- C. Sử dụng điển cố.
- D. Tất cả các đáp án trên.
II. Tự luận
Câu 1. (2 điểm) Tác giả đã dùng lời kêu gọi nhân dân đứng lên chống giặc ra sao?
Câu 2. (2 điểm) Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua những chi tiết nào? Nhận xét về tinh thần yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua bài Hịch tướng sĩ.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | D | B | A | C | A | D |
2. Tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | Tác giả đã thể hiện lời kêu gọi nhưng đồng thời cũng là mệnh lệnh + Học tập binh thư yếu lược + Vạch ra hai con đường sống – chết; vinh- nhục + Để tướng sĩ thấy rõ và chỉ có thể lựa chọn một con đường: địch hoặc ta → Lập luận sắc bén, rõ ràng, thái độ cương quyết. Bày tỏ gan ruột của một chủ tướng yêu nước. | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua những chi tiết: - Nỗi đau trước cảnh nước mất nhà tan được diễn tả thống thiết: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Uất hận trào dâng đến cực điểm khi tác giả bộc lộ thái độ của mình đối với kẻ thù: chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. - Vị tướng đã tự xác định một tinh thần hi sinh hết mình cho đất nước: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Qua những câu văn chân thành và xúc động, những lời tâm huyết, ruột gan của Trần Quốc Tuấn, ta có thể cảm nhận sâu sắc được tấm lòng yêu nước nồng nàn cùng tinh thần căm thù giặc cực độ của ông. | 0,75 điểm 0,75 điểm 0,5 điểm |
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Bỗng đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ, rồi đến chuông cầu nguyện buổi trưa. Cùng lúc đó, tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ… Thầy Ha-men đứng dậy trên bục, người tái nhợt. Chưa bao giờ tôi cảm thấy lớn lao đến thế. - Các bạn, - thầy nói - hỡi các bạn, tôi… tôi… Nhưng cái gì đó khiến thầy nghẹn ngào, không nói được hết câu… Rồi thầy đứng đó, đầu dựa vào tường, và chẳng nói, giơ tay ra hiệu cho chúng tôi: “Kết thúc rồi… đi đi thôi!”
(Trích Buổi học cuối cùng – An-Phông-Xơ-Đô-Đê)
Câu 1: Đoạn văn đề cập đến nội dung gì?
- A. Buổi học cuối cùng của cậu bé Phrang trước khi chuyển đến ngôi trường mới
- B. tình cảnh lớp học hiện tại
- C. buổi chia tay của lớp
- D. buổi học cuối cùng
Câu 2: Trong đoạn văn trên cậu bé Phrang cảm nhận như thế nào?
- A. choáng váng
- B. lo sợ
- C. giận dữ
- D. bùi ngùi
Câu 3: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
- A. miêu tả
- B. biểu cảm
- C. tự sự
- D. thuyết minh.
Câu 4: Buổi học cuối cùng thuộc thể loại gì?
- A. Tiểu thuyết
- B. Tùy bút
- C. Truyện ngắn
- D. Tản văn
Câu 5: Điều nào nói đúng tâm trạng thầy giáo Ha - men trong buổi hôm đó?
- A. Bình tĩnh và tự tin
- B. Xúc động và nghẹn ngào
- C. Bình thường như những buổi học khác
- D. Tức tối, căm phẫn
Câu 6: Văn bản Buổi học cuối cùng được kể theo ngôi kể thứ mấy?
- A. Ngôi thứ nhất
- B. Ngôi thứ hai
- C. Ngôi thứ ba
- D. Ngôi kể thay đổi linh hoạt
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Nêu thể loại, xuất xứ, PTBĐ và ngôi kể của tác phẩm
Câu 2: (3 điểm) Phân tích ngắn về nhân vật Phrăng.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | D | D | C | D | B | A |
2. Tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (1 điểm) | - Thể loại: Truyện ngắn. - Hoàn cảnh sáng tác: Là một truyện ngắn trong tuyển tập truyện “ Truyện kể ngày thứ hai” - PTBĐ: Tự sự - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất | 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | – Vốn ham chơi và không thích học hành mấy, thế nên thường đến lớp rất trễ, hay lẻn vào lớp những khi lớp ồn ào và thầy giáo thì không để ý. => Ban đầu Phrăng còn lo sợ bị thầy Ha-men đánh đòn vì tội tới muộn. Nhưng khi nhận thức được sự khác lạ của lớp học và nghe lời phát biểu từ tốn của thầy Ha-men trên bục giảng Phrăng choáng váng và giận dữ, bừng tỉnh một sự thật rằng Pháp thua trận => Việc không nhớ được bài cũ đã khiến lòng Phrăng trào lên biết bao cảm xúc hối hận và xấu hổ vì đã không học tiếng Pháp một cách nghiêm túc thay vì ham hố rong chơi. | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,75 điểm 0,75 điểm |
=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Văn bản 1 - Hịch tướng sĩ