Đề kiểm tra cuối kì 2 hóa học 6 cánh diều

Ma trận đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 2 môn hóc học 6 cánh diều Cấu trúc của đề thi gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu gôm nhiều đề để giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề thi toán 6 cánh diều này giúp ích được cho thầy cô.

Click vào ảnh dưới đây để xem rõ

Đề kiểm tra cuối kì 2 hóa học 6 cánh diều
Đề kiểm tra cuối kì 2 hóa học 6 cánh diều
Đề kiểm tra cuối kì 2 hóa học 6 cánh diều
Đề kiểm tra cuối kì 2 hóa học 6 cánh diều
Đề kiểm tra cuối kì 2 hóa học 6 cánh diều
Đề kiểm tra cuối kì 2 hóa học 6 cánh diều
Đề kiểm tra cuối kì 2 hóa học 6 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


 PHÒNG GD & ĐT ……..                                                            Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2: ...........................                                                     ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Hóa học 6 – Cánh diều

 

Họ và tên: …………………………………………………. Lớp:………………..

Số báo danh:………………………………………………Phòng KT:…………..

Mã phách

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?

  1. Sodium chioride.
  2. Nước khoáng.
  3. Gỗ.
  4. Nước biển

Câu 2. Để tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước cần các dụng cụ:

  1. Đũa thủy tinh, bình tam giác, giấy lọc, phễu lọc.
  2. Đèn cồn, bát sứ, kiềng đun.
  3. Phễu lọc, đũa thủy tinh, bình tam giác, phễu chiết.
  4. Phễu chiết, giá đỡ, bình tam giác.

Câu 3. Khi cho bột sắn dây vào nước và khuấy đều, ta thu được

  1. Dung dịch.
  2. Dung môi.
  3. Huyền phù.
  4. Nhũ tương.

Câu 4. Để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng các cách lọc, cô cạn, chiết dựa trên:

  1. Sự giống nhau về tính hóa học của các chất.
  2. Sự giống nhau về tính chất vật lí của các chất.
  3. Sự khác nhau về tính chất vật lí của các chất.
  4. Sự khác nhau về tính chất hóa học của các chất.

Câu 5. Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?

  1. Hỗn hợp nước đường.
  2. Hỗn hợp nước muối,
  3. Hỗn hợp nước và rượu.
  4. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều.

Câu 6. Kết luận đúng về bốn hỗn hợp khi lắc đều (1), (2), (3) và (4) là:

  1. (1), (2), (4) là huyền phù.
  2. (2), (3), (4) là huyền phù.
  3. (1), (2), (3) là huyền phù.
  4. (1), (2), (4) không phải là huyền phù.

Câu 7. Khí nitrogen và khí oxygen là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ xuống dưới - 960C để hóa lỏng không khí, sau đó nâng nhiệt độ đến dưới -1830C. Khi đó, nitrogen bay ra và còn lại là oxygen dạng lỏng. Phương pháp tách khí nitrogen và khí oxygen ra khỏi không khí như trên được gọi là

  1. Phương pháp lọc.
  2. Phương pháp chiết.
  3. Phương pháp chưng phân đoạn.
  4. Phương pháp cô cạn.

Câu 8. Một hỗn hợp gồm nước có lẫn lưu huỳnh (sulfur). Dựa trên tính chất nào của lưu huỳnh để tách nó ra khỏi nước?

  1. Lưu huỳnh màu vàng
  2. Lưu huỳnh giòn
  3. Lưu huỳnh không tan trong nước, không thấm nước
  4. Cả A, B, C đều sai
  5. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. (2.5 điểm)

  1. a) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến lượng chất rắn hoà tan trong nước? Cho ví dụ?
  2. b) Cho các quá trình: Nước đá nóng chảy, nước đang sôi, cây nến nóng chảy, đun sôi dầu hoả. Quá trình nào có sự thay đổi nhiệt độ?

Câu 2. (2.5 điểm)

  1. a) Thế nào là phương pháp cô cạn? Cho hai ví dụ?
  2. b) Để tách chất ra khỏi các hỗn hợp sau đây, người ta thường sử dụng phương pháp nào?

    - Tách bột sắt ra khỏi hỗn hợp bột mì có lẫn bột sắt.

    - Tách dầu vừng ra khỏi hỗn hợp của nó với nước.

    -Tách muối ăn từ dung dịch muối ăn và nước.

Câu 3. (1 điểm)

Gia đình bạn H đang sử dụng nước giếng khoan để sinh hoạt. Khi chưa có máy lọc nước thì sau một thời gian dùng, ở thanh đốt của bình nóng lạnh thấy xuất hiện nhiều cặn trắng bám vào. Hãy cho biết:

  1. Nước giếng khoan có phải nước tinh khiết không?
  2. Tại sao khi nhà H dùng máy lọc nước rồi mới sử dụng bình nóng lạnh thì thanh đốt ít bị đóng cặn hơn?

BÀI LÀM

.............................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2021 – 2022)

MÔN ...............LỚP ........

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4.0 điểm)

-  Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án đúng

A

D

C

C

D

A

C

C

 

  1. PHẦN TỰ LUẬN: ( 6.0 điểm)

 

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

 

Câu 1

(2.5 điểm)

a.

- Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hoà tan trong nước: nhiệt độ, tỉ lệ chất rắn và nước.

- Ví dụ:

+ Hòa tan đường trong nước nóng, thấy đường tan nhanh hơn nhiều so với khi hòa tan đường trong cốc nước lạnh.

+ Muối tinh thường tan trong nước nhanh hơn muối hạt.

=> Người ta thường khuấy hoặc nghiền nhỏ chất rắn trước khi hoà tan.

b.

- Các chất tinh khiết có những tính chất xác định như nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy,…

- Trong các quá trình trên, nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của nước là xác định nên quá trình nước đá nóng chảy và nước đang sôi không có sự thay đổi nhiệt độ.

- Ngược lại, nến và dầu hoả không phải chất tinh khiết, không có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy xác định nên có xuất hiện sự thay đổi nhiệt độ.

 

0.5 điểm

 

0.5 điểm

 

 

 

 

 

0.5 điểm

 

0.5 điểm

 

 

0.5 điểm

Câu 2

(2.5 điểm)

a.

- Cô cạn là phương pháp dùng để tách các chất rắn tan, khó bay hơi, bền với nhiệt độ cao ra khỏi dung dịch của nó.

- Ví dụ:

+ Tách muối ăn từ nước muối: đun nóng dung dịch muối ăn cho đến khi nước bay hơi hết, còn lại là muối. Người làm muối cũng biết tận dụng nắng, gió để nước bay hơi, thu được muối ăn.

+ Tách các chất tan rắn ra khỏi dung dịch hoặc huyền phù bằng cách làm dung môi bay hơi, thu được chất rắn còn lại.

b.

- Tách bột sắt ra khỏi hỗn hợp bột mì có lẫn bột sắt: dùng nam châm hút bột sắt ra khỏi hỗn hợp.

- Tách dầu vừng ra khỏi hỗn hợp của nó với nước: dùng phương pháp chiết.

- Tách muối ăn từ dung dịch muối ăn và nước: dùng phương pháp cô cạn.

 

0.5 điểm

 

 

0.25 điểm

 

 

0.25 điểm

 

 

0.5 điểm

 

0.5 điểm

 

0.5 điểm

Câu 3

(1 điểm)

a. Nước giếng khoan không phải là nước tinh khiết vì ngoài nước, nó còn chứa nhiều tạp chất khác như chất khoáng, nitrat,…

b. Khi nhà H dùng máy lọc nước rồi mới sử dụng bình nóng lạnh thì thanh đốt ít bị đóng cặn hơn vì máy lọc đã loại bỏ bớt các tạp chất có trong nước giếng khoan.

0.5 điểm

 

0.5 điểm

 

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN .........

NĂM HỌC: 2021-2022

 

     

          CẤP  ĐỘ

 

 

Tên chủ đề

 

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

 

 

VẬN DỤNG CAO

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch

 

 

 

 

 

 

 

 

Số câu : 6

Số điểm: 5.5

Tỉ lệ: 55%

- Nhận biết chất tinh khiết

- Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hoà tan trong nước và cho ví dụ

- Hiểu được điều xảy ra khi cho bột sắn dây vào nước và khuấy đều

- Hiểu được hỗn hợp không được coi là dung dịch

 

- Vận dụng khiến thức về hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch để kết luận đúng về bốn hỗn hợp khi lắc đều

- Vận dụng khiến thức về hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch để nêu quá trình có sự thay đổi nhiệt độ

 

 - Vận dụng kiến thức về hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch để giải quyết vấn đề về nước giếng khoan

Số câu: 1

Số điểm:0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 0.5

Số điểm:1.0

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 2

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

Số câu: 1

Sốđiểm:0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 0.5

Số điểm:1.5

Tỉ lệ: 15%

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Tách chất ra khỏi hỗn hợp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số câu : 5

Số điểm: 4.5

Tỉ lệ: 45%

- Nhận biết dụng cụ để tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước

- Đưa ra phương pháp cô cạn và nêu ví dụ

- Hiểu được tính chất để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng các cách lọc, cô cạn, chiết

- Biết phương pháp để tách các chất: bột sắt, dầu vừng, muối ăn

- Nêu phương pháp tách khí nitrogen và khí oxygen ra khỏi không khí

- Nêu tính chất của lưu huỳnh để tách nó ra khỏi nước

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm:0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 0.5

Số điểm:1.0

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

 Số câu: 0.5

Số điểm:1.5

Tỉ lệ: 15%

Số câu: 2

Sốđiểm:1.0

Tỉ lệ: 10%

 

 

 

Tổng số câu: 11

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

 

 

3 câu

3.0 điểm

30%

 

3.5 câu

3.0 điểm

30%

 

3.5 câu

3.0 điểm

30%

 

1 câu

1.0 điểm

10%


Tài liệu liên quan

Tài liệu khác môn Khoa học tự nhiên 6

Chat hỗ trợ
Chat ngay