Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Văn bản 1 - Hịch tướng sĩ

Giáo án tiết: Văn bản 1 - Hịch tướng sĩ sách ngữ văn 10 chân trời. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của ngữ văn 10 chân trời. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)

Xem video về mẫu Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Văn bản 1 - Hịch tướng sĩ

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 9 :  KHÁT VỌNG ĐỘC LẬP TỰ DO

( VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

...........................................................................................................

Môn: Ngữ văn 10 – Lớp: .......

Số tiết: 11 tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 9

  • Nhận biết được mục đích quan điểm của người viết thông qua các luận điểm , lí lẽ và bằng chứng trong văn bản, nhận biết và phân tích được cách sắp xếp, trình bày luận điểm lí lẽ và bằng chứng của tác giả, vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.
  • Nhận biết và phân tích được bổi cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hóa, xã hội qua văn bản và từ văn bản, nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với quan niệm sống của bản thân.
  • Nhận biết và chỉnh sửa được các lỗi về mạch lạc liên kết trong văn bản.
  • Viết được một bài luận về bản thân
  • Biết thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
  • Biết trân trọng lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

 

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT   : VĂN BẢN 1: HỊCH TƯỚNG SĨ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
  • Nhận biết được mục đích quan điểm của người viết thông qua các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong VB, nhận biết và phân tích được cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả. Vai trò của các yếu tố biểu cảm trong VB nghị luận.
  • Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hóa, xã hội qua văn bản từ văn bản.
  • Nêu được ý nghĩa hay tác động của VB
  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực riêng

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Hịch tướng sĩ

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Hịch tướng sĩ - - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. 3. Phẩm chất

- Sống có khát vọng, có hoài bão và thể hiện lòng tự hào dân tộc

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

-    Giáo án

-    Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

-    Tranh ảnh về Trần Quốc Tuấn

-    Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

-    Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.         TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho Hs, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Hịch tướng sĩ
  3. Nội dung: GV cho HS xem 1 đoạn video clip giới thiệu về tác giả Trần Quốc Tuấn và 3 lần chiến thắng quân Nguyên - Mông và đặt câu hỏi gợi mở vấn đề
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và đáp án về tìm hiểu tác giả Trần Quốc Tuấn và hào khí Đông A.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-    GV đặt câu hỏi gợi mở: Em đã từng đọc hay tìm hiểu về anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn và chiến thắng 3 lần quân Nguyên Mông của quân dân nhà Trần chưa? Hãy chia sẻ một số điều em biết cho cả lớp cùng nghe?

-    GV mở đoạn video về cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-    HS chơi trò chơi nhìn vào hình ảnh, đoán tên và các nhận vật trong ảnh

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

-    GV mời một số HS trả lời từng hình ảnh

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

-    GV nhận xét đánh giá

-    GV dẫn dắt vào bài: Lịch sử Việt Nam được viết bằng máu và nước mắt của biết bao nhiêu thế hệ. Trong suốt chiều dài lịch sử hào hùng và đẫm màu bi tráng đó, chúng ta không thể không kể đến 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông của quân dân nhà Trần dưới sự lãnh đạo của vị tướng tài ba Trần Quốc Tuấn. Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân dân lúc bấy giờ, Trần Quốc Tuấn đã thảo Hịch tướng sĩ. Trải qua thăng trầm của lịch sử áng hịch vẫn trở thành một áng nghị luận mẫu mực. Hãy cùng tìm hiểu về bài Hịch qua bài học ngày hôm nay. Bài 1 – Tiết 1 – Hịch Tướng sĩ.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Hịch tướng sĩ
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Hịch tướng sĩ
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Hịch tướng sĩ
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

              DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS

-     GV mời HS dựa vào nội dung chuẩn bị ở nhà:

+ Trình bày hiểu biết của em về tác giả Trần Quốc Tuấn?

+ Bài Hịch ra đời trong hoàn cảnh nào?

+ Bài Hịch có mấy phần? Ý nghĩa từng phần?

-   Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

- GV bổ sung:

Khi biết tra quân Nguyên lâm le xảm lược nước ta lần thứ 2, vua Trần giao cho Trần Quốc Tuấn chức Tiết chế thông lĩnh chư quân (Tông chỉ huy quản đội). Gần một năm trời Trân Quốc Tuần nghiên cứu binh pháp, bố trí lực lượng, chuẩn bị đánh giặc. Ông soạn Hịch tưởng sĩ để động viên tính thân chiến đầu của tướng sĩ. Bài Hịch tướng sĩ được viết trước cuộc kháng

chiến chóng quân Mông -Nguyên lần thứ hai và được công bô vào tháng 9/1284 tại  cuộc duyệt binh ở bến Đông Thăng Long.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về khái niệm đặc điểm của Hịch

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-       GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã học ở nhà:

+ Hãy trình bày khái niệm về thể loại Hịch

+ Hịch có đặc điểm gì?

+ So sánh sự giống và khác nhau giữa Hịch và Cáo?

-   Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

I.    Tìm hiểu chung

1.   Tác giả

-       Trần Quốc Tuấn hay còn gọi là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1231 – 1300)  là một danh tiếng đời Trần có công lớn trong ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông.

-       Trần Quốc Tuấn là một trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Sau khi lui về Vạn Kiếp ông mất năm 1300.  

-       Ông được dân gian phong Thánh và lập đền thờ ở rất nhiều nơi

-       Một số tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến như: Binh thư yếu lược,  Vạn kiếp tông bí truyền thư.

2.   Tác phẩm

-       Hịch tướng sĩ hay còn có tên gọi khác là Dụ chư tì tướng hịch văn được ông viết vào năm 1285 trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần 2.

-       Bố cục : 4 phần

+ Phần 1: Từ đầu cho đến còn lưu tiếng tốt: Nếu những tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.

+ Phần 2: Tiếp theo đến ta cũng vui lòng:  Lột tả sự ngang ngược và tội ác của kẻ thù đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.

+ Phần 3:  tiếp đến không muốn vui vẻ phỏng có được không?: Phân tích phải trái làm rõ đúng sai

+ Phần 4: Còn lại : Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.   Hịch

a. Khái niệm

- Hịch là một thể loại văn thư cổ mà các tướng lĩnh, vua chúa hoặc người thủ lĩnh của một tổ chức, một phong trào dùng để kêu gọi cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.

- Hịch thường được viết theo lối văn tứ lục, cũng có khi viết bằng văn xuôi, hay thơ lục bát.

- So sánh điểm giống và khác nhau giữa Hịch và Cáo:

 

Hịch

Cáo

Giống nhau

-  Là thể loại văn nghị luận cổ

-  Do Vua chúa hoặc thủ lĩnh một phong trào viết nên

-  Cùng một mục đích ban bố công khai, kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.

-  Thường được viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc biền ngẫu.

Khác nhau

-        Do Vua Chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ vũ, thuyết phục kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài

-  Dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD BÀI 1: TẠO LẬP THẾ GIỚI (THẦN THOẠI)

Giáo án ngữ văn 10 chân trời bài 1: Thần trụ trời (Thần thoại Việt Nam)
Giáo án ngữ văn 10 chân trời bài 1: Ôn tập

GIÁO ÁN WORD BÀI 2: SỐNG CÙNG KÍ ỨC CỦA CỘNG ĐỒNG (SỬ THI)

GIÁO ÁN WORD BÀI 3: GIAO CẢM VỚI THIÊN NHIÊN (THƠ)

Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Ôn tập bài 3 - Giao cảm với thiên nhiên

GIÁO ÁN WORD BÀI 4: NHỮNG DI SẢN VĂN HÓA (VĂN BẢN THÔNG TIN)

Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Ôn tập bài 4 - Những di sản văn hóa

GIÁO ÁN WORD BÀI 5: NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG (CHÈO/TUỒNG)

Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I

GIÁO ÁN WORD BÀI 6: NÂNG NIU KỈ NIỆM (THƠ)

Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Ôn tập bài 6 - Nâng niu kỉ niệm

GIÁO ÁN WORD BÀI 7: ANH HÙNG VÀ NGHỆ SĨ (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN- TÁC GIẢ NGUYỄN TRÃI)

GIÁO ÁN WORD BÀI 8: ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI (TRUYỆN)

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 1: TẠO LẬP THẾ GIỚI (THẦN THOẠI)

Giáo án điện tử ngữ văn 10 chân trời tiết: Văn bản 2 - Prô-mê-tê và loài người
Giáo án điện tử ngữ văn 10 chân trời tiết: Ôn tập bài 1- Tạo lập thế giới

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 2: SỐNG CÙNG KÍ ỨC CỦA CỘNG ĐỒNG (SỬ THI)

Giáo án điện tử ngữ văn 10 chân trời tiết: Ôn tập bài 3

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 4: NHỮNG DI SẢN VĂN HÓA (VĂN BẢN THÔNG TIN)

Giáo án điện tử ngữ văn 10 chân trời tiết: Ôn tập bài 4

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 5: NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG (CHÈO/TUỒNG)

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 6: NÂNG NIU KỈ NIỆM (THƠ)

Giáo án điện tử ngữ văn 10 chân trời tiết: Ôn tập trang 28

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 7: ANH HÙNG VÀ NGHỆ SĨ (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN- TÁC GIẢ NGUYỄN TRÃI)

Giáo án điện tử ngữ văn 10 chân trời tiết: Ôn tập trang 58

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 8: ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI (TRUYỆN)

Chat hỗ trợ
Chat ngay